K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2019

Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống

Theo kinh nghiệm của các cụ để bảo đảm có mùa gặt thành công, thửa đất hay mảnh ruộng cần hội đủ 4 điều kiện được tóm gọn trong câu: “nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống.”

* “Nhất Nước”: Thứ nhất là Nước. Nước không chỉ là nước mà phải được hiểu là mảnh đất hay thửa ruộng được cầy bừa cẩn thận và có nước tưới đầy đủ.
* “Nhị Phân”: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón càng được bón đúng loại, đầy đủ và đúng lúc thì càng tốt.
* “Tam Cần”: Thứ ba là Cần tức là Lao động. Lao động càng tiên tiến và càng cao về mặt kỹ thuật thì càng bảo đảm.
* “Tứ Giống”: Thứ bốn là Giống tức là Hạt giống. Hạt giống càng có năng suất cao, có sức đề kháng sâu rầy càng mạnh càng tốt

Đó là tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta gồm 4 câu có 4 chữ học ở sách sinh học lớp 6

Chúc bn học tốt

25 tháng 10 2017

Nao núng là bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa

Còn ca dao thì mình ko biết

31 tháng 5 2018

câu tục ngữ chỉ việc người ta thường nhìn việc người ngoài thì thấy rõ ràng sáng suốt lắm, mà đến việc mình thì lại thường tính toán không ra, nhận xét lầm lẫn.
Câu này vừa tả một trạng thái tâm lý thông thường, vừa có ý khuyên người ta nên chú ý việc mình hơn là việc người.
- Sáng là sáng suốt, tính đâu ra đấy, không nhầm lẫn.
- Quáng là nhìn không rõ ràng, sáng suốt, như bị quáng gà (cứ lúc nhá nhem tối, gà lên chuồng thì không trông rõ một tí gì, gọi là quáng gà).

31 tháng 5 2018

Việc người thì sáng, việc mình thì quáng là câu tục ngữ chỉ việc người ta thường nhìn việc người ngoài thì thấy rõ ràng sáng suốt lắm, mà đến việc mình thì lại thường tính toán không ra, nhận xét lầm lẫn.

30 tháng 7 2020

sự thật là không làm gì sai trái, tội lỗi, nhưng khách quan lại có những điều có thể làm căn cứ cho người ta nghi ngờ, rất khó thanh minh.

(từ điển trên mạng nhiều lắm bạn nhé)

25 tháng 9 2016

Câu “Tre già măng mọc” nói về nguyên lý trong vũ trụ khi mỗi con người đều phải trải qua các trạm Sinh Lão Bệnh Tử. Khi thế hệ tre già dần đi thì thế hệ măng non sẽ trưởng thành và tiếp nối xây dựng trên các nền tảng công trình thế hệ tre già để lại. Ðiều cần ghi nhớ là tre và măng luôn mọc gần cạnh nhau. Khi măng còn mềm yếu là thực phẩm đặc biệt cho các sinh vật hay còn mảnh mai dễ hư hao trước sức nóng của ánh mặt trời, sức công phá của khí hậu lúc mưa bão thì đã có tàng tre um tùm gai góc che chở bảo vệ. Hình ảnh tre và măng gắn bó, tựa vào nhau, tiếp nối thế hệ này sang thế hệ khác, chính là biểu tượng hay là logo cho tương quan của các thế hệ Quốc Gia Nghĩa Tử.

24 tháng 9 2016

-Ý nghĩa câu này rất đơn giản, là đôi khi chúng ta phải biết bỏ qua những tiểu tiết để đạt được cái toàn cục. Bài học căn bản của những nhà hoạt động chính trị. 
Thí dụ, khi xảy ra một vụ nổ, các nhà chức trách thường chỉ thông tin là một tai nạn khí ga thông thường trong khi họ biết rõ thực chất đó là một vụ khủng bố. Sau đó là cả một bộ máy thầm lặng bắt đầu công việc kiếm tìm, tại sao ? bằng cách nào ? và ai là người đứng sau biến cố đó ? 
Một thí dụ khác, có một chuyến vận chuyển ma túy trót lọt do sai sót của nhà chức trách. Không, họ không sai sót, họ biết rất rõ, nhưng cái mà họ cần không phải là cái gói ma túy cỏn con đó, họ cần biết nó đi đâu và ai là người được hưởng lợi. 
Trong cả hai trường hợp nêu trên, nếu vội sớm rút dây ( do non kém nghiệp vụ ) thì cả một guồng máy tội ác sẽ kịp hóa thân, mất hết dấu vết. 

 

9 tháng 2 2018


-Thời gian đựơc ví như vàng bạc , qua đó thể hiện thời gian vô cùng quý giá đó là một tài nguyên hữu hạn
-Thời gian là một thứ không thể lấy lại, nếu một khi thời gian qua đi thì mãi mãi không trở lại. Thời gian rất quan trọng trong cuộc sống. Ví như một bệnh nhân nếu chỉ cần chậm một giây thì có thể chết hoặc sống. Một lúc ta yếu lòng có thể để lại hậu quả cho cả đời.               => Qua câu tục ngữ người xưa muốn khuyên răn chúng ta phải biết coi trọng thời gian sử dụng đúng mục đích và luôn tỉnh táo từng giây từng phút

''nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống'' có nghĩa là trong trồng trọt bốn yếu tố quan trọng nhất là nước, phân bón, tính cần cụ, chất lượng hạt giống: 

+ Nước quan trọng nhất vì cây sống cần có nước để tưới nếu không có cây sẽ chết

+ Phân bón xếp vị trí thứ hai và có vị trí quan trọng không kém gì nước vì nếu không có phân bón cây sẽ không có đầy đủ các chất dinh duõng để phát triển, dẫn nên năng xuất thấp

+ Tính cần cụ ở vị trí thứ ba, nó cũng rất quan trọng như nước và phân bón vì con người cần cù mới có thể có thành công,  tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc thì năng xuất thu hoạch mới cao

+ Chất lượng hạt giống tuy xếp vị trí cuôi nhưng nó cũng rất quan trọng vì nếu hạt giống kém chất lượng thì dù có được cho phân bón, được tưới nước đều dặn thì cây cũng sẽ không phát triển bình thường, cho năng xuất thu hoạch kém

(sai thì thôi, đừng k sai nha)

21 tháng 10 2019

Nhất nước: nước là ưu tiên hàng đầu
Nhì phân: Phân bón được ưu tiên thứ 2
Tam cần: Chăm chỉ, cần cù là thứ 3
Tứ giống: Giống cây trồng tốt là thứ 4
~> Nói chung câu này là: 4 ưu tiên hàng đầu khi trồng trọt

11 tháng 11 2018

Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc ăn”.
+“Cấy thưa thừa thóc” : Lúa là loài cây ưa sáng, nếu cấy thưa lá cây sẽ nhận đầy đủ ánh sáng, rể hút đủ nước. Nên cây quang hợp thuận lợi , năng suất cao.
+ “Cấy dày cóc ăn” : Nếu cấy dày lá cây không nhận đủ ánh sáng và rể hút thiếu nước, quá trình quang hợp gặp khó khăn nên năng suất thấp
=> Vậy ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ này là khuyên chúng ta không nên tham lam.

19 tháng 11 2018

Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là: Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng. Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. 

Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là: Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng. Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Chúc bạn hok tốt!~Kết bạn nha!~

#Mun!~

13 tháng 12 2018

Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?

Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”... Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, ... hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,...

Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.

Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.