K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quangcảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túplều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, nhữngđống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyềnbuôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có...
Đọc tiếp

“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang
cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp
lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những
đống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền
buôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng
xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ được sản xuất loại
than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng- sông
chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại,
bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu
địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật
dụng cần thiết, đến bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà
không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi,
những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các
giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo,
hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.”
(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 4. Em thấy đoạn văn này giống và khác với ba đoạn văn đầu trong văn bản (về đối
tượng và cách thức miêu tả) như thế nào? Vì sao người dân Cà Mau còn đặt tên cho “chợ
Năm Căn” là “chợ nổi Năm Căn”?

0
Cho đoạn văn sau : "Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông , ồn ào , đông vui , tấp nập.Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biến thuộc tỉnh Bạc Liêu , với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng , những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ , những cột đáy , thuyền chài , thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng ....Nhưng Năm Căn...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

"Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông , ồn ào , đông vui , tấp nập.Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biến thuộc tỉnh Bạc Liêu , với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng , những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ , những cột đáy , thuyền chài , thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng ....Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn " anh chị rừng xanh " đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc ".

1.Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2.Nội dung của đoạn trích trên là ai ?

3.Chỉ ra một hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên ? Hình ảnh so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào ?

4.Việc lặp lại nhiều lần từ "những" có tác dụng như thế nào ?

5.Văn bản có chứa đoạn trích trên đã miêu tả vẻ đẹp của chợ Năm Căn.Viết một đoạn văn (8-10) câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của chợ Năm Căn.Trong đoạn có sử dụng một hình ảnh so sánh ( gạch chân và ghi chú rõ )

1
10 tháng 2 2020

1:

- Đoạn văn trên trích từ văn bản "Sông nước Cà Mau"

- Tác giả: Đoàn Giỏi

2:

- Nội dung chính của đoạn trích là: Miêu tả cợ Năm Căn

3:

- những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ

=> Kiểu so sánh ngang bằng

4: Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh về sự trù phú của chợ Năm Căn

5:

Chợ Năm Căn mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ân hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 1. Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? 2. Văn bản chứa đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể? 3. Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? 4. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo của những hình ảnh so sánh vừa tìm được? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau – vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một hình ảnh so sánh (Gạch chân và chú thích) Bài 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu sau: 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 2. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh)

0
8 tháng 3 2021

Lần sau em ghi rõ đoạn văn ra nhé!!

a, 

Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi

b, 

Các từ trên thuộc loại từ: tính từ

Các từ đó biểu thị sự đông đúc, nhiều người đi đến của chợ Năm Căn

Vì không có đoạn văn nên tạm thời chị chỉ làm được đến đây!!

 

Các bạn làm giúp mình nha bài 1: Đọc kỹ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào,đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng , những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những...
Đọc tiếp

Các bạn làm giúp mình nha

bài 1: Đọc kỹ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào,đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng , những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh "đừng kêu hãnh Phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. "

1. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

2. Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn và điền chúng vào mô hình cấu tạo của cụm danh từ.

Hết


1
11 tháng 3 2020

1. Nội dung :

- Đoạn văn đã cho thấy Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước.

2. Cụm danh từ :

- Chờ Năm Căn

- Bạc Liêu

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
12 tháng 1 2018

a.Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

b.Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".

Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNĐọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắc đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hưong Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Vượt thác, Võ Quảng)
Câu 1. Cho biết xuất xứ và thể loại của văn bản chứa đoạn trích.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Giải nghĩa từ “rập ràng”.
Câu 4. Tìm những hình ảnh so sánh về dượng Hương Thư và cho biết tác dụng của những hình ảnh so sánh đó?
Câu 5. Với những quan sát tinh tế, nhà văn đã đem đến cho người đọc một hình ảnh đẹp về người lao động trên sông nước mà ta vẫn gặp trong cuộc sống đời thường. Vượt thác không chỉ là vượt qua thác nước khó khăn, nguy hiểm mà là còn là vượt qua những thử thách cuộc đời. Theo em, để vượt qua những thử thách ấy, con người cần có những phẩm chất nào?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) cảm nhận về vẻ đẹp của dượng Hương Thư trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép so sánh ( Gạch chân, chú thích )

2
5 tháng 4 2020

Câu 1: 

Xuất xứ: Quê nội. Thể loại: Truyện ngắn.

Câu 2: 

Nội dung chính:  Đoạn văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Câu 3: 

Từ rập ràng trong đoạn văn có ý nghĩa là : nhịp nhàng, nhanh và rất đều, uyển chuyển.

Câu 4: 

Câu so sánh là: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Son oai linh hùng vĩ. 

Tác dụng: Các hình ảnh trên giúp em cảm nhận được hình ảnh của một con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách thông qua  vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chât, tư thế của nhân vật dượng Hương Thư.

Câu 5: 

Theo em, để vượt qua thử thách, con người cần có nghị lực, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống, không nản lòng gục ngã.

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
 

5 tháng 4 2020

Câu 5 chỉ đến gục ngã thôi nhé còn chỗ "Trong văn bản..." là viết văn nhé