K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2020

 Ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân là một người nông dân yêu làng, yêu nước da diết. Ông vốn là dân ngụ cư, rời làng đi nơi khác sinh sống. Chính vì thế ông luôn yêu thương và tự hào về truyền thống đánh giặc của làng. Nhưng một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây mất rồi. Lúc này đây niềm tin trong ông tan vỡ, ông đau đớn và xót xa vô cùng. Trước kia cứ ai nhắc đến làng mình là ông tự hào lắm ấy vậy mà nay vận đổi sao rời, không không dám rời khỏi nhà chỉ sợ lại nghe người ta phỉ nhổ làng ông. Lúc này đây trong ông có sự đấu tranh mạnh mẽ và ông đã quyết tâm theo Đảng, theo Bác Hồ: "làng thì yêu thật. Nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Ở đây ta thấy tình yêu đất nước của ông Hai đã vượt lên tình yêu làng quê. Ông yêu làng là thật nhưng trên tất cả ông vẫn đứng về lẽ phải, đứng về phía cách mạng. Và đến khi nghe tin làng được cải chính dù nhà mình bị đốt hết ông vẫn vui vẻ chạy lăng xăng đi khoe mọi người ra vẻ tự hào lắm. Hóa ra ông vẫn còn yêu làng ông đến vậy. Làng chợ Dầu của ông không theo Tây, làng Chợ Dầu của ông vẫn đi đầu trong cuộc kháng chiến chống giặc. Và tình yêu làng của ông Hai vẫn nồng nàn da diết như ngày nào.

   @ Hc tốt nha cj ( nếu sai thì cho e xin lỗi ..... )

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
 
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây ”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
 
Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…
 
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.
 
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn…
 
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .
 
May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
 
Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
 
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

17 tháng 12 2020

Gợi ý nhé: Trong "Làng'' chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe làng bị đốt nhẵn .Mới đọc chi tiết này ta tưởng như vô lý bởi vì một căn nhà là cả một tài sản quá lớn.Hơn thế nữa nó còn gắn với biết bao kỉ niêmk thiêng liêng của mỗi con người.Mất bó ai mà không xót xa đau đớn?Thế nhưng ông Hai lại có cử chỉ "múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng,sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường.nếu đặt mình trong hoàn cảnh ông Hai và làng chợ Dầu đang mang hai tiếng "Việt gian" và ông Hai đang ở tâm trạng đau khổ như thế nào mới thấy được sự sung sướng của ông Hai là có lí.ông không vui sươbgs sao được khi nhà ông bị Tây đót là bằng chứng hùng hồn rằng làng Chợ Dầu của ông vẫn theo kháng chiến,theo cách mạng.Đó là một làng quê anh hùng đứng dậy chống thực dân Pháp.chắc hẳn mất nhà ông hai vẫn đau lắm chứ,xót xa lắm chứ.Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được,song danh dự của làng đâu có dễ lấy lại?ông quên mất sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp,sức mạnh chung của làng quê đất nước.Có thể thấy niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của làng Chợ Dầu.Thế mới biết ông Hai yêu làng thiết tha đến chừng nào1Tình yêu làng quê được mử rộng,hòa quyện trong tình yêu tổ qiốc thật dâu nặng và thiêng liêng.

19 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trong học tập, tự học là một yếu tố cần thiết làm nên thành công. Mỗi người trong chúng ta có lẽ đã nghe nhiều về hai từ tự học. Tự học là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện kỹ năng, nhận thức. Tự học là chủ động, tự giác tìm hiểu, trau dồi kiến thức, hình thành kỹ năng cho bản thân mà có thể không cần nhờ người khác. Như vậy, tự học trong học tập là rất quan trọng. Vì sao vậy? Bởi kiến thức là bao la, vô tận đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự chủ động khám phá, tìm kiếm, không phải lúc nào cũng dựa dẫm, ỷ lại. Cuộc sống bao điều phong phú, mới lạ, chúng ta phải tự tạo lập cho mình một cách thức để khám phá mà không thể mãi đi theo lối mòn của mọi người được. Tự học là điều cần có và nên có ở mỗi người. Không chỉ dừng lại ở đó, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không phải chờ đợi sự giải đáp thắc mắc từ một người nào, chúng ta hoàn toàn bằng khả năng của bản thân có thể tự mày mò. Nó khiến bộ não của chúng ta tư duy, dần dần trở thành một thói quen tốt, không thụ động trong việc khám phá tri thức. Từ đó tự học bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học cũng chính là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và đạt được thành công. Ai trong chúng ta chắc đều biết tới cậu bé Đỗ Nhật Nam, nhờ tinh thần tự học, tự mày mò, tìm hiểu những điều mới lạ, cậu học sinh nhỏ tuổi đã trở thành nhà dịch giả nhỏ tuổi nhất của Việt Nam, được bạn bè trong nước và quốc tế thán phục, ngưỡng mộ. Học sinh có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

19 tháng 11 2021

Cảm ơn bn nhahihi

 

6 tháng 1 2022

Khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chắc hẳn ai cũng nhận định rằng Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm thật sâu nặng đối với người cha của mình. Thu quả là thật bướng khi nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha cho dù ông đã dành trọn hết tình cảm cho Thu sau 8 năm ròng xa cách. Cũng phải thôi vì từ khi sinh ra đã bao giờ em được biết đến cha, đã bao giờ em được cha chở che, âu yếm. Có lẽ vì khoảng cách giữa tình cha con trong những tháng ngày bom đạn quá xa vời nên Thu tỏ ra thật thờ ơ và lạnh nhạt trước mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho mình. Thu nào có hay biết những tháng ngày nơi chiến khu cha em đã nhớ về em và mong đứa con thơ cất lên gọi mình một tiếng ba, Thu nào có hay biết tâm trạng cha đau khổ bao nhiêu khi người con yêu thương, bé bỏng của mình lại thốt lên gọi mình bằng hai tiếng”người ta”, ôi sao nghe xa lạ quá. Không những thế Thu còn đành lòng hất đổ cái trứng cá to vàng mà cha gắp cho mình. Bị cha đánh nhưng Thu không hề khóc mà lẳng lặng gắp trứng cá bỏ vào chén rồi chạy sang nhà ngoại. Hôm sau biết tin ông Sáu trở về đơn vị, Thu đã khóc, em khóc nhiều lắm. Em khóc vì em đã biết ông Sáu là cha, em đã biết em đã bỏ qua tình cảm thiêng liêng giữa em và cha mà suốt 8 năm nay em hằng mong ước. Em hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, dang hai chân câu chặt lấy ba sao cảm động và thiêng liêng quá. Các bạn thấy đấy nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không những là một đứa bé cứng cỏi, ngang ngạnh mà còn là một cô bé có một tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với người cha của mình.

5 tháng 1 2022

Nhà văn Kim Lân được biết đến là nhà văn của nông dân và nông thôn Việt Nam. Những trang viết của ông luôn mang sự gần gũi, giản dị, gắn liền với hình ảnh con người, làng quê Việt Nam. Đến với truyện ngắn “Làng”, ta lại bắt gặp chân dung người nông dân Việt Nam chất phác, mang lòng yêu quê hương, yêu nước sâu sắc qua hình ảnh nhân vật ông Hai.

Ông Hai - nhân vật chính của toàn bộ câu chuyện- đã được tác giả Kim Lân khắc họa chân thực, mang trong mình tình yêu làng chân chất, tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt. Tình huống truyện éo le được đặt ra khi gia đình ông Hai phải đi tản cư do quân Pháp đến đánh chiếm làng. Dù không ở lại, nhưng trong lòng ông Hai vẫn luôn đau đáu nhớ làng, luôn nghe ngóng mọi tin tức về làng Chợ Dầu của mình. Trớ trêu thay, ông Hai lại nghe được tin Làng Chợ Dầu của mình đi theo giặc. Đau đớn, tủi hổ, ông Hai không còn tin vào tai mình khi bắt đầu nghe tin làng quê mình theo Tây. Lòng yêu làng từ trước đến nay không bao giờ thay đổi, tình yêu đó là nỗi nhớ mong khi phải xa, là niềm đau đáu mỗi khi nhớ về những kỉ niệm cùng anh em ở làng đào hào, đắp ụ…Mà giờ đây, ông Hai lại phải đứng giữa lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Và ông đã khẳng định chắc nịch “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Vậy là, niềm tin tưởng vào ánh sáng của Cách mạng, của Cụ Hồ của ông Hai dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn bền chắc nhất, cho dù nó là sự đánh đổi một tình yêu thiêng liêng với mảnh đất quê hương chôn rau cắt rốn. Sự lựa chọn ấy đã thể hiện rõ nhất tình yêu cũng như niềm tin tưởng vào ánh sáng của Đảng của người dân Việt Nam. Cuối cùng, ông Hai lại như vỡ òa trong niềm sung sướng khi nghe tin cải chính, nghe tin làng mình không những không theo Tây mà còn đứng lên đấu tranh rất kiên cường.

 

Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện nổi bật và rõ nét phẩm chất, niềm tin của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, được thể hiện rõ qua hành động, suy nghĩ của nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đã đặt nhân vật vào một sự lựa chọn không hề dễ dàng. Tình yêu nào cũng là thiêng liêng và đáng trân trọng, và nhất là tình yêu quê hương, yêu đất nước. Nhưng thật trớ trêu khi hai tình cảm thiêng liêng nhất ấy lại đặt ra cho người nông dân chất phác, hiền lành phải có sự lựa chọn. Và cuối cùng, tình yêu nước đã chiến thắng tất cả. Ông Hai quả thực là một người nông dân chân chất, điển hình cho hình ảnh những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Khi xa quê, ông cũng luôn tự hào mà nhớ về những ngày tháng cùng anh em trong làng lao động, đào hào, đắp ụ…Và dù xa quê, ông vẫn luôn mong ngóng ngày trở về. Nhưng khi nghe tin làng theo giặc, thì một sự sụp đổ về niềm tin đã làm ông Hai đau lòng và tủi hổ biết bao nhiêu. Sự xấu hổ đến tột cùng khi nghe tin làng theo Tây làm “Cổ họng ông nghẹn ắng. Da mặt tê rân rân”. Ông xấu hổ, vì ông thấy mình xuất thân từ làng mang mác theo giặc, xấu hổ vì lòng tự trọng của một con người yêu quê biết bao mà quê mình lại phản Cách mạng. Qua cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ, ông Hai càng thêm khẳng định một niềm tin chắc nịch về niềm tin với Đảng và với Bác Hồ. Khi nghe tin cải chính, ông Hai đã như vỡ òa trong niềm sung sướng. Có thể theo lẽ bình thường, khi nghe tin nhà mình bị đốt, người ta sẽ phải ngậm ngùi mà tiếc của, xót xa mà kêu than. Nhưng, ông Hai lại khác, ông cứ đi khoe hết cho người nọ người kia về việc nhà mình đã bị đốt. Đó tưởng chừng như sự vô lý, nhưng đặt vào hoàn cảnh của nhân vật lại vô cùng hợp lý. Ông Hai muốn khoe về việc nhà mình bị đốt, như là một minh chứng rõ ràng cho việc làng Chợ Dầu quê ông không theo giặc. Vậy là, sự mất mát của cá nhân đã bị quên đi để thay vào đó là niềm tự hào cho quê hương chợ Dầu.

 

Qua tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã khắc họa chân thực và nổi bật nhân vật ông Hai tiêu biểu cho hình ảnh những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Họ là những con người hết sức bình dị, chân chất, nhưng ẩn sâu đằng sau đó là một tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt. Cách mạng và kháng chiến đã đem lại nhận thức, tình cảm mới mẻ, mang đến niềm tin vững bền cho người nông dân. Tình cảm truyền thống yêu quê hương bao đời nay của người nông dân đã được nâng lên thành tình yêu nước sâu sắc. Đó cũng chính là tiền đề để tạo nên sức mạnh nhân dân, để có thể đánh thắng, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.

Tác giả Kim Lân đã vận dụng sáng tạo và thành công cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật chân thực mà điêu luyện. Tác giả đã để cho nhân vật của mình trải qua những đấu tranh về mặt tâm lý, để nhân vật đưa ra những suy nghĩ, lựa chọn mang tính bước ngoặt cho câu chuyện. Truyện ngắn “Làng” cũng đã rất thành công khi xây dựng được hình ảnh nhân vật ông Hai tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân Việt Nam thời bấy giờ. Dù là ngày ấy hay bây giờ, thì tình yêu quê hương, yêu đất nước luôn cần được giữ gìn và phát huy.

5 tháng 1 2022

“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biến trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.

 

Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” . Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.

Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.

Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.

Với kết cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.

2 tháng 1 2023

tk: I. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.

II. Thân bài

Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra.Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận...)Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính.

III. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ông Hai đối với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.

2 tháng 1 2023

tk:

Sáng ngày hôm nay vẫn như mọi ngày, tôi nhâm nhi tách trà mới pha, đọc vài trang báo của ngày mới, ngẫm nghĩ lại thời tuổi trẻ sôi nổi cùng xóm làng của mình, những hồi ức đẹp đẽ nhất ẩn sâu trong tâm trí…

Trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Vợ con đi bán buôn cả, nên tôi đành ra bờ suối dốc sức mà vỡ một vạt đất, dự sẽ dành trồng vài trăm gốc sắn, sang năm mùa đói vẫn có cái mà ăn. Làm sáng giờ chân tay đã rã rời, nằm vật xuống tấm nệm êm ái, tôi lại suy nghĩ vẩn vơ. Nhung nhớ lắm cái ngày còn sống ở làng, cùng anh em đào đường, khuân đá… Tôi nhớ lắm cái làng Chợ Dầu này, là nhớ tha thiết.

Kiên nhẫn chờ đến khi cái lớn về, tôi vội nhắn nhủ nó vài câu chăm nom nhà cửa đã vội chạy đi, như mọi hôm, tôi đi nghe lỏm thông tin từ người khác. Dọc đường cũng có vài người níu tôi lại hỏi thăm, nói vài câu bông đùa khiêu khích, tôi vội chạy đi. Nghe lỏm hả? Nói ra thì cũng chẳng có gì hay ho lắm đâu, thực làm tôi khổ tâm hết sức ấy chứ. Tôi cũng từng học một khóa bình dân học vụ rồi, nhưng vẫn là không thể tự mình đọc nắm nội dung được, đành ngồi đó vờ đọc mà nghe lỏm người khác đọc. Ghét nhất là thứ người cậy ta đây biết lắm chữ, không đọc ra tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. Hôm nay hà cớ chi lại may thế, vớ được anh dân quân đọc to phết, tôi nghe được bao nhiêu là thông tin bổ ích ấy chớ.

 

Tôi háo hức ra khỏi phòng thông tin, lại dặn vợ vài điều, ghé quán làm vài điếu thuốc lào mà thong thả uống chè thưởng gió. Rồi bỗng nhiên nhìn thấy vài người trông không giống dân nơi này, mở miệng, tôi thắc mắc, hỏi han.

Biết được họ ở Gia Lâm lên, còn biết giặc vừa nổ súng từ Bắc Ninh đến Chợ Dầu, như thường lệ, tâm trạng lân lân, tôi lại chép miệng ý khoe mẽ: “ Thế ở Chợ Dầu ta giết được bao nhiêu thằng hở bác ? “. Ngờ đâu câu trả lời lại như mũi giáo gắm thẳng vào nơi sâu tối nhất tâm trí tôi: “ Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! “. Là tôi nghe lầm thôi mà phải không ? Không thể nào như vậy được. Khăng khăng ý niệm đó, tôi gặng hỏi lại. Câu trả lời lại như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt yêu cầu tôi thức tỉnh, run run tôi đành vờ đứng dậy than to trời nắng nóng, chạy vội về nhà.

Về đến nhà vẫn không khỏi nghe được những lời cay nghiệt của làng xóm, tôi thương thầm lũ trẻ nhà mình. Chúng là trẻ con của làng Việt gian rồi…

Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác thường ngày, làm cho căn nhà bỗng chốc trở nên yên ắng, lạnh lẽo. bọn trẻ cũng im thin thít, không dám đùa giỡn như mọi hôm. Nghĩ lại thì cũng không đúng lắm vì ai trong làng cũng là những người yêu nước thề chống giặc mà. Hơn nữa ai đi bịa chuyện làm gì. Rồi một hồi tôi lại nghĩ đến tương lai của làng Chợ Dầu này, liệu có ai chịu buôn bán với làng Việt gian chứ?

Mấy ngày sau đó tôi đều giam mình trong nhà, tự thân xấu hổ, tủi nhục. Tôi tâm sự cùng con giải bày nỗi lòng. Cuối cùng, tôi cũng quyết định không về làng nữa. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tôi quyết một lòng theo kháng chiến, theo cụ Hồ, một lòng với đất nước. Mình không làm được gì tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng làm chuyện gì tồn hại.

Tôi ôm nỗi lòng suy nghĩ thâu đêm, càng nghĩ càng thấy tủi nhục và căm phẫn. Dù quyết ủng hộ cụ Hồ, Ủng hộ kháng chiến nhưng giờ ai cũng ghét người làng chợ Dầu thì biết phải đi đâu. Trong lúc tột cùng bế tắc thì một buổi sáng sớm, ông chủ tịch xã gọi tôi lên báo tin. Thì ra tất cả đều láo cả, tất cả là lừa dối, là hành động phá hoại lòng tin của kẻ thù. Làng Chợ Dầu không chỉ không phải Việt gian mà còn tích cực tham gia kháng chiến chống giặc cứu nước, tôi như một lần nữa được sống lại. Tôi vô cùng mừng rỡ hăm hở đi đính chính lại, tiếp tục vinh quang mà nói về cái làng mà tôi yêu quý nhất. Cho đến nay tôi vẫn duy trì thói quen đó, như cách tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của mình trong ngày hôm nay.

Giúp mình với mình đang cần gấpB1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay....
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp

B1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.

B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay. Trong đoạn văn có ít nhất 2 câu nghi vấn được sử dụng với những mục đích khác nhau.

B4 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

B5 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề tuổi trẻ và sự sáng tạo.

B6 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách lập luận quy nạp nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và một thành phần khởi ngữ.

B7 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách.

B8 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề : Sức mạnh của niềm hi vọng.

B9 : Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận (Euripides)

 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

B10 : Hãy chọn một thói quen em muốn rèn luyện và viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

0