K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2021

Những cánh đồng lúa bát ngát, những con đê xanh rờn, những đầm sen rộng lớn… là những hình ảnh đã rất quen thuộc với làng quê Việt Nam. Mỗi một hình ảnh đều mang vẻ đẹp riêng, nhưng em thích nhất là cảnh đầm sen.

Gia đình em cũng có một đầm sen nho nhỏ. Mỗi mùa hoa sen nở, em lại cảm thấy háo hức, chờ đợi đến ngày được bố mẹ cho đi ra đầm hái sen. Vào những ngày hoa nở rộ, hương thơm bay lên làm cho tâm hồn con người ta thư thái, nhẹ nhàng.

Đến ngày thu hoạch sen, em cùng mẹ chèo thuyền trên đầm. Mẹ đã chỉ cho cách hái sen sao cho đúng, vừa có thể thu hoạch mà lại vừa tốt cho sen ở mùa vụ năm sau. Em nhận ra rằng, thu hoạch sen cũng là cả một nghệ thuật. Đó là việc làm không hề đơn giản.

Những lúc này, em còn dành thời gian ngắm nhìn những bông hoa sen. Màu sắc của hoa sen là sự kết hợp, trộn lẫn của màu trắng tinh khôi với màu hồng phấn như gò má của những người con gái thiếu nữ. Từng đóa hoa mọc san sát nhau, thi hoa khoe sắc tỏa hương. Những bông hoa đã nở gia đình em hái mang đi lên bờ bán trực tiếp cho mọi người. Còn những nụ sen vẫn còn đang e ấp kia thì được để lại cho lần thu hoạch tới, có một số búp được bố em cho chè vào bên trong để tạo thành chè sen. Món chè đó khi hãm với nước nóng uống vào rất ngon, vừa mang hương lại vừa mang vị. Những nụ hoa đó tròn lẳn, mũm mĩm và tràn trề sức sống nhưng lại e lệ nép mình trong những tán lá to xanh.

Nhắc đến hoa sen và búp sen thì chẳng thể nào mà có thể bỏ sót được người bảo vệ là những chiếc lá xanh mướt. Những chiếc lá to, xanh giống như những người bảo vệ, ngăn chặn sự xâm phạm đến những nàng thơ trong đầm. Em thấy sự thơ mộng ở đâu đó trong không gian của đầm sen.

Sen không chỉ là dùng để chơi, để ngắm mà còn dùng để chữa bệnh, nấu thành những món ăn tuyệt hảo. Lá sen có thể dùng làm thuốc, hạt sen và củ sen có thể dùng làm thực phẩm chế biến món ăn dân dã hay cũng có thể để làm chè mứt. Bất kỳ bộ phận nào của cây sen cũng đều rất có ích cho con người.

Hoa sen, một loài hoa tượng trưng cho phẩm chất thanh cao của con người Việt Nam. Và dù sao này có trưởng thành, em vẫn nhớ đến hình ảnh đầm sen với những kỉ niệm đẹp đẽ nhất.

#Nupinson

29 tháng 4 2021

lập dàn ý bạn ơi !

Dàn ý thuyết minh về Hồ Tây

I. Mở bài:

– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Tây lớp 9.

II. Thân bài:

* Vị trí của Hồ Tây ở đâu?

– Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ của thủ đô Hà Nội.

– Đây chính là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích là hơn 500 ha cùng với chu vi là 11,5km.

* Nguồn gốc của Hồ Tây là gì?

– Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá trình sông chuyển dòng chảy.

– Trong sách “Tây Hồ chí” đã ghi lại rằng Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bao xung quanh là cây rừng với thực vật phong phú, thậm chí còn có cả động vật quý hiếm nữa.

– Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết mà thay đổi: từ Đầm Xác Cáo – tên gọi xưa nhất của Hồ Tây dựa trên truyền thuyết về hồ ly tinh chín đuôi cũng như sự ra đời của hồ đến Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Tây Hồ… Tuy vậy, qua bao năm, người dân vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.

 

* Khung cảnh Hồ Tây như thế nào?

– Hồ Tây rất đẹp. Nhiều du khách ghé thăm Hà Nội, trở về đều nhớ mãi mặt hồ xanh trong, tán bàng, tán phượng xoè rộng, gió hiu hiu, người người qua lại cùng với những di tích không kém phần linh thiêng cổ kính.

– Từ Hồ Tây đi ra xung quanh sẽ tới những ngôi làng cổ, những con phố với các quán cà phê hướng về phía mặt hồ được nhiều người lựa chọn dừng chân.

– Phía lối đi dạo gần hồ còn có lan can được xây dựng với những hoa văn thẩm mỹ. Đèn đường xếp lối thẳng hàng. Buổi tối ở bên hồ rất náo nhiệt: người người nhà nhà đi hóng gió, đi dạo…

– Mỗi buổi sớm, khi mặt trời xuất hiện, mặt hồ lấp lánh như dát vàng, gợn sóng nhỏ lăn tăn khiến lòng người yên bình đến lạ. Chiều về, ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt hồ in bóng lòng đỏ trứng phía trên cao, những nhành liễu rì rào đung đưa trong gió... Thơ mộng biết bao.

– Với một khung cảnh đẹp và diện tích rộng lớn, nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh cưới yêu thích của rất nhiều cặp đôi nữa.

* Ý nghĩa của Hồ Tây ra sao?

 

– Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh tuyệt đẹp. Vào thời Lý – Trần, các vua đã cho xây dựng nhiều hành cung nghỉ mát xung quanh hồ, nay là khu vực các chùa Kim Liên, Trấn Quốc…

=> Bởi vậy, xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá.

– Hồ Tây là một nét đẹp trong nội thành Hà Nội, là đề tài cho nhiều bức ảnh, bài thơ, bức tranh.

– Nơi đây cũng là chỗ đi bộ, tập thể dục buổi sáng hay là nơi hò hẹn của nhiều cặp đôi.

– Hồ Tây từ lâu đã xuất hiện trong ca dao, trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng.

* Hiện trạng của Hồ Tây và hành động nên làm?

– Thực trạng: Vào năm 2016, một lượng lớn cá tại hồ đã chết với nguyên do là trong hồ không có oxy cho chúng hô hấp. Theo nghiên cứu và điều tra ra thì nguyên nhân đó là do hồ bị ô nhiễm từ lâu. Rất nhiều năm qua hồ chưa được nạo vét và hàng ngày vẫn có rất nhiều cống nước thải xả trực tiếp ra hồ mà chưa qua xử lý.

– Hành động: Mỗi chúng ta cần góp sức chung tay bảo vệ không gian xanh – sạch – đẹp của hồ. Một hành động nhỏ cùng góp lại sẽ tạo nên thành quả lớn. Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có nhiều biện pháp để giữ gìn vẻ đẹp của hồ.

III. Kết bài:

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Tây.

 Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 1

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, có đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại.

Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm… cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.

Phía Tây hồ Tây ngày nay vẫn còn dấu vết nhiều làng cổ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một huyền tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan”. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khuê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng…Có một nơi mà nhiều du khách muốn tới thăm là chùa Trấn Quốc. Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo nhỏ giữa mênh mang sóng nước ngay bên đường Thanh Niên, con đường đẹp ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỷ VI thời Lý Nam Đế. Hoà Thượng Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết: “Vào năm 541-548 khởi đầu được gọi là chùa Khai Quốc, chùa được xây dựng ngoài bãi sông Hồng, sau này vào đời Hậu Lê ( thế kỷ 17) thì chuyển vào đây. Trước đây nơi này được gọi là bãi cá vàng, mà vua chúa thời xưa du xuân,du thuỷ, sau đó các vị cao tăng về đây tu hành. Ngôi chùa tính đến nay có lịch sử 1440 năm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Bên cạnh đó thì bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá (nay thuộc quận Hoàn Kiếm).

 

Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.

Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.

 

Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về. Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.

Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 2

Anh về đây Hà Nội một chiều đông
Chiều Hồ Tây với mênh mông nỗi nhớ
Đông đã về lăn tăn con sóng nhỏ
Người bên người mặc cho gió bấc lay…

Chỉ đọc vài câu thơ là ta đã thấy hồ Tây thật thơ mộng và hữu tình đúng không nào? Nếu đã là người con của Hà Nội thì chắc hẳn sẽ biết về hồ này.

Hồ Tây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, đây cũng được coi là một sân khấu đặc biệt, kết hợp giữa mây trời và cảnh quan thành phố.

Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, là hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha).

Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Tây trước đây chính là một đoạn của sông Hồng. Trải qua quá trình ngưng đọng và đổi dòng của sông, hồ đã trở thành hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực nội thành Hà Nội.

Hồ có từ thời nhà Lý, Trần. Nơi đây được các vua xây dựng các cung điện để giải trí và nghỉ mát, có thể kể đến như: Điện Hàm Nguyên đời nhà Trần, Cung Từ Hoa đời nhà Lý, nay là khu chùa Trấn Quốc và Kim Liên.

Xung quanh Tây Hồ có nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Làng Nghi Tàm, chùa Kim Liên với kiến trúc độc đáo và là quê hương của bà Huyện Thanh Quan. Làng Xuân La là nơi thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, còn phủ Hồ là nơi để thờ Liễu Hạnh Công chúa. Đường Thanh niên, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây.

Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp. Ngoài ra còn các di tích văn hóa khác có thể kể đến như: Làng Nhật Tân, Làng Kẻ Bưởi,…

 

Ngoài ra, Hồ Tây cũng rất đặc biệt, dưới đáy hồ có nhiều nghĩa địa cổ. Nhưng tại sao, những ngôi mộ lại nằm ở giữa hồ? Chẳng lẽ, phong tục người dân ven hồ đem người chết ra giữa hồ chôn sao? Xưa kia, Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 ha và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay.

Bên Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong bãi.

Trong sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm-pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống dưới sâu.

Hồ Tây có gì? Hồ Tây có bình yên, sự bình yên hiếm hoi giữa Hà Nội tấp nập này. Sáng sớm ở hồ Tây thường có sương mù, nhất là vào mùa đông, mùa xuân. Nước hồ Tây buổi sáng xao động rất nhẹ, mặt hồ gần như phẳng lặng vì yên gió.

Xung quanh hồ là những người tập thể dục, đạp xe đạp rất đông. Ai cũng muốn hít thở một bầu không khí mát mẻ, trong lành ở nơi không gian rộng mở thoáng đãng. Buổi trưa, hồ Tây bước vào thế giới của khoảng lặng.

Kể cả những nơi luôn đông đúc và nhộn nhịp như phủ Tây Hồ cũng rất ít người ở lại. Vào những chiều mưa giông thì hồ Tây cũng không khác mặt biển là mấy. Gió ào ạt trên một khoảng không gian rộng lớn không bị ngăn cản, nước hồ chồm cao một vài gang tay như sóng biển. Tiếng sóng vỗ cũng dạt dào như những nỗi niềm gửi gắm đâu đây…

Những hôm thời tiết yên bình thì chiều muộn trên hồ Tây có một màu sắc rất lạ. Khi vầng mặt trời đỏ rực còn đang chuẩn bị rút vào màn đêm thì mặt hồ có một màu đỏ bạc pha ánh sáng, lấp loáng mờ ảo.

Còn đêm hồ Tây bao giờ cũng có khoảng lãng mạn dành cho lứa đôi, những khách sạn cao tầng hắt sáng xuống để mặt hồ không quá tối tăm. Những nhà hàng, quán cà phê lung linh ánh đèn. Những đôi lứa yêu nhau vừa ngồi tận hưởng mùa hạnh phúc, vừa yên tâm hít thở khí trời.

Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về.

Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.

 Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 3

“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Câu ca dao nói về vẻ đẹp bình dị của kinh thành Thăng Long cụ thể là vẻ đẹp nguyên sơ, huyền ảo lung linh của hồ Tây- hồ lớn nhất của thủ đô nghìn năm văn hiến. Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa và bạn bè quốc tế.

Hồ Tây nằm ở vị trí Tây Bắc ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích hơn 500 héc-ta, chu vi 4,8 km. Chiều dài đường bao quanh hồ lên tới 8km.

Theo lịch sử, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng ngưng đọng lại sau khi chuyển dòng chảy. Cũng có thể vì lý do biến đổi này mà hồ Tây xuất hiện rất nhiều truyền thuyết. Hồ Tây còn có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương, hồ Lãng Mạn hay đầm Xác Cáo. Tương truyền rằng trước kia đầm Xác Cáo trước kia là một vùng núi có một con cáo chín đuôi đã đến đây ẩn nấp và làm hại dân lành. Lạc Long Quân thấy vậy đã cho dâng nước nấp vào hang cáo, sau khi nấp nước đầy hang thì hang bị sạt lở và trở thành đầm chôn xác cáo và ngày nay là Hồ Tây.

Hồ Tây mang giá trị văn hóa rất đặc sắc với hai mươi mốt ngôi đền, chùa, đình cổ từ các vương triều phong kiến được xếp hạng là các di tích nổi tiếng với nhiều hiện vật giá trị. Trong đó có 02 bia đá, 65 câu đối cổ, 8 quạt Trung cổ, 60 sắc phong thần và hơn hết là 300 pho tượng được đúc bằng đồng hoặc điêu khắc bằng gỗ. Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa gần bờ sông Hồng.

Đến hồ Tây không thể không đến hồ Trúc Bạch. Trước kia hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của hồ Tây. Nguyên ở phía nam của hồ có làng Trúc Yên chuyên nghề làm mành. Trước kia quanh khu vực hồ Tây, dân cư rất thưa thớt, có nhiều hang động và rừng cây bao phủ có nhiều loài cá quý hiếm sinh sống nhưng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại, cảnh quan nơi đây đã thay đổi hoàn toàn.

Bờ hồ có những đường lớn bao quanh, bên cạnh là những công trình cao ốc hiện đại, những ngôi biệt thự lớn đã thể hiện sự hoàn thiện kiến trúc toàn thành phố. Hồ Tây là bức tranh đẹp nhất Hà Nội là thế giới của những làn gió trong trẻo. Những hàng cây xanh thẳng tắp, đứng trên cao bao quát sẽ thấy hồ Tây như một thành phố biển thu nhỏ xinh xắn. Đặc biệt là nước hồ Tây có những biến đổi rất thú vị về màu sắc qua từng mùa, lúc xanh tươi, lúc xám sương. Theo các góc độ nhìn khác nhau còn thấy được nước lấp lánh hay sáng tối. Phong cảnh hồ Tây thật hữu tình. Đây là địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi hẹn hò không chỉ không gian khoáng đạt, mơ hồ mà hồ Tây còn có những nét thi vị vô cùng riêng biệt.

Một món đặc sản của hồ Tây là bánh tôm hồ Tây. Chiếc bánh tôm được bọc bằng bột chiên vàng, cắn một miếng giòn tan, con tôm không quá to nhưng lại rất ngọt và chắc thịt. Ăn cùng với đó là bát nước chấm chua ngọt cùng với củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng. Du khách sẽ phải trầm trồ vì vị ngon của bánh tôm hồ Tây.

Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 4

Là một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”.

 

Hà Nội vốn nổi tiếng là thành phố của những hồ nước.Ở trong lòng Hà Nội có hàng chục hồ nước lớn nhỏ. Trong số đó, Hồ Tây là hồ nước lớn nhất với năm trăm héc ta và đường quanh hồ dài đến mười tám ki lô mét.Do diện tích Hồ Tây rộng, mặt nước bằng phẳng, trong xanh nên nếu đặt điểm nhìn từ bờ bên này nhìn sang bên kia thì Hà Nội như một thành phố ven biển vậy.

Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị,mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, những hàng cây mọc đều, rồi những bồn hoa, thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây. Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội của nó không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước.Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kỳ diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày - khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật, cùng cái mờ mờ ảo ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kỳ huyền ảo, lãng mạn.

Hồ Tây cũng là địa điểm lý tưởng, lãng mạn cho những đôi lứa hẹn hò, không chỉ bởi khung cảnh rộng lớn, tươi đẹp mà còn bởi sự mơ mộng, thi vị của cảnh sắc nơi đây. Bên cạnh Hồ Tây đó là công viên nước Hồ tây. Nơi đây được xây dựng nhằm mục đích giải trí cho người dân thủ đô và du khách ở các vùng lân cận và du khách nước ngoài sau những giờ làm việc mệt mỏi,căng thẳng.Công viên nước Hồ Tây được xây dựng với quy mô lớn, hệ thống các trò chơi giải trí đa dạng,đáp ứng được nhu cầu của người dân.Đây cũng là một điểm đến thú vị cho mọi người.

Hồ Trúc Bạch là một hồ nhỏ nằm ở quận Ba Đình của thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ nằm ở phía Tây Nam của Hồ Tây, tức thuộc hồ Tây, sau này mới được ngăn ra thành một hồ độc lập như ngày nay.Khi mới được tách ra khỏi hồ Tây, Hồ vẫn chưa có tên riêng.

Vào thế kỉ mười tám, chúa Trịnh Giang đã cho người xây dựng một cung điện cạnh hồ, dùng để nghỉ mát, cung điện này được đặt tên là Trúc Lâm. Sau này chúa không sử dụng đến cung điện này nữa thì nó trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội. Ở đây, họ buộc phải làm nghề dệt vải, sau đó bán để lấy tiền nuôi sống bản thân. Những tấm vải của họ dệt ra rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán có nghĩa là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.

Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 5

Nếu như bạn còn băn khoăn về những cảnh đẹp, di tích, địa điểm để thêm cho mình những trải nghiệm thú vị, thì xin mời bạn hãy ghé qua Hồ Tây. Nơi đây không chỉ là nơi cho ta những bình yên, thanh tĩnh sau một chuỗi làm việc mệt nhọc, nó còn là nơi chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống quý báu của cha ông ta từ ngàn đời xưa. Cũng là một cách để bạn thêm tự hào, yêu quý quê hương dân tộc mình.

Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối.

 

Giờ đây trải qua quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, Hồ Tây vẫn còn vẹn nguyên vẻ đẹp của đất Kinh Kỳ. Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông Có đền An Trì nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.

Hồ Tây nổi tiếng với những rặng cây xanh rì rất tươi mát và không khí trong lành, rất phù hợp để ta di dưỡng tinh thần. Bao quanh hồ có những bồn hoa, những rặng cây rủ bóng xuống, ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Xuân Diệu:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng...”

Giúp ta hình dung dáng vẻ yêu kiều, thướt tha của cây liễu. Nước hồ Tây trong xanh, tươi mát, thay đổi theo từng mùa, từng không gian và những khoảng thời gian khác nhau. Khi xanh bích, khi xanh lam, khi trong veo như giọt sương cũng có khi một màu đen tuyền buồn bã khi đêm xuống. Quanh hồ, những ánh đèn lấp lánh thắp sáng cho không gian, trông giống như một tòa lâu đài tráng lệ tọa lạc giữa thành phố. Về đêm khung cảnh hồ Tây càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của hồ Tây vừa mang những nét cổ điển, truyền thống với những mái vòm và họa tiết từ ngàn xưa, hay những lớp rêu xanh phủ kín trong lâu đời và kính cẩn, lại vừa được hòa mình vào vẻ nhộn nhịp của đất kinh Kỳ, làm nên sự hòa hợp tuyệt vời biết bao. Khi đến hồ tây bạn vừa có thể ngắm cảnh, vừa có thể thưởng thức những món ăn hà nội rất đặc sắc như tào phớ, bánh phở... Mỗi khi đến với hồ Tây hãy yên tâm rằng bạn sẽ luôn được thanh lọc tâm hồn mình. Hồ Tây không chỉ đi vào lòng người mà còn bất tử qua những trang văn, trang thơ để mãi trường tồn cùng thời gian:

“Một chiều dạo bước Hồ Tây
Mênh mang dịu nhẹ đắm say lòng người
Gió ru những nụ hồng tươi
Trên môi em cười hút cả hồn anh

Trời xanh mặt đất hiền lành
Giữa nơi nhộn nhịp vẫn dành một bên
Nên thơ chút cảnh êm đềm
Buông lời đối họa cho mềm câu thơ
Dệt thêm những sợi ước mơ
Mong một bến bờ mình vẫn bên nhau...”

Hi vọng rằng những cảnh đẹp thiên nhiên và món ăn nơi đây sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc và tuyệt vời hơn cuộc sống con người Hà Nội, về văn hóa truyền thống dân tộc.

19 tháng 3 2021

I. Mở bài:

– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Tây lớp 9.

II. Thân bài:

* Vị trí của Hồ Tây ở đâu?

– Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ của thủ đô Hà Nội.

– Đây chính là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích là hơn 500 ha cùng với chu vi là 11,5km.

* Nguồn gốc của Hồ Tây là gì?

– Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá trình sông chuyển dòng chảy.

– Trong sách “Tây Hồ chí” đã ghi lại rằng Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bao xung quanh là cây rừng với thực vật phong phú, thậm chí còn có cả động vật quý hiếm nữa.

– Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết mà thay đổi: từ Đầm Xác Cáo – tên gọi xưa nhất của Hồ Tây dựa trên truyền thuyết về hồ ly tinh chín đuôi cũng như sự ra đời của hồ đến Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Tây Hồ… Tuy vậy, qua bao năm, người dân vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.

 

* Khung cảnh Hồ Tây như thế nào?

– Hồ Tây rất đẹp. Nhiều du khách ghé thăm Hà Nội, trở về đều nhớ mãi mặt hồ xanh trong, tán bàng, tán phượng xoè rộng, gió hiu hiu, người người qua lại cùng với những di tích không kém phần linh thiêng cổ kính.

– Từ Hồ Tây đi ra xung quanh sẽ tới những ngôi làng cổ, những con phố với các quán cà phê hướng về phía mặt hồ được nhiều người lựa chọn dừng chân.

– Phía lối đi dạo gần hồ còn có lan can được xây dựng với những hoa văn thẩm mỹ. Đèn đường xếp lối thẳng hàng. Buổi tối ở bên hồ rất náo nhiệt: người người nhà nhà đi hóng gió, đi dạo…

– Mỗi buổi sớm, khi mặt trời xuất hiện, mặt hồ lấp lánh như dát vàng, gợn sóng nhỏ lăn tăn khiến lòng người yên bình đến lạ. Chiều về, ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt hồ in bóng lòng đỏ trứng phía trên cao, những nhành liễu rì rào đung đưa trong gió... Thơ mộng biết bao.

– Với một khung cảnh đẹp và diện tích rộng lớn, nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh cưới yêu thích của rất nhiều cặp đôi nữa.

* Ý nghĩa của Hồ Tây ra sao?

 

– Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh tuyệt đẹp. Vào thời Lý – Trần, các vua đã cho xây dựng nhiều hành cung nghỉ mát xung quanh hồ, nay là khu vực các chùa Kim Liên, Trấn Quốc…

=> Bởi vậy, xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá.

– Hồ Tây là một nét đẹp trong nội thành Hà Nội, là đề tài cho nhiều bức ảnh, bài thơ, bức tranh.

– Nơi đây cũng là chỗ đi bộ, tập thể dục buổi sáng hay là nơi hò hẹn của nhiều cặp đôi.

– Hồ Tây từ lâu đã xuất hiện trong ca dao, trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng.

* Hiện trạng của Hồ Tây và hành động nên làm?

– Thực trạng: Vào năm 2016, một lượng lớn cá tại hồ đã chết với nguyên do là trong hồ không có oxy cho chúng hô hấp. Theo nghiên cứu và điều tra ra thì nguyên nhân đó là do hồ bị ô nhiễm từ lâu. Rất nhiều năm qua hồ chưa được nạo vét và hàng ngày vẫn có rất nhiều cống nước thải xả trực tiếp ra hồ mà chưa qua xử lý.

– Hành động: Mỗi chúng ta cần góp sức chung tay bảo vệ không gian xanh – sạch – đẹp của hồ. Một hành động nhỏ cùng góp lại sẽ tạo nên thành quả lớn. Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có nhiều biện pháp để giữ gìn vẻ đẹp của hồ.

III. Kết bài:

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Tây.

21 tháng 4 2021

 

- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.

- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

25 tháng 4 2021

minh bao viet moi buoi sang ma

28 tháng 6 2018

I) Mở bài: Như thường lệ, giữa tháng trăng sáng vằng vặc, em lại ra vườn ngắm trăng.

II) Thân bài:

1. Trời vừa chập choạng tối:

- Màn đêm buông xuống phủ trùm lên cảnh vật.

- Nhà nhà đang lên đèn.

- Trăng từ từ lên cao ở phía ngọn cau.

2. Trời đang vào đêm:

- Không gian trong vắt.

- Cảnh vật lặng im như nghiêm trang chờ đón vầng trăng lên ngự trên đỉnh đồi.

3. Trong đêm:

- Trăng cao sáng vằng vặc như gương.

- Trong vườn lá cây xanh rì thấm đẫm ánh trăng.

- Nước ao lóng lánh, tiếng tôm búng càng tiếng cá đớp trăng.

- Tiếng côn trùng rỉ rả đây đó như vui hát dưới trăng.

4. Vào khuya:

- Tiếng gió khẽ khàng lay động cành cây ngọn lá.

- Ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương đêm.

- Mọi vật như sống động hơn, huyền ảo hơn.

- Trăng vàng tràn đầy ánh sáng.

III) Kết bài:

- Đêm trăng sáng đẹp càng làm em yêu mến quê hương mình hơn.

28 tháng 6 2018

1) Mở bài

Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

2) Thân bài

Tả cảnh đêm trăng:

* Lúc xẩm tối:

+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao

+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

+ Gió thổi mát rượi

+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

* Lúc trăng lên:

+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung

+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng

+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

3) Kết bài

Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh

- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

- Càng thêm yêu mến quê hương

- Không bao giờ quên hôm ấy

15 tháng 5 2018

Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh.  Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.

Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.  Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này.

18 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

1. Mở bài

Giới thiệu đối tượng miêu tả.

Nhà thơ Tế Hanh đã có lần xúc động viết những câu thơ như sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa bóng xuống lòng sông xanh mát"

Thật vậy, với mỗi người dân quê thì hình ảnh dòng sông đã trở thành một phần trong tâm trí, một miền kí ức, một kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Và với em, dòng sông quê hương cũng đẹp đẽ như vậy.

2. Thân bài

a) Tả cảnh đẹp của dòng sông

Dòng sông quê em quanh co, uốn lượn mềm mại như một dải lụa đào ôm ấp quanh xóm làng bình yên.Hai bên sông là cảnh sắc trù phú của quê hương. Hàng tre xanh rì rào trong gió, ngả mái tóc xuống lòng sông. Bầu trời cao và xanh ngắt như chiếc gương khổng lồ chiếu xuống lòng sông, các nàng tre say sưa làm đẹp. Thỉnh thoảng, có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lị lìa cành, trao nhẹ trên không trung rồi đáp nhẹ nhàng xuống mặt nước.Dòng sông quê đã đem phù sa bồi đắp cho đôi bờ, mỗi ngày thêm màu mỡ. Đất đai nơi đây rất tốt vì vậy mà cây cối canh tươi. Từng luống rau xanh mướt nhờ bàn tay chăm sóc khéo léo của các bạn nông dân, những nương ngô tươi tốt chờ ngày bẻ bắp.Lòng sông khá rộng, nước sông mùa xuân trong và sâu như có thể nhìn xuống tận đáy nhưng mùa hè, với những cơn mưa như trút nước, những trận bãi lũ dữ dội khiến dòng sông lúc nài cũng cuồn cuộn đỏ ngàu một màu như gương mặt của một người bầm đi vì rượu bữa.Trên sông thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền to chở đá, chở vôi cùng tiếng lanh canh gõ mái chèo đuổi cá.

b) Lợi ích dòng sông

Dòng sông với nguồn nước trù phú đã đem đến nguồn nước tưới phong phú cho ruộng đồng quê hương. Bởi thế mà cây cối luôn được tưới đầy đủ, quanh năm xanh tốt.Con sông quê như một người mẹ hiền từ và bao dung của một vùng văn hóa xứ sở. Quanh năm suốt tháng, con sông đem lại nguồn hải sản phong phú với cua, tôm, cá, ốc.. Đó là nguồn thu nhập cho các hộ dân trong thôn xóm.Dòng sông nằm nghiêng nghiêng bên đất mẹ không biết tự bao giờ, như một chứng nhân cho lịch sử hào hùng của người dân quê, nhìn nhận mọi sự đổi thay.

c) Kỉ niệm của bản thân với dòng sông quê

Dòng sông gắn bó với em từ lâu lắm, như một người bạn tri kỉ, thân thiết của tuổi thơ.Mỗi buổi trưa hè, em và các bạn cùng trang lứa lại cùng nhau xuống tắm sông. Dòng nước ngọt lành và mát mẻ khiến con người ta sảng khoái và dễ chịu, thoải mái hơn bao giờ hết.Buổi chiều, bọn em lại ngồi trò chuyện dưới gốc tre mát, cùng nhau thả diều trên bãi đất rộng. Cánh diều bay lên cao cai mãi mang theo biết bao khát vọng tuổi hoa cất cánh cùng cơn gió quê.

3.Kết bài

Nêu suy nghĩ và tình cảm.

Yêu biết mấy con sông quê nhỏ bé mà thân thiết. Sau này lớn lên hay đi đâu xa, con sông vẫn luôn là một phần kí ức không thể phai mờ

18 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

1. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp mà em ấn tượng: Mùa thu Hà Nội

2. Thân bài

- Giới thiệu về mùa thu và Hà Nội nói chung

- Cảm nhận khi đi trên những con phố trong tiết trời mùa thu

+ Những làn gió nhẹ, se lạnh của tiết trời mùa thu

+ Hàng cây hai bên đường lá đã bắt đầu ngả vàng

+ Mùi hương hoa sữa, không quá nồng, mà chỉ thoang thoảng hoà quyện cùng hương vị của lá khô

- Khung cảnh bờ hồ khi thu đến (Miêu tả theo trình tự từ bao quát đến cụ thể (phần miêu tả chính):

+ Hồ Gươm rộng và đẹp hơn rất nhiều trong chính những bức ảnh, những bức tranh

+ Quanh bờ hồ là những hàng cây đã mấy chục tuổi, những bóng cây già nghiêng mình soi xuống bóng nước.

+ Hình ảnh cây phượng vĩ nghiêng mình, như người thiếu nữ soi bóng trên mặt hồ.

+ Những đoá hoa phượng đã tàn trên những vòm cây.

- Điểm ấn tượng đặc biệt của em đối với cảnh đẹp đó.

- Con người và bản sắc văn hoá ở nơi danh lam thắng cảnh đó.

- Cảm nhận của bản thân.

3. Kết bài

Mong muốn của bản thân về danh lam thắng cảnh đó.

28 tháng 6 2018

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

28 tháng 6 2018

1. Mở bài:

- Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.

- Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.

2. Thân bài:

a) Bên ngoài:

- Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.

- Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.

- Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.

- Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.

b) Bên trong:

- Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.

- Vườn chùa rộng và thoáng.

- Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.

- Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.

- Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.

- Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.

- Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.

- Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.

- Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.

- Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.

- Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.

3. Kết bài:

- Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.

- Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

- Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.

22 tháng 1 2021

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về mùa xuân
  • Không phải ngẫu nhiên mà người ta lấy mùa xuân làm mùa khởi đầu cho cả một năm. Cũng không phải ngẫu nhiên, mùa xuân trở thành mùa được chờ đón háo hức nhất. Xuân đến, cảnh vật, đất trời và con người đều có sự đổi thay. Mỗi mùa đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng ý nghĩa của mùa xuân có lẽ sâu sắc hơn rất nhiều.

II. Thân bài

a. Thiên nhiên mùa xuân

  • Mưa xuân lất phất bay trong gió, không đủ để ướt tóc nhưng cũng khiến lòng người phấp phới.
  • Cái lạnh vẫn thấm vào từng thớ thịt, nhưng lại mất đi cái tê tái lạnh lẽo của những ngày đông. Mùa xuân mang theo làn gió ướp hơi nắng nên không làm buốt lòng người.
  • Thỉnh thoảng, mặt trời lại ló rạng sau bao ngày đông lẩn trốn. Tia nắng nhẹ nhàng đậu trên những mái hiên, ngọn cỏ. Nắng dịu nhẹ như nàng thiếu nữ mới lớn, làm không khí ấm áp trở lại.

b. Khung cảnh đất trời mùa xuân

  • Cây cối mới hôm qua còn ngủ quên trên những cành xơ xác, nay như bừng tỉnh trở lại. Những chiếc lá non xanh nhú trên đầu cành, như còn e ấp với đất trời. Sắc xanh bừng lên giữa khu vườn để báo hiệu một cuộc sống mới. Có những loài hoa thì đã kịp bung hương toả sắc, như tô điểm cho đất trời những ngày sang xuân.
  • Trên cành, có những chú chim ríu rít, có đàn én trở về sau những ngày đông đi cư trú. Chú mèo mướp nằm dài trước hiên nhà, lười biếng đón lấy ánh nắng mặt trời. Tất cả dường như thư thả hơn trong những ngày sang xuân này.
  • Ngoài đường, khung cảnh thật nhộn nhịp tươi vui. Người đi chợ, người bán hàng, người chở đào quất về nhà. Sắc đào sắc mai điểm xuyết cả con đường làng. Nhà ai đó có khói bếp bay lên, là mùi của bánh chưng- đặc sản của những ngày tết.
  • Mọi vật dường như đang thay đổi nhanh chóng, sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ.

c. Con người trong mùa xuân

  • Những người mẹ, người bà, người chị nhanh nhẹn quét dọn nhà cửa, đi chợ sắm tết. Ngày tết, người phụ nữ luôn là người làm việc nhiều nhất. Nhưng nhìn gương mặt của họ, có lẽ họ hạnh phúc vì được chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.
  • Ông bà con cháu ngồi quây quần lại với nhau để cùng gói bánh chưng. Người lớn hướng dẫn trẻ nhỏ, tiếng cười cứ thế vang dội đi khắp nơi. Mỗi tấm bánh chưng được gói ra chính là yêu thương đong đầy trong đó.
  • Những ngày tết này, người lớn thường mừng tuổi trẻ con, như một lời chúc may mắn, mong đứa trẻ khoẻ mạnh vui tươi. Người ta luôn cười đùa hỏi thăm nhau trong những ngày đầu năm mới, chúc nhau những điều thật tốt đẹp nhất.

d. Ý nghĩa của mùa xuân

  • Mùa xuân là mùa của tươi mới, mùa của thay da đổi thịt. Những chuyện buồn của năm cũ sẽ qua đi, để người ta được quyền ước mong về điều hành phúc sẽ đến.
  • Mùa xuân cũng là mùa của đoàn viên, để tình yêu thương lại có dịp được tuôn trào. Những đứa con khi xa quê, mùa xuân sẽ là lúc họ trở về bên những người yêu thương của mình.

III. Kết bài

Nêu cảm xúc của chính mình về mùa xuân

Mai này, dù có đi xa, có tung cánh trên bầu trời cao rộng, em sẽ không bao giờ quên những mùa xuân mà mình đang được hưởng. Em sẽ nhớ mãi về niềm hạnh phúc, về mái ấm tình thương những ngày mùa xuân. Có lẽ, bởi chính như vậy mà mùa xuân luôn là khoảnh khắc được mong đợi nhiều nhất.