K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2019

Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.

Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI".

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.

Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI".

Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: "Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?".

Và câu trả lời anh ta nhận được là:

Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi

Mình làm đề 1 nhé :

Tình bạn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng mà mỗi người trong chúng ta có được. Ai cũng có cho mình một người bạn trong đời, cùng đồng hành, chia sẻ niềm vui nỗi buồn cuộc sống. Tôi có rất nhiều bạn, nhưng người bạn thân nhất và để lại nhiều kỉ niệm đẹp với tôi nhất đó là Huy, cậu bạn gần nhà.

Hai chúng tôi lớn lên bên nhau, cùng nhau chơi bao trò chơi thú vị của tuổi thơ và cùng lũ con nít hàng xóm. Đó là những chiều chăn trâu, cắt cỏ, là những đêm trăng sáng chơi ú tìm, là những trận mưa bất chợt được thoả mình tắm mưa đầy thích thú. Đó là những buổi sớm mai hai đứa đèo nhau đến trường trên chiếc xe đạp ba Huy mua vào đầu năm học với những câu chuyện thú vị, những kiến thức bổ ích. Nhưng rồi, một biến cố xảy ra, tôi bị tai nạn do một lần chiếc xe máy của hai thanh niên say rượu, lạng lách tông vào, phải nghỉ học một thời gian để điều trị.

Từ ngày vào bệnh viện, ngoài gia đình ra thì Huy là người quan tâm và giúp đỡ tôi nhiều nhất. Ngày ngày, đi học về, cậu lại sang chơi với tôi, kể cho tôi nghe những câu chuyện vui ở lớp, ở trường. Bài vở được Huy ghi chép đầy đủ để tôi dễ học, những chỗ không hiểu hay thắc mắc đều được Huy giảng lại rất chi tiết. Thỉnh thoảng, cậu ấy còn tự tay nấu cháo đưa vào viện cho tôi, tôi vui sướng và cảm động vô cùng.

Sau một tháng, khi sức khoẻtôi có hồi phục hơn, bác sĩ cho ra viện để đi học. Vì chân còn chưa lành hẳn nên đi lại rất khó khăn. Vậy là ngày nào, Huy cũng chờ sẵn trước nhà đón tôi đi học, cõng lên tới lớp, rất vất vả. Đặc biệt, những ngày trời nóng ran, mồ hôi ướt đẫm cả lưng áo mà bạn chẳng bao giờ than vãn nửa lời. Lúc nào cũng cười cười, nói nói động viên tôi học tập, chịu khó cố gắng. Huy còn xin bố mẹ cho sáng ở lại nhà tôi để tiện chỉ cho tôi những kiến thức chưa vững.

Huy là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi thầm cảm ơn ông trời vì đã cho mình một người bạn tuyệt vời như cậu ấy. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng, sau này, dẫu có ra sao đi nữa thì tình bạn của chúng tôi vẫn mãi bền chặt theo thời gian.

Vô internet nhé :)

Hãy kể một câu chuyện về lòng trung thực(truyện ngắn)

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động "nhặt được của rơi, trả người đánh mất" của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".

học tốt

Triệu Tử long

kí tên

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động "nhặt được của rơi, trả người đánh mất" của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".

Ngoài Kể một câu chuyện về đề tài Thật thà, trung thực trong đời sống., để học tốt Tiếng Việt 4 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thựccũng như Kể một câu chuyện về đề tài Chiến thắng bệnh tật.

25 tháng 9 2019

I. Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

II. Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không. Ghi lại thái độ của bố mẹ

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

III. Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

16 tháng 10 2018

  Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô giáo đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh bạn ấy ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết bạn ấy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “bạn ấy trông thật khó ưa.” 

Chẳng những thế, cô giáo còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của bạn ấy và ghi chữ số 1 đỏ chói ngay phía ngoài ( lchữ số 1à hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô giáo đã nhét hồ sơ cá nhân của bạn ấy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét bạn ấy như sau: “bạn ấy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “bạn ấy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến bạn ấy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “bạn ấy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”. 

Đọc đến đây, cô giáo chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của bạn ấy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô giáo cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ. 

Hôm đó bạn ấy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô giáo đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho bạn ấy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần bạn ấy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, bạn ấy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. bạn ấy là học sinh cưng nhất của cô. 

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. bạn ấy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ bạn ấy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa.bạn ấy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó bạn ấy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. 

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô giáo.bạn ấy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô giáo sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? 

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà bạn đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà bạn nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và thầy hiệu trưởng thì thầm vào tai cô giáo: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô giáo vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “bạn, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.” 

có gì ko được thông cảm nha

16 tháng 10 2018

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này….. Nhưng có lẽ là không…. Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không… rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời…….! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!

Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình,….! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!

Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.

Bạn tham khảo nha!

#Han Sara#

1 tháng 9 2018

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi.

Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần, trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ. Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao. Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng. Trong vầng hào quang sáng lấp lánh, ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi. Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí. Ông tôi vẫn thế: dáng người cao đậm, bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến! Tôi ngồi bên ông, tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé... Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào? Ông ở đâu? Ông có nhớ đến gia đình không... Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.

Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể. Giọng ông vẫn thế: rủ rỉ, trầm và ấm. Ông hỏi tôi chuyện học hành, kiểm tra sách vở của tôi. Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả. Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ. Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực. Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này. Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi...

Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ. Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui. Ông bảo đến chợ hoa xuân, ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu. Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp: màu phấn hồng, mềm, mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân. Nụ hoa chi chít, cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao. Tôi tung tăng đi bên ông, lòng sung sướng như trẻ nhỏ. Ông cầm cành đào trên tay. Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy... Xung quanh ông cháu tôi, kẻ mua, người bán, ồn ào và náo nhiệt. Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về!

Tôi đang bám vào tay ông, ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến, chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to. Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà. Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi...

Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó. Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông, được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.

tk mk nha

1 tháng 9 2018

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi.

Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần, trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ. Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao. Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng. Trong vầng hào quang sáng lấp lánh, ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi. Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí. Ông tôi vẫn thế: dáng người cao đậm, bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến! Tôi ngồi bên ông, tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé... Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào? Ông ở đâu? Ông có nhớ đến gia đình không... Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.

Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể. Giọng ông vẫn thế: rủ rỉ, trầm và ấm. Ông hỏi tôi chuyện học hành, kiểm tra sách vở của tôi. Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả. Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ. Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực. Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này. Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi...

Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ. Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui. Ông bảo đến chợ hoa xuân, ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu. Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp: màu phấn hồng, mềm, mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân. Nụ hoa chi chít, cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao. Tôi tung tăng đi bên ông, lòng sung sướng như trẻ nhỏ. Ông cầm cành đào trên tay. Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy... Xung quanh ông cháu tôi, kẻ mua, người bán, ồn ào và náo nhiệt. Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về!

Tôi đang bám vào tay ông, ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến, chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to. Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà. Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi...

Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó. Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông, được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.

Kể 1 câu chuyện ngắn về sự khoan dung của Bác Hồ 

Tấm lòng khoan dung của Hồ Chí Minh không những đối với đồng bào trong nước, với người Việt Nam mà còn đối với cả kẻ thù. Đối với những người ngã xuống vì chiến tranh, Người thương xót cho sự hy sinh của chiến sĩ mình bao nhiêu thì cũng ngậm ngùi bấy nhiêu trước mất mát của những người đi xâm lược đã tử trận, bởi Người luôn quan niệm một điều rằng máu của người Việt Nam hay máu người Pháp cũng đỏ như nhau.

Trong một bài viết, Người đã xót xa, ngậm ngùi: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi,  trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người”.Bởi vậy, Người luôn tỏ lòng thân ái, bao dung, độ lượng và chủ trương khoan hồng đối với tù binh chiến tranh. Nhân dịp Giáng sinh năm 1950, Người gửi thư cho tù binh Pháp với lời nhắn nhủ: “Nhân dân Việt Nam xem các bạn như những người bạn và tìm mọi cách để cuộc sống các bạn được tốt hơn”. Sau này, đối với tù binh Mỹ, người Việt Nam cũng đã đối xử với họ rất nhân đạo mà bộ phim Những tù binh Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò Hilton của một đạo diễn người Pháp đã lột tả đầy đủ. Ngay cả đối với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ thất bại và phải ngồi vào bàn đàm phán, Người đã có căn dặn: “Mỹ là nước lớn đứng đầu thế giới tư bản, buộc phải ngồi đàm phán, thương lượng đã là thất bại rồi, vì thế Bác yêu cầu là không được làm Mỹ mất mặt. Phải tế nhị, khéo léo, lúc cương, lúc nhu thì mới gọi là đàm phán hòa bình, mới đạt kết quả”…Trong bài phát biểu tại hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tiến sĩ Ahmed, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, đã phát biểu: “Trong lịch sử có rất ít nhân vật đã trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống, Hồ Chí Minh là một người trong số đó, Người sẽ được ghi nhớ không chỉ đã giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng trên trái đất này”. Lòng khoan dung Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của truyền thống hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị của Việt Nam.
16 tháng 12 2018

mình ko biết