K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài thơ "Nhớ rừng" được Thế lữ viết qua lời một con hổ. 

Bài thơ có dòng đề là "lời con hổ ở vườn bách thú". Điều đó giúp ta hiểu rằng: dòng đề vừa giúp che mắt bộ máy kiểm duyệt khắt khe của chính quyenf thực dân vừa để thỏa lòng bày tỏ nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường , giả dối và niềm khát khao tự do mãnh liệt.

Thông qua tâm sự nhân vật trữ tình- con hổ, tác giả đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nguwoif dân mất nước lúc đó. 

23 tháng 4 2023

Các cậu lấy trên mạng một bài giống như tựa đề cũng được ạ;-;. 

T mần đến đề 8 r , h trân ms lên hc24 hỏi đề 1. Lạyyyy

 

30 tháng 3 2019

Niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt vừa được thể hiện trực tiếp vừa được thể hiện gián tiếp trong tác phẩm:
- Nhớ rừng của Thế Lữ khát vọng cuộc sống tự do ấy bày tỏ kín đáo mà mạnh mẽ qua tâm trạng con hổ nhớ rừng. Con hổ đang nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Nó vô cùng cay đắng và căm uất:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
đó là nỗi uất hận của hùm thiêng khi đã sa cơ phải chịu nhục nhằn, tù hãm, phải sống trong cảnh tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Cảnh vườn bách thú tù túng đó phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được nhà thơ cảm nhận? Không thế sao bài thơ gây ấn tượng mạnh với độc giả đương thời đến thế ! Và Thế Lữ đâu hoài công nói về một con hổ. Con hổ sống trong cảnh giam cầm tù hãm đó nhớ tiếc đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Những ngày xưa là cả một quá khứ huy hoàng. Hổ sống tự do giữa giang sơn của mình với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu: gió goà ngàn, nguồn hét núi, vờn bang âm thầm lá gai cỏ sắc. Trong quá khứ đã qua ấy, nó được tự do tận hưỡng cảnh sống khi thì thơ mộng: những đêm vàng bên bờ suối… đứng say mồi uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã , tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, khi thì mãnh liệt và dữ dội: những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những chiều lênh láng máu sau rừng. Nhưng tất cả đã qua, đã không còn:
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
Tiếng than đầy u uất, đầy đau đớn có phải chăng chỉ là của con hổ? Không! Nó chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của Thế Lữ, của những người yêu nước đương thời. Con hổ càng căm ghét cảnh sống thực tại, càng nhứ tiếc da diết quá khứ thì càng khat khao trở lại rừng xưa:
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Khát vọng trở lại rừng xưa của con hổ cũng là kháy vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tọc trong những năm tháng nô lệ.

P/S : Mk tìm được bài này nhưng ko biết có đúng k nữa.

3 tháng 4 2020

1.Khát vọng tự do và lòng yêu nước trong bài thơ Nhớ rừng được tác giả Thế Lữ thể hiện tinh tế qua hình ảnh con hổ - đại diện cho những người dân mất nước lúc bấy giờ. Đó cũng là lý do vì sao có thể nói rằng Nhớ rừng thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ nhé.

2.

Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.

Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

Sự trượt dốc của nền Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ. Ông đồ của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên. Khi mà chữ nghĩa thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phố, đã trở thành một món hàng… con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phố đông người qua”. Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, như một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong từng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền – một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất?

Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “Mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “Lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc:

#tham khảo #

học tốt <3

29 tháng 1 2023

Bạn đưa bài thơ lên nữa nhé.

10 tháng 2 2021

mong mọi ng trả lời nhanh ạ

 

10 tháng 2 2021

Tinh thần yêu nước của nhân dân VN chính là truyền thống quý báu từ bao đời nay. Đặc biệt hơn, đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng với tổ tiên ta ngày trước. Thật vậy, truyền thống yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, toàn thể người dân VN ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy. Bằng những việc làm thiết thực cũng như một lòng hướng về tổ quốc được thể hiện qua những hoạt động mang tầm vóc quốc gia, người VN đều nhất quán đi theo đường lối của Đảng và nhà nước đề ra cũng như phụng sự cho tổ quốc, thể hiện được tình yêu nước của mình. Trong đó, ta phải đặc biệt kể đến biểu hiện yêu nước tích cực của thế hệ trẻ ngày nay. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Chao ôi, việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,... 

 

Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn là thứ quý báu nhất, là điều đáng tự hào nhất của dân tộc và còn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ông cha ta luôn có câu '' Quê là mỗi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi, Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người ''. Nhân dân ta luôn lấy đó làm cách sống của mình để sống thật tốt, thật đẹp. Chính vì thế mà thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm hơn với đất nước. '' Đừng tìm ở đâu xa nước để yêu vì nước đang cần yêu đã ở gần ngay chúng ta rồi '' và hãy yêu nước, yêu bằng chính tâm hồn, yêu như chính người mẹ đẻ, yêu như đó chính là bản thân mình. Ngày xưa, nước ta luôn bị giặc ngoại xâm có mưu kế muốn xâm chiếm nhưng những tư tưởng xấu xa ấy đã được toàn dân ta dập tắt bằng lòng yêu nước cháy bỏng trong chính bản thân mình. Chúng ta có thể sẵn sàng hi sinh, ra chiến trường như một dũng sĩ để đánh bại những kẻ có mưu đồ cướp nước và bán nước. Thật oai linh, thật hùng vĩ ! Và có những người hiện nay đang góp công cho chiến tranh với một kẻ thù vô hình là lũ virus Covid-19. Chúng lộng hành khắp thế giới, đảo lộn cuộc sống và mọi thứ quanh ta. Nhưng không vì thế mà tinh thần yêu nước lại bị lãng quên mà nó còn nồng nàn, tha thiết hơn bao giờ hết. Nói tóm lại, nhân dân ta lúc nào cũng yêu nước nhưng có điều không phải ở đâu, thời gian nào cũng được thể hiện ra bên ngoài.

 

Mình có thấy 2 bài này, bạn dựa ý vào đây rồi tự làm thành đoạn văn của chính bạn nha!

 

 
Câu 1: a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì? b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”. b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì...
Đọc tiếp
Câu 1: a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì? b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”. b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc? c. Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Câu 3: a. Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Phân tích cái hay của câu thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. b. Mạch cảm xúc của bài thơ “Quê hương” được thể hiện như thế nào? Câu 4: a. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ? b. Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc? c. Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu bài thơ “Khi con tu hú”. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó? d. Chỉ ra tâm trạng người tù (người chiến sĩ) được thể hiện qua 4 câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” ? Câu 5: a. Nêu nội dung đặc sắc của bài thơ “ Tức cảnh Bắc Pó”? b. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? c. Cuộc sống của Bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu thơ đầu của bài thơ? d. Cái “sang” của cuộc đời Cách mạng được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? Phần Tiếng Việt: Câu 1: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào? Câu 2: Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng : - Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ? ( Phạm Duy Tốn ) c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi : - Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ? ( Em Bé Thông Minh ) d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi : - Sao cô biết mợ con có con ? ( Nguyên Hồng ) Câu 3: Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến? Câu 4: Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau : a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo : - Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp . ( Sọ Dừa ) b . Vua rất thích thú vội ra lệnh : - Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá . [ ... ] Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn : - Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý ! [ ... ] Vua quống quýt kêu lên : - Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! ( Cây Bút Thần ) Câu 5: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì? a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy. b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con. c- Ồ, hoa nở đẹp quá! d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau. e- Bạn cho mình mượn cây bút đi. f- Chúng ta về thôi các bạn ơi. g- Lấy giấy ra làm kiểm tra! h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ. Câu 6: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau: a, Cậu nên đi học đi. b, Đừng nói chuyện! c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. d, Cầm lấy tay tôi này! e, Đừng khóc. Phần Tập làm văn Câu 1: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM giới thiệu một danh lam thắng cảnh? b. Dàn bài TM về một danh lam thắng cảnh? c. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý)? Câu 2: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM một trò chơi? b. Dàn bài TM một trò chơi? c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: Chi chi chành chành. Câu 3: a. Nêu yêu cầu của BVăn TM một món ăn dân tộc? b. Dàn bài TM một món ăn dân tộc? c. Giới thiệu một món ăn dân tộc: Chả cá Hà Nội.
0
4 tháng 10 2017

Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” là một lựa chọn rất khéo léo và phù hợp để giúp tác giả thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của mình.

- Qua hình ảnh con hổ - vị chúa sơn lâm bị giam cầm trong vườn bách thú, nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ. Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nhân dân.

- Trong thời điểm khi tác giả sáng tác bài thơ, các tác phẩm văn nghệ gặp phải sự kiểm soát rất ngặt nghèo của thực dân. Vì vậy, việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” sẽ giúp tác giả có thể hiện một cách kín đáo, bóng bẩy những tâm sự của mình.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0