K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy. Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán.
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã dựng lên bao cảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ. Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào những nhà văn thuộc trào lưu văn học này. Nhà văn Vũ Trọng Phụng từng lên tiếng: “Các ông bảo tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những nhà văn như tôi chủ trương nhà văn là cuộc đời”.
Chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh trong khoảng mười lăm năm nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn và ở độ chín của sự nghiệp như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Chưa bao giờ trong đời sống văn học lại xuất hiện hàng loạt các tác phẩm văn học hiện thực phê phán xuất sắc đến như vậy. Có thể kể đến các tác phẩm như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê… của Vũ Trọng Phụng; Bước đường cùng, Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan; Tắt đèn, thiên phóng sự Việc làng nhà văn Ngô Tất Tố; tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng; nhà văn Nam Cao với một loạt tác phẩm có giá trị như: Lão Hạc, Một bữa no, Chí Phèo… Đó đều là những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải). Chủ nghĩa hiện thực như những lưỡi cày sâu, lật lên những mặt trái của xã hội đương thời. Các nhà văn đã khắc hoạ thành công những nhân vật điển hình có ý nghĩa phê phán quyết liệt, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc.
Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố tái hiện một khung cảnh ngột ngạt, căng thẳng của làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Ở đó, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu phải chạy đôn chạy đáo kiếm từng miếng ăn, phải bán con, bán chó, bán cả sữa của mình cũng không đủ tiền nộp thuế. Cả gia đình chị Dậu đã phải điêu đứng vì một thứ thuế vô lí, vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến-thuế thân. Với tập phóng sự Việc làng, ta lại thấy một nông thôn Việt Nam với những hủ tục nặng nề cản trở sự phát triển của xã hội. Dưới con mắt của nhà văn trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bi hài kịch thể hiện qua tiếng cười châm biếm sắc sảo, sâu cay trong các tác phẩm: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây… Những bức chân dung biếm họa như Xuân tóc đỏ, cụ cố Hồng, ông Phán mọc sừng, cô Tuyết… hiện lên một cách rõ nét; các phong trào do thực dân đề xướng như: “Âu hoá”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục…. được tác giả phanh phui, bóc trần qua tiếng cười mỉa mai, hài hước, khi châm biếm, khi căm phẫn hằn học cái xã hội bẩn thỉu, giả dối, vô luân. Tất cả đã chứng tỏ một bản lĩnh nghệ thuật già dặn, một tài năng nghệ thuật độc đáo của Vũ Trọng Phụng.
Trong số những nhà văn hiện thực đó, Nam Cao nổi lên là một gương mặt tiêu biểu. Với quan điểm sáng tác: nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than...(Giăng sáng) và nhà văn phải luôn mở hồn ra để đón những vang động của cuộc đời...( Đời thừa), ông cho ra đời những tác phẩm ngồn ngộn chất hiện thực, có ý nghĩa tố cáo xã hội một cách sâu cay. Tác phẩm của ông thường tập trung và đi sâu khai thác những bi kịch của cả người nông dân nghèo và người trí thức nghèo trên con đường tìm kiếm kiếm những giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó, Nam Cao đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật bất hủ, có sức khái quát cao.
Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài về người nông dân nghèo. Trước cách mạng tháng 8, đã có nhiều tác phẩm về nỗi khổ của người nông dân dưới chế độ xã hội cũ và rất thành công. Đó là một thách thức không nhỏ đối với Nam Cao, nhưng với tôn chỉ: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có, tác giả đã tìm cho mình một hướng đi riêng. Nếu như các tác phẩm khác viết về người nông dân thường khai thác nỗi khổ về vật chất, nỗi lo về miếng cơm, manh áo thì trong tác phẩm của mình nhà văn đặt ra vấn đề về nhân cách, về ước mơ khát vọng hạnh phúc của người nông dân. Đặc biệt là về tình trạng con người bị xúc phạm về nhân phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính, bị bóp chết những ước mơ, bị đẩy vào tình trạng sống mòn, không lối thoát. Và cũng ít có nhà văn nào hiểu được một cách sâu sắc các ngõ ngách sâu kín về những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn người nông dân, biết khơi dậy khát khao được sống, được làm người. Mong ước hạnh phúc đối với họ thật giản dị, không ngoài quyền được sống được no ấm và biết đến mùi vị của hạnh phúc gia đình. Chí Phèo một thời ước muốn có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc muốn, cày thuê, vợ dệt vải thật bình dị, đáng trân trọng. Nhưng không, tất cả đều bị tước đoạt, bị đẩy đến bước đường cùng, bị dẫm đạp đến mức không nhận ra dạng người để rồi biển thành quỹ dữ. Câu hỏi của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện có sức tố cáo xã hội một cách mạnh mẽ.
Ở đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao thường tập trung miêu tả nỗi đau về tinh thần, sự xói mòn về nhân phẩm của những người trí thức. Họ thường là những sinh viên nghèo, những giáo khổ trường tư, nhà văn có ước mơ hoài bão lớn, nhưng khi gặp cuộc sống thực tế họ bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất. Họ vỡ mộng, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp và rơi vào bi kịch, phải sống cuộc sống khổ cực, thường xuyên bị dày vò về tinh thần, họ rơi vào cảnh sống mòn, sống thừa, sống cuộc sống vô nghĩa…
Hầu hết các sáng tác của Nam Cao đều mang cảm hứng chủ đạo là niềm khát khao đến cháy bỏng làm sao để con người được sống xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI. Từ khát vọng về một cuộc sống có ý nghĩa mà dưới cái nhìn của Nam Cao nhân loại đang lâm vào tình trạng huỷ hoại về nhân tính, chết ngay khi đang sống. Đó cũng chính là cái nhìn nhân đạo của nhà văn với mong muốn cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.
Trào lưu văn học hiện thực phê phán đã góp một tiếng nói chung trong việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Và cũng chính trào lưu này đã tạo nên sự đa dạng phong phú của văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.

23 tháng 10 2017

Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Thị Phương Thảo(mk chép gg)

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/cam-nhan-cua-em-ve-nhan-vat-cu-bo-men-trong-truyen-chiec-la-cuoi-cung-24-1164.html

23 tháng 10 2017

Gợi ý nhé!

- Học xong văn bản “Chiếc là cuối cùng” qua ngòi bút của nhà văn người Mĩ – O. Hen – ri, hình ảnh cụ Bơ – men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp.

- Là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn – xi.

- Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao hoàn thành một kiệt tác.

- Nhưng cái nghèo cứ đến, thời gian thì nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được.

- Vốn đầy lòng trắc ẩn, thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết tình trạng của Giôn – xi.

- Cụ lo sợ cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ sẽ khiến cô phải lìa xa cõi đời này khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.

- Nhìn từng chiếc lá cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc.

- Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.

- Bức tranh ấy đã giúp cho Giôn – xi hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sống.

- Đắng lòng người đọc khi biết rằng sau đêm ấy cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời sau đó vài ngày.

- Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, tài năng. “Kiệt tác” của cụ giúp cho người đọc cảm thấy mùa đông ấm áp tình người – một thông điệp tuyệt vời mà nhà văn muốn gởi đến chúng ta: Hãy sống và yêu thương!

7 tháng 10 2018

-Đôn Ki-hô-tê tên thật là Ki-ha-đa

-quyết định đi phiêu lưu ,tự phong cho mình cái tên thật kiêu là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha vì từ Đôn trong tiếng Tây Ba Nha dùng cho tên của những quý tộc

31 tháng 3 2018

Tình cảm yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Tình cảm đó được thể hiện mãnh liệt trong những lời tâm huyết của những nhà lãnh đạo đất nước từ xa xưa. Ta có thể kể đến những văn bản tiêu biểu như “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.

Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn đất nước có một kinh đô đàng hoàng to rộng đặng bề phát triển đất nước. Đó là lí do vì sao ông đã phê phán và chỉ ra việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ. Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. Không chỉ cỏ lí lẽ, Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó". Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc khiến người đọc cảm động.

Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mật địa lí, tác giả phân tích rõ: Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tấm lòng yêu nước lại được thể hiện trực tiếp qua nhiều phương diện.

Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!". Qua những câu văn đó, bộ mặt của quân giặc được phơi bày đồng thời tác giả cũng bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ của mình đối với bọn chúng. Điều đó được thể hiện đậm nét qua việc tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,... ; các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều - sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.

Sau khi tố cáo tội ác củạ giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.

Chẳng những vậy, tấm lòng yêu nước của vị đại tướng đáng kính còn được thể hiện sâu đậm qua tấm lòng của một chủ tướng đối với binh lính của mình: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.'' Đó thật là tấm lòng phụ tử đáng cảm động vậy!

Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.



13 tháng 12 2021

batngo

6 tháng 9 2018

Vì Cách mạng tư sản Pháp đã:

- Đã lật đổ chế độ phong kiến.

- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu của cuộc giải phóng.

6 tháng 9 2018

 Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền QCCCPK. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của QCND đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

6 tháng 11 2019

- Trong đoạn đánh nhau vs tên Cai lệ, chị Dậu đã xưng hô từ "cháu-ông" rồi đến "tôi-ông" và cuối cùng là "bà-mày"

- Sự thay đổi cách xưng hô trên nhằm biểu thị thái độ của chị Dậu. Ban đầu chị nhẫn nhịn nên đã xưng hô nhẹ nhàng là "cháu-ông" sau chị tức quá nhưng vẫn cố kiềm chế nên xưng "tôi-ông" rồi cơn tức không thể kiềm chế được, tức nước quá rồi phải vỡ bờ, chị đã xưng hô 'bà-mày''. Qua đó cho ta thấy chị Dậu là người biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng quá đáng quá chị đã vùng lên bảo vệ chính cuộc sống của mình.

#Trang

8 tháng 11 2019

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai “sầm sập tiến vào”, nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị “cố thiết tha” van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”.

Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí:

+ “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này.

Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ:

“Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.

- Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”).