K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2019

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.

Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.

1 tháng 11 2019

Em còn nhớ vào mùa hè năm trước,khi em biết rằng mình sẽ phải tạm biệt lớp 11 đến với lớp 12.Em đã nhớ lại hình ảnh cô Nga,chủ nhiệm của em năm lớp 11.Cô thường hay đến trường sớm hơn để kiểm tra lớp học.Cô luôn ân cần giảng giải bài học cho chúng em hiểu.Nhưng, kỉ niệm sâu sắc nhất với em về cô chính là buổi em bị tai nạn phải nghỉ học.Cô đã bỏ ra thời gian làm món bánh quy hình cô bé tặng cho em nhân dịp em đi học lại.Nghe cô kể:buổi làm bánh tặng em,cô dành thời gian ăn cơm để kiểm tra tài liệu.Trong suốt quá trình làm bánh,cô bỏ ra bao nhiêu công sức đến hơn một giờ khuya mới đi ngủ.Nghe cô kể mà em thấy nghèn nghẹn ở cổ họng,giọt nước mắt chảy dài vì quá xúc động.Cô xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của em.

Hích...hích...cô Nga ơi!Cô chủ nhiệm mới của lớp em ghê dữ lắm(không có trong văn đâu nha,lớp 4 tả văn lớp 12 nên không đc hay và chuẩn đâu)

30 tháng 10 2020

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ, đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.

   Sau ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Và sau ngày hôm đó, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.

   Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.

   Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi. Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học. Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào Thành phố Hồ Chí Minh định cư, làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.

28 tháng 11 2019

Một trong những điều tôi cảm thấy mình may mắn trong cuộc đời là có gia đình tôi yêu thương và yêu thương tôi. Nơi đó có bố mẹ, anh em và có cả người bà luôn chăm sóc và nuôi dưỡng để tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Mỗi ký ức với bà đều là một mảnh ghép đáng trân quý và tự nhiên trở nên vô cùng sâu sắc trong trái tim đó. Tôi nhớ về lần bà đã truyền dạy cho tôi những tình cảm cao đẹp mà tôi luôn mang theo trên mọi hành trình.
Bà tôi thuở nhỏ đã được cha mình dạy chữ, cho đọc sách nên bà rất tinh thông và am hiểu văn chương. Trong những năm tham gia kháng chiến, bà vẫn sáng tác thơ ca, những bài thơ tuổi mười tám mãi sau này bà mới đọc cho con cháu nghe. Những năm sau này, bà cũng trở về nơi bục giảng của ngôi trường làng đơn sơ để làm cô giáo dạy văn. Bởi vậy, bà là một người chữ nghĩa, sâu sắc nên bố mẹ rất tin tưởng để anh em tôi lớn lên trong sự dạy dỗ của bà.
Khi tôi lên lớp ba, lúc đó đọc chữ đã thành thạo, bà bảo tôi học thuộc một vài bài thơ. Lúc đầu tôi rất chăm chỉ học nhưng cho đến khi học truyện Kiều thì tôi chỉ muốn vất quyển sách đi mà vơ lấy đống truyện tranh. Đỉnh điểm là khi tôi nói trong giận dỗi với bà:
Tại sao con phải học thuộc mấy cái này? Học để làm gì chứ?
Rồi tôi bỏ vào phòng, trùm chăn kín mít rồi thiếp vào giấc ngủ. Tối hôm đó, tôi không xuống ăn cơm với cả nhà mà xem hết phim này đến phim khác. Đến 9 giờ tối, có tiếng gõ cửa phòng, đi kèm với đó là giọng nói nhỏ nhẹ:
Bống, bà vào được không?
Tôi miễn cưỡng chạy ra mở cửa. Bà đón tôi bằng một nụ cười ấm áp, hiền dịu làm nỗi giận trong tôi cũng nguôi bớt đi. Bà mang vào cho tôi một ly sữa, ân cần đưa cho tôi:
Cháu chưa ăn tối nên uống tạm đi. Cháu đang xem phim đấy hả?
Tôi chỉ gật nhẹ rồi cầm lấy ly sữa rồi uống liền một hơi bởi vì tôi cũng hơi đói. Bà tắt ti vi đây rồi quay qua nói chuyện với tôi. Bà đọc Kiều cho tôi nghe. Tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên vì bà có thể thuộc vanh vách, không vấp váp một chỗ nào. Sau đó, bà bảo tôi:
Cha bà, tức cụ của cháu cũng bắt bà học Kiều khi bà còn rất nhỏ. Cháu biết tại sao vậy không?
Tôi lắc đầu. Bà xoa đầu tôi:
Bởi vì, truyện Kiều là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Nó không chỉ là những câu thơ mà còn là nét đẹp của đất nước mình. Người hiểu truyện Kiều sẽ biết sống chừng mực, đạo lý. Mà muốn hiểu trước hết phải thuộc!
Tôi thắc mắc:
Nó có giá trị như thế sao ạ?
Ừ, cháu ạ! Sau này cháu dần dần sẽ hiểu ý nghĩa của nó. Còn giờ, cháu cứ chăm chỉ học thuộc cho bà, được không?
Mặc dù vẫn chưa thỏa mãn với lời giải thích của bà lắm nhưng vì sự chân thành của bà, tôi đồng ý.
Nhưng sự thực thì, chính nhờ bà, nhờ câu chuyện đó mà tôi đã tìm thấy tình yêu văn chương, yêu tiếng Việt và yêu những cuốn sách. Và giờ đây học lớp 9, khi tiếp xúc lại với truyện Kiều tôi càng thấm thía lời bà hơn.
Giờ đây, bà cũng đã già yếu, cũng không còn minh mẫn để đọc thơ hay giảng giải mọi điều cho tôi nghe. Ngược lại, mỗi chiều, đứa cháu nhỏ này sẽ lại đọc Kiều hay ngâm đôi câu thơ cho người bà yêu quý của mình.
Mỗi người sẽ có những kỉ niệm sâu sắc với người thân thương của mình theo cách cảm nhận của bạn. Với tôi, những điều giản dị thường ngày cũng đã quá đỗi thiêng liêng.

8 tháng 8 2019

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!"

8 tháng 8 2019

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

10 tháng 10 2021

Trong cuộc đời, kỉ niệm là những điều thật đẹp đẽ và đáng trân trọng. Mỗi người đều có những kỉ niệm đáng nhớ, tôi cũng vậy. Một trong đó đó là kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên.

Tối hôm trước, mẹ giúp tôi chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở. Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp. Cảnh vật hai bên đường đã quen thuộc mà hôm nay sao thật khác. Đường phố có vẻ đông đúc hơn mọi ngày. Rất nhiều bạn học sinh trong bộ quần áo mới. Khuôn mặt của các bạn vừa có chút lo âu, vừa có chút háo hức.

Dù đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi và cùng ông nội bước vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng của lớp tôi để đón các bạn học sinh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trịnh trọng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, lời phát biểu của anh chị học sinh cuối cấp và của một bạn học sinh lớp Một. Cuối buổi lễ, thầy hiệu trưởng đã thay mặt thầy cô đánh tiếng trống khai trường. Khi nghe tiếng trống ấy, tôi cảm thấy bồi hồi và thật xúc động.

Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của học sinh. Còn tôi cùng các bạn đi theo hàng vào lớp. Buổi học đầu tiên diễn ra với bài tập đọc. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Những tiết học tiếp theo diễn ra cũng rất vui vẻ và thú vị. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Đến chiều về, khi gặp lại ông nội sau một ngày học, tôi hân hoan kể cho ông nghe những câu chuyện ở lớp học. Ông còn khen và thưởng cho tôi một que kem thật to vì sự cố gắng của mình.

Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên thật đẹp đẽ. Đó là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sắp tới.

mat ca buoi lun doa hoc gioi nghe

10 tháng 10 2021
Cảm ơn nha
Kính gửi các thầy,cô giáo trên hoc24. Thời gian để học tập dưới mái trường là một quãng đường dài, một chặng đường đầy gian nan.Một năm học của chúng em nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, nếu không có những người thầy, người cô chèo lái con đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, bến bờ của tương lai thì chúng em sẽ không có được như ngày hôm nay.Một năm mới có một...
Đọc tiếp

Kính gửi các thầy,cô giáo trên hoc24.

Thời gian để học tập dưới mái trường là một quãng đường dài, một chặng đường đầy gian nan.Một năm học của chúng em nếu không có sự giúp đỡ của các thầy cô, nếu không có những người thầy, người cô chèo lái con đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, bến bờ của tương lai thì chúng em sẽ không có được như ngày hôm nay.Một năm mới có một ngày lễ đặc biệt này, vì vậy em muốn gửi đến các thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất!

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những đứa học trò chúng em thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... Sẽ mãi theo chúng em trên bước đường đời.Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam vẫn luôn hướng đến ngày 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo; Không thầy đố mày làm nên; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. Hãy ghi nhớ công ơn thầy cô và làm những điều tuyệt vời nhất như những bông hoa tươi thắm kính tặng thầy cô của chúng ta nhé các bạn!

Em xin chúc các thầy cô luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt thật nhiều những thành tích tốt. Chúc hoc24 sẽ ngày phát triển mạnh, có nhiều bạn biết đến để phát triển khả năng và chứng tỏ năng lực của bản thân mình. Em cũng xin cảm ơn người đã tổ chức tạo ra góc học online. Nó vừa à nơi để học vừa là nơi để giao lưu, trò chuyện. Chúc các thầy cô có một ngày 20-11 tràn đầy niềm vui.

Bài tập Ngữ văn

Bài tập Ngữ văn

13
20 tháng 11 2016

hay cực

20 tháng 11 2016

đồng ý

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục. Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô...
Đọc tiếp

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.

 

Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp cũng có những bạn uể oải, “nhấp nhổm” nửa đứng, nửa ngồi hoặc nếu thầy cô nào “dễ tính”, thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi các thầy cô đang hăng say giảng bài thì dưới lớp một số bạn sinh viên “hồn nhiên” ăn sáng, một số bạn khác thì ngủ gật hoặc dùng điện thoại, làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở, có sinh viên còn tỏ thái độ chống đối, thậm chí cãi nhau tay đôi với các thầy cô. Ranh giới giữa thầy và trò ngày càng mong manh và lời dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng ít được các bạn trẻ ngày nay ghi nhớ.

Anh(chị) hãy viết một bài văn koangr 600 từ trình bày suy nhĩ về những hành động trên.

1
26 tháng 12 2023

Chúc mừng các anh chị

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi...
Đọc tiếp

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực"

1
14 tháng 12 2023

wow

Cũng là những nhà giáo tâm huyết, thế nhưng, khác với thầy Thật là chọn vùng cao thì "người lái đò" sau đây lại khiến các học trò phải nể phục vì số năm gắn bó với nghề. Hiếm ai ở độ tuổi gần 90 vẫn cần mẫn dạy học, vậy mà một thầy giáo ở Hà Nội đã nhiều năm nay cần mẫn với công việc dạy học miễn phí. Năm 1992, sau khi về hưu, thầy Trà bắt đầu mở lớp học cho những trẻ em ở xóm trọ...
Đọc tiếp

Cũng là những nhà giáo tâm huyết, thế nhưng, khác với thầy Thật là chọn vùng cao thì "người lái đò" sau đây lại khiến các học trò phải nể phục vì số năm gắn bó với nghề. Hiếm ai ở độ tuổi gần 90 vẫn cần mẫn dạy học, vậy mà một thầy giáo ở Hà Nội đã nhiều năm nay cần mẫn với công việc dạy học miễn phí. Năm 1992, sau khi về hưu, thầy Trà bắt đầu mở lớp học cho những trẻ em ở xóm trọ lao động. Chứng kiến những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện bổ túc văn hóa, thầy vô cùng trăn trở.   Lớp học ban đầu chỉ có 6 học sinh, nhưng khi tiếng lành đồn xa, nhiều người chủ động gửi gắm con tới lớp học của thầy. Miệt mài, tận tụy với nghề, thầy luôn tâm niệm rằng chỉ có tri thức mới giúp các em định hướng tương lai, vươn lên đổi đời bằng con đường học vấn. Suốt 30 năm qua, dù không một đồng tiền công, thầy Trà vẫn gắn bó với công việc này.   

Cung Huyền  - Theo Thể Thao & Văn Hóa  

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề nêu trong bài viết trên.

0