K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm nay tôi bán hàng tôi đề biển để bán cá  :"Ở đây, có bán cá tươi"

Một người đi qua cười bảo :

-Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà phải đề là cá "tươi"

Tôi nghe có lí bèn bỏ chữ "tươi"đi

Hôm sau ,có người khách đến mua cá,cũng nhìn lên biển cười bảo:

-Người ta chẳng nnhex ra hàng hoa mua cá hay sao , mà phải đề là "ở đây"

Tôi liền bỏ chữ ở đây đi

Cách vài hôm lại có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển,cười bảo:

-Ở đây chẳng bán cá thì bày ra khoe à sao phải đề là "có bán"?

Tôi lại bỏ chứ "có bán" đi.Tôi nghĩ còn mỗi chữ cá thì chắc không còn ai bắt bẻ được mk nữa

Vài hôm sau có một người bạn của tôi đến chơi nhìn cái biển nói:

-Chưa đến dầu phố đã ngửi thấy mùi cá tanh rồi còn đề chữ"cá làm j nữa"?

Thế là tôi cất nốt cái biển đi

30 tháng 12 2019

Trl:

Xin chào tất cả mọi người tôi chính là người bán hàng trong câu chuyện “Treo biển” mà mọi người vẫn thường hay nói tới đây. Thấy mọi người có vẻ tò mò về câu chuyện của tôi nên tiện đây tôi sẽ kể cho mọi người nghe luôn

Chả là tôi muốn mở một cửa hàng bán cá nên bắt đầu làm một cái biển thật to để trước cửa nhà ghi “ Ở đây có bán cá tươi”. Khi biển vừa mới được treo lên thì đã có người qua đường đứng xem và bảo tôi “ Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là bán cá tươi?” Nghe vậy tôi tức lắm! Chưa làm ăn được gì mà đã có người bảo sản phẩm của mình chất lượng kém. Nghĩ vậy để chứng minh rằng mình là người làm ăn chân chính nên tôi đã xóa ngay chữ “tươi” trên biển đi mà không hề nghĩ ngợi thêm gì. Đến sáng ngày hôm sau có người đến mua cá họ cũng lại nhìn lên biển nhà tôi và cười bảo :” Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây!” Thấy họ nói cũng có lí bởi quả thực chả ai đến hàng cá để mua thứ nào khác ngoài cá cả nên kể ra cũng không cần thiết phải có hai chữ “ ở đây” làm gì. Rồi toi lại sửa chiếc biển của mình bằng cách bỏ bớt thêm hai chữ “ở đây” đi. Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó bởi cách một vài hôm sau lại có người đến mua cá và nhìn lên chiếc biển nhà tôi mà góp ý “ ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe khoang hay sao mà phải đề “có bán”. Tôi nghe nói vậy liền bỏ ngay hai chữ “ có bán” đi mà chẳng nghĩ ngợi gì. Cuối cùng chiếc biển của tôi từ chỗ ghi “ở đây có bán cá tươi” thì bây giờ chỉ còn duy nhất một chữ “cá”. Cứ tưởng rằng từ giờ sẽ không còn có ai có thể bắt bẻ được chiếc biển nữa nhưng thật trớ trêu các bạn ạ! Vài hôm sau người láng giềng gần nhà tôi sang chơi thấy cái biển liền nói “ Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá chứ còn đề biển làm gì nữa!” Bực quá tôi liền cất luôn cái biển nhà mình đi. Quả thật kể cho các bạn nghe câu chuyện này tôi cũng thấy xấu hổ lắm bởi bây giờ nghĩ lại tôi thấy mình thật dại dột và thiếu suy nghĩ, chỉ biết làm theo những gì người ta nghĩ người ta bảo mà không tính toán trước sau. Và qua câu chuyện của chính mình, tôi muốn khuyên các bạn rằng trong cuộc sống chúng ta cần biết cách lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác một cách có chọn lọc, biết su nghĩ chọn lựa đúng đắn bởi không phải lời khuyên nào cũng phù hợp với mình không phải ý kiến nào cũng đúng cũng nên làm theo. Trước khi đưa ra quyết định cho một việc gì đó cần phải suy nghĩ cho thật kĩ để không đem lai hậu quả khó lường!

Hc tốt

      Chào tất cả mọi người tôi chính là người bán hàng trong câu chuyện “Treo biển” mà mọi người vẫn thường hay nói tới đây. Thấy mọi người có vẻ tò mò về câu chuyện của tôi nên tiện đây tôi sẽ kể cho mọi người nghe luôn

      Chả là tôi muốn mở một cửa hàng bán cá nên bắt đầu làm một cái biển thật to để trước cửa nhà ghi “ Ở đây có bán cá tươi”. Khi biển vừa mới được treo lên thì đã có người qua đường đứng xem và bảo tôi “ Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là bán cá tươi?” Nghe vậy tôi tức lắm! Chưa làm ăn được gì mà đã có người bảo sản phẩm của mình chất lượng kém. Nghĩ vậy để chứng minh rằng mình là người làm ăn chân chính nên tôi đã xóa ngay chữ “tươi” trên biển đi mà không hề nghĩ ngợi thêm gì. Đến sáng ngày hôm sau có người đến mua cá họ cũng lại nhìn lên biển nhà tôi và cười bảo :” Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây!” Thấy họ nói cũng có lí bởi quả thực chả ai đến hàng cá để mua thứ nào khác ngoài cá cả nên kể ra cũng không cần thiết phải có hai chữ “ ở đây” làm gì. Rồi toi lại sửa chiếc biển của mình bằng cách bỏ bớt thêm hai chữ “ở đây” đi. Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó bởi cách một vài hôm sau lại có người đến mua cá và nhìn lên chiếc biển nhà tôi mà góp ý “ ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe khoang hay sao mà phải đề “có bán”. Tôi nghe nói vậy liền bỏ ngay hai chữ “ có bán” đi mà chẳng nghĩ ngợi gì. Cuối cùng chiếc biển của tôi từ chỗ ghi “ở đây có bán cá tươi” thì bây giờ chỉ còn duy nhất một chữ “cá”. Cứ tưởng rằng từ giờ sẽ không còn có ai có thể bắt bẻ được chiếc biển nữa nhưng thật trớ trêu các bạn ạ! Vài hôm sau người láng giềng gần nhà tôi sang chơi thấy cái biển liền nói “ Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá chứ còn đề biển làm gì nữa!” Bực quá tôi liền cất luôn cái biển nhà mình đi. Quả thật kể cho các bạn nghe câu chuyện này tôi cũng thấy xấu hổ lắm bởi bây giờ nghĩ lại tôi thấy mình thật dại dột và thiếu suy nghĩ, chỉ biết làm theo những gì người ta nghĩ người ta bảo mà không tính toán trước sau. Và qua câu chuyện của chính mình, tôi muốn khuyên các bạn rằng trong cuộc sống chúng ta cần biết cách lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác một cách có chọn lọc, biết su nghĩ chọn lựa đúng đắn bởi không phải lời khuyên nào cũng phù hợp với mình không phải ý kiến nào cũng đúng cũng nên làm theo. Trước khi đưa ra quyết định cho một việc gì đó cần phải suy nghĩ cho thật kĩ để không đem lai hậu quả khó lường!

      Đó chính là câu chuyện hài hước kể về tôi đấy các bạn ạ! Qua câu chuyện trên tôi mong các bạn sẽ rút ra được bài học cho chính bản thân mình và hãy luôn nhớ rằng đừng làm điều gì dại dột để không phải hối hận và nuối tiếc trong cuộc đời.

30 tháng 12 2019

Xin chào tất cả mọi người tôi chính là người bán hàng trong câu chuyện “Treo biển” mà mọi người vẫn thường hay nói tới đây. Thấy mọi người có vẻ tò mò về câu chuyện của tôi nên tiện đây tôi sẽ kể cho mọi người nghe luôn

Chả là tôi muốn mở một cửa hàng bán cá nên bắt đầu làm một cái biển thật to để trước cửa nhà ghi “ Ở đây có bán cá tươi”. Khi biển vừa mới được treo lên thì đã có người qua đường đứng xem và bảo tôi “ Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là bán cá tươi?” Nghe vậy tôi tức lắm! Chưa làm ăn được gì mà đã có người bảo sản phẩm của mình chất lượng kém. Nghĩ vậy để chứng minh rằng mình là người làm ăn chân chính nên tôi đã xóa ngay chữ “tươi” trên biển đi mà không hề nghĩ ngợi thêm gì. Đến sáng ngày hôm sau có người đến mua cá họ cũng lại nhìn lên biển nhà tôi và cười bảo :” Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây!” Thấy họ nói cũng có lí bởi quả thực chả ai đến hàng cá để mua thứ nào khác ngoài cá cả nên kể ra cũng không cần thiết phải có hai chữ “ ở đây” làm gì. Rồi toi lại sửa chiếc biển của mình bằng cách bỏ bớt thêm hai chữ “ở đây” đi. Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó bởi cách một vài hôm sau lại có người đến mua cá và nhìn lên chiếc biển nhà tôi mà góp ý “ ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe khoang hay sao mà phải đề “có bán”. Tôi nghe nói vậy liền bỏ ngay hai chữ “ có bán” đi mà chẳng nghĩ ngợi gì. Cuối cùng chiếc biển của tôi từ chỗ ghi “ở đây có bán cá tươi” thì bây giờ chỉ còn duy nhất một chữ “cá”. Cứ tưởng rằng từ giờ sẽ không còn có ai có thể bắt bẻ được chiếc biển nữa nhưng thật trớ trêu các bạn ạ! Vài hôm sau người láng giềng gần nhà tôi sang chơi thấy cái biển liền nói “ Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá chứ còn đề biển làm gì nữa!” Bực quá tôi liền cất luôn cái biển nhà mình đi. Quả thật kể cho các bạn nghe câu chuyện này tôi cũng thấy xấu hổ lắm bởi bây giờ nghĩ lại tôi thấy mình thật dại dột và thiếu suy nghĩ, chỉ biết làm theo những gì người ta nghĩ người ta bảo mà không tính toán trước sau. Và qua câu chuyện của chính mình, tôi muốn khuyên các bạn rằng trong cuộc sống chúng ta cần biết cách lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác một cách có chọn lọc, biết su nghĩ chọn lựa đúng đắn bởi không phải lời khuyên nào cũng phù hợp với mình không phải ý kiến nào cũng đúng cũng nên làm theo. Trước khi đưa ra quyết định cho một việc gì đó cần phải suy nghĩ cho thật kĩ để không đem lai hậu quả khó lường!

Đó chính là câu chuyện hài hước kể về tôi đấy các bạn ạ! Qua câu chuyện trên tôi mong các bạn sẽ rút ra được bài học cho chính bản thân mình và hãy luôn nhớ rằng đừng làm điều gì dại dột để không phải hối hận và nuối tiếc trong cuộc đời.

30 tháng 11 2016

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :

-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

30 tháng 11 2016

a) Kể lại một câu chuyện dân gian đã học.

Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.

Thời Vua Hùng Vương thứ 18, cuộc sống của người dân vô cùng sung túc và no ấm, khắp nơi ai ai cũng tưng bừng mở hội mừng những mùa vàng bội thu. Nhà vua hài lòng lắm, ngài có một cô con gái yêu tên là Mỵ Nương cũng vừa đến tuổi cập kê, nàng có một sắc đẹp hiền dịu, đoan trang. Nhà vua muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng, ngài quyết định mở cuộc thi kén rể, những người con trai trong cả nước đều đổ về chốn đô thành để mong lọt vào mắt xanh của Mỵ nương. Một buổi sáng, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng đến trước điện rồng. Một người có nước da rám nắng, thân hình cường tráng, ánh mắt sáng như sao, chàng đến từ núi rừng và xưng tên là Sơn Tinh, còn chàng trai kia có một mái tóc bồng bềnh như sóng nước, trông dáng dấp mảnh dẻ thanh tú, nhưng thái độ cũng vô cùng quyết liệt, chàng tự xưng là Thủy Tinh sống nơi biển cả. Phần so tài đã diễn ra nhưng phần thắng cuộc lại thuộc về người con của núi, Thủy Tinh không chấp nhận thua cuộc, chàng đuổi theo đôi uyên ương đòi cướp lại Mỵ Nương…

Và thời hiện tại bắt đầu…

Nước dâng cuồn cuộn đỏ ngầu, rừng đầu nguồn từ lâu đã bị đốt, bị chặt phá tan hoang, đến cả cái gốc cây cũng bị người dân đào lên bán về xuôi làm vật trang trí, những dòng nước càng trở nên hung hãn khi không bị 1 vật gì ngáng trở, chúng lao ầm ầm về xuôi, đi đến đâu chúng cuốn phăng nhà cửa, của cải đến đấy, khắp nơi nhìn đâu cũng chỉ một biển nước mênh mông. Cơn thịnh nộ của Thủy Tinh thật là khủng khiếp, chàng muốn khắp mọi nơi phải quy phục sức mạnh của chàng, đầu hàng sức mạnh của nước. Nhưng chàng không biết rằng Sơn Tinh đã chuẩn bị mọi thứ để phòng vệ, những người dân của chàng đã được trang bị những thiết bị tối tân hiện đại nhất, họ dùng điện thoại di động để đưa thông tin liên lạc một cách nhanh nhất, thông báo những nơi cần phải đến trợ giúp ngay lập tức. Những chiếc máy bay trực thăng khẩn cấp cất cánh bay đến tiếp cứu những người dân đang bị dòng nước cuốn đi, những chiếc xuồng máy chở đầy hàng cứu trợ luồn lách vào những khu vực khó đến nhất để mang lương thực thực phẩm đến cho mọi người, những chiếc máy xúc đang hối hả làm việc, từng đống đất cao ngất như núi do nước đẩy từ trên núi xuống được máy xúc xúc lên đổ vào những chiếc xe tải to đùng, hàng đoàn xe chở đất lũ lượt chạy hối hả về tuyến đê xung yếu đang được cấp tốc bồi đắp thêm, hàng tấn đất đá đổ xuống ào ào, máy ủi xông trận đẩy những khối đất đá ấy vào đúng vị trí, cửa xả lũ đã được xây dựng to rộng hơn bởi xi măng cốt thép mở toang ra đón cơn lũ tới, dòng nước đang ầm ầm đổ xuống bỗng trở nên hiền hòa trước một bức tường đất đá dày kéo dài dọc triền sông, chúng buộc phải chảy nhẹ nhàng men theo bờ đê đã được bồi đắp rồi trở về với biển. Thủy Tinh mệt mỏi, chàng thôi hô phong hoán vũ, gió ngừng thổi mạnh, nước mưa ngừng rơi, nước dần dần rút, chàng phải chấp nhận thua cuộc.

Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?

b) Kể lại một câu chuyện trong đời sống hàng ngày.

Nhà tôi ở xa trường nên những buổi trưa, tôi thường phải ở lại, vào quán ăn cơm. Và ở cái quán cơm quen thuộc này, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện thật xúc động.

Lần đầu tiên bước chân vào quán, tôi còn đang bỡ ngỡ... thì một người phụ nữ khoảng chừng bốn mươi tuổi đi đến hỏi han, và phục vụ tận tình. Nhìn cô tôi không khỏi chạnh lòng, gương mặt cô xanh xao, gầy gò, đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác như vừa trải qua một việc gì đó kinh hoàng. Nhìn nhanh sang phía bên kia, tôi thấy một người phụ nữ khác trông nhanh nhẹn và tháo vát đang lúi húi làm việc trong bếp lò, vừa làm vừa nhìn lại cô, tôi hiểu vai trò của cô ở nơi này. Vâng, họ là bà chủ và cô giúp việc! Nhưng một điều lạ là họ nói chuyện với nhau, gọi nhau rất nhẹ nhàng, thân mật giống như người trong một nhà vậy.

Một bé gái chừng độ 9 tuổi chạy ra níu áo cô. Tôi mỉm cười hỏi:

- Con gái cô đây ạ?

Người đàn bà ngơ ngác gật đầu, rồi mang bát đũa ra cho khách. Quán vắng người. Cái thị trấn nhỏ này chỉ có mấy cô chú làm ở cây xăng, hoặc vài người chuyến hàng từ miền ngoài vào là khách của quán cơm trưa duy nhất. Mẹ con người làm thuê thường phải mang cơm ra tận nơi làm của họ. Hôm đó, tôi mới có dịp hỏi chuyện về mẹ con người đi ở. Bác chủ quán mới thong thả kể:

Người đàn bà ấy vốn là một đứa trẻ mồ côi, rồi lớn lên, lấy chồng, lại bị nhà chồng hắt hủi, đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Chị có con, nhưng người chồng tệ bạc cũng không nhận. Cuối cùng, chị phải bế con đi ăn xin.

Cuộc đời khổ ải khiến chị trở thành một người ngơ ngác. Đôi mắt lúc nào cũng ngây ngây. Và chị sợ, luôn sợ một cái gì đó, có lúc ánh mắt trông hoang dại, thật đáng thương.

 

Đến thị trấn này, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp đã gặp bác chủ quán. Công việc chẳng nhiều, nhưng bác trai vốn là một thầy giáo, cả hai bác giàu lòng thương người cứ nhận họ về ở, vừa để giúp việc cho gia đình, vừa để tạo điều kiện cho mẹ con họ có chỗ ăn chỗ ở. Rồi mấy năm sau, hai bác còn cho đứa con gái nhỏ được đi học.

Chỉ vì cuộc đời xô đẩy mà mẹ con họ ra nông nỗi này! Biết bao giờ mẹ con chị mới có một mái nhà để sống như những người bình thường khác? Tôi thầm cảm ơn bác chủ quán và thầy giáo đã cho hai mẹ con tội nghiệp ấy một chỗ ở, một nơi làm, dù chỉ tạm bợ, để những đêm đông giá lạnh hay những ngày mưa bão, mẹ con họ có chỗ nương nhờ.

Tấm lòng của gia đình bác thật đáng trân trọng. Tôi mong sao mẹ con họ sẽ còn gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm như vậy để có một ngày mai tươi sáng hơn.

c) Kể lại một câu chuyện tưởng tượng.

Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác ô tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: “Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!”.

Nghe thấy tiếng bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy:

- Bác ô tô sướng thật, suốt ngày nằm ở nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi còn được mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vào buổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nào cũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác ô tô mới có thế mà đã kêu toáng cả lên.

Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xe máy lên tiếng:

- Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiều bà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ông chủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anh thật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là người khổ nhất.

Bác ô tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưng may là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì… Bác nghĩ mình là người có tuổi, không nên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác ô tô cất giọng từ tốn và nghiêm khắc nói:

- Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền của làm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự?

Sau những câu hỏi của ô tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào người nấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác ô tô lại nói tiếp:

- Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp con người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phải làm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hé răng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biết rằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưng lại có mà ăn!

Nói xong, bác ô tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bóp cho bác ô tô và xin lỗi rối rít.

Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc.

Bn tham khảo nhá !!

 

7 tháng 11 2018

Trường học nào cũng vậy, như thường lệ cứ đến thứ hai là cả trường lại tổ chức buổi chào cờ đầu tuần để các thầy cô tổng kết hoạt động của tuần học trước và triển khai kế hoạch hoạt động và học tập trong tuần mới.

Sau hai ngày nghỉ là thứ bảy và chủ nhật để thư giãn đầu óc và dành thời gian cho các hoạt động vui chơi, em chuẩn bị cho một tuần học mới và đầu tiên đó là buổi lễ chào cờ vào buổi sáng thứ hai.

Sáng em dậy sớm, chuẩn bị sách vở đầy đủ và không quên mặc quần sẫm mầu với áo trắng là trang phục quy định của nhà trường vào mỗi buổi thứ hai hàng tuần, khăn đỏ, mũ ca nô và ghế nhựa đã được chuẩn bị sẵn sàng. Em đến trường sớm hơn mọi khi vì lớp em hôm nay có lịch trực tuần. Công việc của lớp trực tuần là chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi lễ chào cờ như: khiêng  bàn ghế, chuẩn bị hoa và khăn trải bàn đầy đủ…

Đến lớp các bạn đã đến đông đủ và bắt đầu công tác chuẩn bị, lớp trưởng phân công thành các nhóm mỗi nhóm một việc, nhóm thì khiêng bàn ghế, nhóm chuẩn bị hoa, khăn trải bàn, trống và cờ. Riêng về việc chuẩn bị loa đài thì do quá nặng và cồng kềnh nên cô tổng phụ trách phân các anh chị lớp trên làm giúp. Khi mọi việc đã xong cũng là lúc tiếng trống vào giờ vang lên. Các lớp xếp thành những hàng ngay ngắn với trang phục gọn gàng, đầy đủ mũ ca nô và ghế ngồi. Các thầy cô trong trường cũng ngồi vào đúng vị trí của mình, mỗi lớp có một cờ đỏ sao vàng và biển số lớp được phân cho bạn lớp trưởng cầm.

Bạn liên đội trưởng của trường mời thầy cô và các bạn đứng dậy làm lễ chào cờ, tiếng bạn dõng dạc hô to: “Chào cờ! Chào”, các bàn tay phải của các bạn học sinh giơ lên làm đúng động tác chào cờ đã được học từ những lớp dưới, tiếng trống chào cờ đánh đều theo nhịp, tất cả cờ của mỗi lớp được giương cao lên. Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường.

Tiếp đó cô giáo hiệu trưởng lên nhận xét về tình hình học tập của toàn trường và triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần mới. Khi tiếng trống hết giờ vang lên cô ra hiệu lệnh nghỉ và mời các bạn học sinh về lớp để tiếp tục những tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để khiêng bàn ghế và mang đồ dùng về vị trí cũ cho buổi chào cờ tiếp theo. Xong xuôi các bạn về lớp và học những tiết học còn lại

Buổi chào cờ thực sự rất cần thiết ở mỗi trường học, thể hiện sự trang nghiêm nơi trường lớp. Thông qua đó làm lớn thêm tình yêu Tổ quốc trong mỗi học sinh và học sinh hiểu biết rõ hơn về các hoạt động trong trường.

6 tháng 11 2018

mỗi sáng đén trường là  chuỗi tháng ngày đau thương

21 tháng 9 2019

BN CÓ K KO

17 tháng 12 2017

tóm tắt :

là một chàng dế thanh niên cường tráng ,Dế Mèn rất tự hào về kiểu cách con nhà võ cua mình .Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm.

Mèn rất kinh miệt một người bạn ở gần hang ,và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta rất ốm yếu.Mèn đã chêu trọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu .Chị cốc tưởng Choắt đã trêu mình nên đã mổ anh ta trọng thương .Trước lúc chết ,Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ.Đó là bài học đầu tiên của Dế Mèn

Bài học:

không nên có tính kiêu căng,kiêu ngạo.Làm gì cũng phải biết suy nghĩ 

27 tháng 12 2016

mink chỉ gợi ý thôi

cái kết 1: Mã Lương cất chiếc bút đi vào 1 ngày trong giấc ngủ ông tiên ngày nào hiện lên và nói Mã Lương đưa lại câyy bút thần cho mik

cái kết 2:mọi người ca tụng Mã Lương và muốn Mã Lương lên ngôi vua sau đó thì Mã Lương đồng ý

cái kết 3:Mã Lương ném chiếc bút đi và Mã Lương trở về quê vs những người bạn ấu thơ và cuộc sống cũ

còn rất nhiều cái kết khác nếu bạn cần mik sẽ làm chi tiết hơn vì bài này mik làm rồi

25 tháng 12 2016

Vì k có time nên mk đưa ra pài tham khảo nha ^^

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.