K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2020

Bạn vào link này tham khảo nè

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Hoa_K%E1%BB%B3

ko đc thì chỉ cần ghi " Nêu vai trò của Hoa Kì trong nền kinh tế thế giới" là xg

Học tốt

2 tháng 2 2020

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”.

Vậy vai trò lãnh đạo (primacy) của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa khái niệm này. Joseph Nye định nghĩa một quốc gia giành được vai trò lãnh đạo nếu có sức mạnh lớn từ 3 nguồn quân sự, kinh tế và sức mạnh mềm. Theo đó, ông kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì vị thế lãnh đạo thế giới trong ít nhất là nửa đầu của thế kỷ này.

Nhưng việc Hoa Kỳ có thể tiếp tục đứng đầu ở 3 loại sức mạnh này là điều đáng ngờ. Theo một số tính toán, Trung Quốc đã sẵn sàng soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ. Một đánh giá gần đây của Bloomberg cho thấy năm 2001, GDP của Hoa Kỳ (10,6 ngàn tỷ USD) cao gấp 8 lần của Trung Quốc. Nhưng đến năm 2015, GDP của Hoa Kỳ chỉ cao gấp 1,6 lần của Trung Quốc – 18 ngàn tỷ so với 11,4 ngàn tỉ.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Nhưng năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (AC/AD) ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm giảm lợi thế của Hoa Kỳ ít nhất là ở khu vực Đông Á. Sức mạnh mềm vượt trội của Hoa Kỳ – vốn rất khó đong đếm – đang phải đối mặt thách thức nghiêm trọng nhất, mà mỉa mai thay lại xuất phát từ chính nội bộ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ làm sao có thể hấp dẫn thế giới trong khi mà nước này ngày càng đi theo chủ nghĩa dân tộc hướng nội, chủ nghĩa bảo hộ và có thể là cả với sự nổi lên của Donald Trump.

Tôi xem xét vai trò lãnh đạo trên góc độ cấu trúc chứ không phải sức mạnh. Vị thế lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ không bắt nguồn từ các nguồn lực quốc gia mà dựa trên khả năng quản lý trật tự quốc tế, đặc biệt thông qua các thể chế do Hoa Kỳ tạo nên sau Thế chiến II để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của nước này. Nhưng hệ thống đa phương này đang rạn nứt và dần bị thay thế bởi những mảnh ghép phức tạp của những thỏa thuận song phương, khu vực và nhiều bên (plurilateral).

Một số thể chế có tính song song được thiết lập bởi BRICS, một số là quan hệ đối tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và phong trào xã hội. Nhiều thể chế trong số đó không phải là kết quả các sáng kiến của Hoa Kỳ hoặc chịu sự kiểm soát của nước này. Một số thể chế còn thách thức quyền lực của các cơ chế đa phương lớn do Hoa Kỳ tạo ra sau Thế chiến II.

Thách thức chủ yếu đối với vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ không đến từ đa cực hóa, hoặc sự trỗi dậy của các cường quốc mới, mà từ sự nổi lên của các nguy cơ mới. Dù được cường điệu hóa, BRICS không phải là một khối có sự gắn kết. Ấn Độ và Trung Quốc đang theo đuổi các mục tiêu đối lập nhau tại khu vực và trên toàn cầu, và đe dọa lẫn nhau trong tiến trình giành mục tiêu của mình. BRICS phải đối mặt với những bất ổn lớn về kinh tế và chính trị. Dường như khối này chỉ phối hợp hiệu quả trong việc cản trở những lợi ích và cách tiếp cận của Hoa Kỳ hơn là đưa ra giải pháp cho các vấn đề của thế giới.

Nhưng những đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ hiện nay phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Leslie Gelb nhấn mạnh: “Những kẻ khủng bố và các cuộc nội chiến là những mục tiêu quân sự khó đánh bại hơn so với các đội quân dàn trận ngoài chiến trường”. Chúng có thể là lý do thực sự giải thích tại sao vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ ngày nay đang bị thách thức.

Từ kinh nghiệm của châu Âu, tính đa cực dẫn đến một hệ thống quốc tế mà tại đó một số nước lớn có được vai trò lãnh đạo trên cả hai khía cạnh: thách thức và quản lý trật tự quốc tế.

Thế giới đang định hình hiện nay nên được hiểu là một thế giới đa tầng nấc. Một thế giới của nhiều chủ thể, đa dạng về chính trị và văn hóa nhưng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, phải đối mặt với các mối đe dọa toàn cầu phức tạp và có đặc trưng là một mớ lộn xộn các thể chế và mạng lưới từ to đến nhỏ, cả công và tư. Giống như ở một rạp chiếu phim đa tầng, thế giới hiện nay có nhiều diễn viên, màn lớp, nhà sản xuất và đạo diễn – không một cường quốc nào có thể chi phối cả 3 dạng quyền lực.

Hoa Kỳ sẽ ứng phó ra sao trong một thế giới đa tầng nấc? Trước hết, nước này phải rũ bỏ quan điểm cũ kỹ về vai trò lãnh đạo và áp dụng cách chia sẻ sự lãnh đạo. Trong bài phát biểu tại West Point năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố “Hoa Kỳ phải luôn đi đầu trên trường quốc tế. Nếu chúng ta không dẫn đầu, sẽ không ai khác làm việc đó”. Cách nói cường điệu đó không thực tế đối với Hoa Kỳ và không giúp được gì cho thế giới. Nó gây tâm lý ngồi không hưởng lợi từ những đồng minh của Hoa Kỳ vốn có đủ năng lực. Không chỉ thiếu nguồn lực và lợi ích, Hoa Kỳ cũng thiếu cả sự ủng hộ từ trong nước để dẫn dắt trong các lĩnh vực đa dạng đòi hỏi phải có hành động tập thể.

Một thế giới đa tầng nấc yêu cầu phải quan tâm nhiều hơn đến các trật tự khu vực. Henry Kissinger cho rằng “cuộc tìm kiếm một trật tự thế giới mới hiện nay cần có một chiến lược chặt chẽ nhằm xây dựng một khái niệm trật tự trong các khu vực khác nhau và gắn kết các trật tự khu vực với nhau”. Hoa Kỳ cần phi tập trung hóa (quyền lực của mình), xếp loại ưu tiên và khu vực hóa đại chiến lược của mình. Việc này sẽ khuyến khích các cường quốc tầm trung, các cường quốc khu vực và tổ chức khu vực tiến ra vũ đài quốc tế, khi mà nhiều đối tác trong số đó chia sẻ các mục đích chiến lược của Hoa Kỳ hoặc chia sẻ cách thức đạt được các mục đích đó.

Điều này nghĩa là Hoa Kỳ cần vươn ra khỏi các liên minh truyền thống và các tập hợp quốc gia cùng chung quan điểm như G7, TPP và TTIP. Việc ủng hộ và hợp tác thông qua các thể thế khu vực mang tính bao trùm như ASEAN và Liên minh châu Phi sẽ rất quan trọng trong việc quản lý các vấn đề khu vực.

Một thế giới đa tầng nấc sẽ không hoàn toàn yên bình. Nhưng một nền hòa bình tuyệt đối cũng là viển vông. Mục tiêu của chúng ta là sự ổn định tương đối, ngăn ngừa chiến tranh giữa các nước lớn, nạn diệt chủng, và quản lý được các xung đột khu vực có thể gây ra thiệt hại lớn cho con người. Việc đa dạng hóa mục tiêu chiến lược, chia sẻ vai trò lãnh đạo và cải cách hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở đồng thuận sẽ đóng góp lâu dài cho việc hiện thực hóa mục tiêu đó./.

Bài làm

~ Đề công nghệ giống trường mình ~

Câu 1:

* Vai trò :

-Cung cấp lương thực

-Cung cấp nguyên liệu sản xuất công nghiệp 

-Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi 

-Cung cấp nông sản cho xuất khẩu 

Nhiệm vụ 

-Tạo ra đc sản phẩm nông nghiệp ngày càng nhiều vs chất lượng ngày càng cao để cung cấp lương thực,thực phẩm trong nc và xuất khẩu 

Câu 2:

* Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?

- Vì nếu phòng là chính, thì sẽ ít tốn công, ít sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, giá thành thấp.

* Các nguyên tắc: 

1) Phòng là chính

2) Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để

3) Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

# Chúc bạn học tốt #

11 tháng 3 2019

1- Tác động của cuộc cách mạng KH-KT và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã làm xuất hiện ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp và nghiên cứu khoa học ở phía nam và tây Hoa Kỳ làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời”

28 tháng 7 2016

"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Vai trò của nhà trường rất quan trọng với chúng ta

29 tháng 7 2016

sự kì diệu này không phải một phép thuật nhiệm màu nào đó của bà tiên , ông bụt trong truyện cổ tích mà là niềm vui , nỗi buồn , thử thách và kiến thức ta học hỏi , vượt qua đc khi tới trường.

nhà trường nắm vai trò rất quan trọng đối vs cuộc đời của mỗi con người vì sai lầm nhỏ của nền giáo dục ( nhà trường ) cũng có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả dặm sau này .

tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận đc sự quan tâm , chăm của gia đình và đc học tập , vui chơi dưới mái trường . Chính vì vậy mà tôi càng thêm yêu quý cũng như trân trọng gia đình và trường học của mình .

8 tháng 8 2021

a, Câu văn được trích từ văn bản ''Cổng trường mở ra'' của tác giả Lý Lan

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Có thể thấy, nhà trường chính là môi trường xã hội thu nhỏ đầu tiên mà tất cả chúng ta được tiếp xúc. Trường học không chỉ cho chúng ta kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cùng các mối quan hệ của con người. Những năm tháng cắp sách đến trường, môi trường học tập là cả thế giới với tất cả chúng ta, nên nếu như có bất kì thương tổn nào xảy đến thì sẽ để lại trong ta ám ảnh khôn nguôi. Từ nơi đây, con trẻ dần hình thành cho mình ước mơ, hoài bão, nuôi dưỡng và bồi đắp bao niềm khát khao cũng như cho ta hiểu về cuộc sống xã hội trong những mối quan hệ thu nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục là quốc sách hàng đầu và nhà trường luôn là điều thiêng liêng. Mỗi chúng ta, thế hệ trẻ sẽ góp phần vào sự thiêng liêng ấy và tạo nên hành trang cuộc đời vững chãi. 

b, Văn bản là lời của người mẹ với con mình.

Em tham khảo tác dụng:

Tác dụng làm cho có cảm giác lưu luyến và nhớ lại những quãng thời gian xưa, những lời tâm sự thủ thỉ ân tình của người mẹ đối với người con trai yêu dấu của mình. Vừa có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm.

11 tháng 1 2020

em đồng ý với ý kiến trên vì: ở những nơi điều kiện tự nhiên chỉ có thể thuận lợi cho nghề làm vườn (canh viên) hay nghề làm ruộng (canh điền) phát triển thì không phải nghề nuôi cá (canh trì) đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất.

Hơn nữa câu tục ngữ này còn không đúng cả với ở thởi điểm hiện tại nữa vì bây giờ thời đại kinh tế đa phát triển rồi, thì nghề kinh doanh sẽ phải là nghề đứng đầu chứ không phải là nghề nuôi cá ( canh trì).

29 tháng 8 2020

 Từ văn bản "Cổng trường mở ra" với câu nói "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" em hãy nêu suy nghĩ của mình về:

 a) Tinh thần tự lập.

 b) Thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường và làm nổi bật ý về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

Bài làm

a)Câu văn của tác giả ( mình quên tên) đã phần nào phản ánh lên tinh thần tự lập của học sinh - một đức tính nên có.Tác giả đã viết ' đi đi con,thế giới này là của con'.Thật đúng vậy.Chúng ta khi sinh ra,sẽ chịu trách nhiệm sống và làm việc trong thế giới của con.Nhiều thế giới tạo thành xã hội.Người mẹ khuyên nhủ con đi,đi để tự lập,để học tập và tích lũy kiến thức,bổ sung để có thể chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.Thế giới này là của con,con sẽ sống,học tập dưới mái trường và giúp ích cho cuộc sống của con,hơn hết,là giúp ích cho những người ta mến thương và tổ quốc nơi ta sinh ra.Bước qua cánh cổng ấy,điều kì diệu sẽ mở ra.Cánh cổng của ngôi trường,ta đi qua bao nhiêu lần.Đôi khi ta cảm thấy nó thật diệu kỳ ! Tại sao ? Vì cánh cổng ấy dẫn ta đến một chân lý:học tập.Học tập luôn không bao giờ thừa thãi,nhưng nếu ta không chịu học tập,ta không hề tự lập mà luôn dựa dẫm vào người khác.Thế giới kỳ diệu ấy sẽ khép lại và chẳng bao giờ mở ra cho những kẻ lười biếng.Tự lập trên con đường ta đi,tự lập để học tập.Chưa bao giờ là đủ nếu ta biết tự lập.Nếu ta tự giác học tập,chẳng phải điểm sổ cũng sẽ lên theo sao.Nếu ta tự lập,học hành thì chẳng bao giờ phải đi nhòm ngó kết quả sự tự lập của người khác.Tự lập và học tập luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau.Đó là lí do người mẹ khuyên nhủ người con trong thầm lặng về thế giới kỳ diệu ấy,và cả cho tương lai của cậu học trò kia nữa.

b)Chúng ta luôn học tập mỗi ngày.Đúng vậy,nó đã trở thành một điều thiết yếu đối với mỗi cuộc sống hiện tại của mỗi học sinh đang cắp sách tới trường.Chúng ta đang trong thế giới của tri thức.Thế giới ấy chứa đựng đằng sau cánh cửa cổng trường.Có thể cổng trường là nơi các bạn ra về và đi đến để học tập,nhưng có lúc nào đó,bạn nghĩ rằng đằng sau cánh cửa này thật kì diệu không ? Là khi nào bạn thấy nó thật bổ ích,là khi nào bạn thấy nó thật đáng trân trọng ?Cánh cổng trường luôn chào đón bạn đến nhưng nó không ngần ngại tiễn những người không học tập.Chúng ta đang hằng ngày đến trường,học tập dưới mái trường.Có khi nào bỗng dưng cảm thấy được học thật sung sướng,có khi nào cảm thấy thật vô cùng cao cả không ?Đúng vậy,học tập chưa bao giờ cấm chúng ta tìm hiểu thêm về chúng.Học tập luôn luôn là cần thiết với mỗi người,đặc biệt là học sinh.Cuộc đời chúng ta gắn bó với ngôi trường như cách chúng ta gắn bó với việc học tập.Mai trường mầm non đón chúng ta khi còn thơ bé,rồi lớn hơn chúng ta bước lên mái trường tiểu học đầy thú vị và nghịch ngợm.Rồi một ngày đã lên cấp 2,chao ôi thật nhanh đến thế,rồi đã đến lúc học để ôn thi cấp 3.Bạn đã bao giờ nhớ đến quãng thời gian bỏ quên mất sự quan trọng của mái trường? Mái trường luôn chứa chấp những niềm vui,thương mến.Niềm vui khi học tập,niềm vui khi được điểm cao ( niềm vui khi được cao hơn đứa mình ghét :) bạn đừng cho vào đấy )Ai đó luôn luôn chào đón chúng ta,trao cho chúng ta những điều mới mẻ,ai đó luôn chờ chúng ta mỗi khi kiểm tra mà không đủ tiết ( ai đó luôn chờ chúng ta nộp tiền học ) Phải,thầy cô luôn chào đón chúng ta,trao đi mà không nhận lại.Chúng ta cứ bước lên bậc thềm của cấp cao hơn,nhưng thầy cổ vẫn ở đó luôn luôn chào đón chúng ta.Mái trường cũng vậy.Sừng sững hiên ngang ở đó,trao cho chúng ta kiến thức và niềm vui rồi vẫn thầm lặng ở đó.Có ai đã nỡ quên đi thầy cô và mái trường ?Thế giới kỳ diệu vẫn luôn ở đó,mái trường vẫn ở đó.Rồi khi ta nhớ về ,ta lại càng trân trọng mái trường ta đã học,đã để lại ký ức vui buồn ở đó...

Deep ghê hong :33 cậu đừng chép mấy cái dòng trong ngoặc á,tớ viết vô cho vui hoy :33