K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

1. Chép lại bài thơ " Bành trôi nước " . Bài " Bành trôi nước " có mấy lớp nghĩa , lớp nghĩ nào là nghĩa có giá trí trong bài thơ , vì sao ?

2. Chép lại bài " Nam quốc sơn hà " , vì sao văn bản này lại đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

3. Nêu sự khác nhau giữa cụm từ " ta với ta " trong bài Qua đèo ngang và Bạn đến chơi nhà.

3 tháng 12 2017

đề ở lớp cậu toàn mấy câu trong SGK nhỉ, cô mình ns đề lớp tớ 2 câu trong SGK, 2 câu nâng cao. gianroi

6 tháng 2 2018

Bạn tham khảo ở đây nha, mình học rồi: https://dethi.violet.vn/present/kiem-tra-1-tiet-tieng-viet-lop-7-hk2-12268941.html

4 tháng 11 2017

1. Từ đồng nghĩa là gì ? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ mỗi loại ?

2. Đặt câu với các cặp quan hệ từ : Nếu....thì , Mặc dù....nhưng , Vì ....nên

3. Viết 1 đoạn văn từ 8-10 câu chủ đề tự chọn có sử dụng từ đồng âm , từ trái nghĩa

4 tháng 11 2017

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào phương án đúng: (5đ)

1. Từ ghép được cấu tạo gồm:

a. Từ ghép chính phụ.
b. Từ ghép đẳng lập.
c. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
d. Từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa.

2. Từ "bất khuất, trung hậu" thuộc loại từ:

a. Từ đơn b. Từ phức - từ ghép
c. Từ láy - từ phức d. Từ đơn – từ ghép

3. Những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng là:

a. Từ láy b. Từ phức c. Từ ghép đẳng lập d. Từ ghép

4. Vai trò ngữ pháp của Đại từ:

a. Làm chủ ngữ - vị ngữ
b. Làm định ngữ - bổ ngữ
c. Làm chủ ngữ - vị ngữ, phụ ngữ
d. Làm bổ ngữ

5. Từ " Tái phạm" có nghĩa:

a. Xúc phạm b. Quay lại đường cũ
c. Tiếp xúc trở lại d. Vi phạm trở lại

6. Yếu tố Hán Việt là tiếng:

a. Để cấu tạo từ ghép b. Để cấu tạo từ Hán Việt
c. Để cấu tạo từ phức d. Để cấu tạo từ láy

7. Từ đồng nghĩa là:

a. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
b. Những từ có nghĩa giống nhau
c. Những từ có nghĩa gần giống nhau

8. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: "...... nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương."

a. Ngước đầu b. Quay đầu c. Ngẩng đầu d. Xoay đầu

9. Từ " Cờ" (Lá cờ), "Cờ" (Bàn cờ), các trường hợp này gọi là:

a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ láy d. Từ đồng nghĩa

10 "Nó ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài đầu cuối giờ học". Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên:

a. Thiếu quan hệ từ
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
c. Thừa quan hệ từ
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

II. TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 11: Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong cả hai ngữ cảnh sau:

a. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

b. Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

(Ca dao)

  • Từ đồng nghĩa: .....................................................................................
  • Từ trái nghĩa: ........................................................................................

Câu 12: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

............. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ.........

Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

  • Đại từ: ................................................................................................
  • Quan hệ từ: ........................................................................................
  • Từ Hán Việt: .......................................................................................
12 tháng 10 2018

ko

đăng 

câu

hỏi 

linh

tinh

nhé 

bạn 

15 tháng 11 2018

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2016 - 2017

A. TIẾNG VIỆT

1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

-Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.

-Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào?

- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó

3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:

a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ

- Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu

- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.

b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.

- Từ ghép chính phụ:

- Từ ghép đẳng lập:

4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?

-Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh).

- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.

5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:

a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng

- Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng

- Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc

b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.

- Láy toàn bộ:

- Láy bộ phận:

6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép? vì sao.

- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép

7. Thế nào là đại từ.

- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,….. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

9. Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.

10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV

11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào?

- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ (mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.

- Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố (vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ

- Chính phụ: đại lộ, hải đăng,, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp

14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?

- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:

a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng

b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ

c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã,lịch sự

d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ

17. Thế nào là quan hệ từ?

- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào?

- Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.

- Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).

20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ?Nêu cách chữa.

- Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

21.Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai.

a. Nếu có chí thì sẽ thành công-> đúng (quan hệ điều kiện – kết quả)

b. Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai (trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)

c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết – kết quả)

22. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa?

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Có hai loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau

23. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.

- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

24. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó.

a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm

c) cho, biếu, tặng d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó

25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau:

a. Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng

Trọng Thủy nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.

b. Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

c. Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không !

d. Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau

- “Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

(Hồ Chí Minh )

- “Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.

(Việt Bắc – Tố Hữu )

26. Thế nào là từ trái nghĩa?

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.

27. Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

a) Non cao non thấp mây thuộc,

Cây cứng cây mềm gió hay. (Nguyễn Trãi)

b) Trong lao tù cũ đón tù mới,

Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. (Hồ Chí Minh)

c) Còn bạc, còn tiền,còn đệ tử,

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,

Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (Phạm Tiến Duật)

e)Đất có chỗ bồi, chỗ lở, người có người dở, người hay.

28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:

a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết………. còn hơn sống đục

c) Xét mình công ít tội …… d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại …………..

e) Nói thì………………. làm thì khó g) Trước lạ sau……………….

29. Thế nào là từ đồng âm?

- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

30. Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?

a. Châu chấu đá xe.

b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi.

c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.

- Các từ “Châu” là từ đồng âm vì: Châu 1: tên một loại côn trùng; châu 2: tên một châu lục nằm trọn vẹn ở bắc Bán cầu; châu 3: tên người. (phát âm chệch đi từ chữ chu – Chu Du – một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc – Trung Quốc)

31. Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ đồng âm không?

a. Cái ghế này chân bị gãy rồi.

b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.

c. Nam đá bóng nên bị đau chân.

-Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa vì:

+ Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác (chân bàn, chân ghế…).

+ Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường …)

+ Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.

32. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau:

“Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”

TL: - Lợi 1: lợi ích - lợi 2: lợi của nướu răng.

33. Thành ngữ là gì? VD?

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi

34. Chức vụ của thành ngữ?

- Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ

35. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.

b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao

c. Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham lam.

-> Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng

d. Nước mắt cá sấu: lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.

e. Bách chiến bách thắng:

g. Ăn cháo đá bát:

mai mik mới kt nhưng đây là đề cương, khá dài nhỉ?

15 tháng 11 2018

Bạn học trường nào vậy ? ở đâu vậy?

6 tháng 11 2018

Câu 1: (2 đ)

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên.

Ba câu trên thuộc chủ đề quen thuộc nào trong những bài ca dao dân ca mà em đã học.

Câu 2 (3đ): Cho hai câu thơ sau:

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

a. Hai câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tên tác giả?

b. Xác định các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

c. Viết tiếp 4 câu thơ tiếp theo trong văn bản.

Câu 3: (2 đ)

Kết thúc bài thơ Bạn đến chơi nhà, nhà thơ Nguyễn Khuyến viết: "Bác đến chơi đây, ta với ta."

Em có suy nghĩ như thế nào về tình bạn mà tác giả muốn nhấn mạnh trong câu thơ trên?

Câu 4: (3 đ)

Viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trung đại mà em yêu thích trong những bài thơ đã được học (Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà).

6 tháng 11 2018

Câu 1:

So sánh điểm giống nhau:

  • Về nội dung: Đều là những câu ca dao nói về nỗi bất hạnh, phụ thuộc, (0.5 đ), không tự quyết định được số phận của mình của người phụ nữ xưa. (0.5 đ)
  • Về nghệ thuật: Sử dụng biện pháp so sánh. (0.5 đ)

Chủ đề: ca dao than thân (thân phận người phụ nữ bất hạnh) (0.5 đ)

Câu 2:

a. Câu thơ được trích trong văn bản "Qua đèo Ngang" (0,25 đ) của tác giả Bà huyện Thanh Quan.(0,25 đ)

b. Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ

  • Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. (0,25 đ)
  • Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (0,25 đ)
  • Nghệ thuật đối (0,25 đ)

→Tác dụng: Nhấn mạnh về cảnh Đèo Ngang, (0,25 đ) dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.(0,5 đ)

c. Viết tiếp 4 câu thơ:

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc (0,25 đ)
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia (0,25 đ)
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước (0,25 đ)
Một mảnh tình riêng, ta với ta (0,25 đ)

sai 2 lỗi chính tả trở lên (- 0,25 đ)

Câu 3:

  • Đánh giá được đây là câu thơ hay nhất trong bài thơ. (0,25 đ) Câu thơ thành công nhờ cách sử dụng từ và nghệ thuật đối lập với 7 câu trước. (0,25 đ)
  • Dùng từ bác – gần gũi, thân tình mà quý mến, trân trọng. (0,25 đ)
  • Bác đến chơi đây – Không ngại đường sá xa xôi, tuổi già sức yếu đến thăm bạn. (0,25 đ)
  • Tình bạn là trên hết, không có thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi cái đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết.(0,25 đ)
  • Chữ ta – đại từ nhân xưng, là tôi và bác - hai chúng ta (0,25 đ)

Biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng, tỏa rộng trong không gian và thời gian. (0,25 đ)

Trong thơ Nguyễn Khuyến là cái ta tình bạn ấm áp, sâu nặng giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. (0,25 đ)

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trung đại mà em yêu thích trong những bài thơ đã được học (Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà)

Yêu cầu về nội dung: HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ

2 tháng 11 2018

Bạn nói như là thật vậy