K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

Đáp án D

14 tháng 10 2017

Đáp án D

Lo sợ cho cảnh ngộ của mình

14 tháng 7 2021

Do Truyện Kiều là kiệt tác của văn hóa dân tộc, là đỉnh cao của văn chương và tiếng nói dân tộc.Truyện Kiều là kiệt tác của văn hóa dân tộc, là đỉnh cao của văn chương và tiếng nói dân tộc. Nguyễn Du đã chuyển thể “Truyện Kiều” từ một tiểu thuyết của người Trung Quốc sang chữ Nôm - ký tự của người Việt và bằng thơ lục bát - thể thơ của người Việt một cách sống động nhất. Những câu thơ lục bát hay nhất trong kho tàng thi ca Việt Nam đều có trong “Truyện Kiều”      Tác phẩm của ông còn gắn bó với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, với quê hương Hà Tĩnh cũng như truyền thống gia đình, dòng tộc. Chính vì lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc nói chung và vùng miền nói riêng nên việc đọc và tìm hiểu “Truyện Kiều” là một “đường tắt” đi vào văn hóa truyền thống Việt Nam, đúng như nhận định của cụ Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”.          

15 tháng 10 2020

Truyện Kiều trước hết và chủ yếu là một tiếng kêu thương, tiếng kêu đứt ruột cho một mà cũng là cho mọi số kiếp bị đọa đày. Chủ đề "hồng nhan bạc mệnh" ta đã từng gặp và đã quen gặp không chỉ trong văn học trung đại nước ta mà cả ở văn học phương Đông, đặc biệt là văn học Trung Quốc. Vậy thì có gì mới ở nội dung của tiếng kêu thương ? Thật ra, ngay từ Văn tế thập loại chúng sinh, khi khóc thương cho bao nhiêu cuộc đời bất hạnh, tuy không thể dừng lâu trước một hệ thống nạn nhân, nhà thơ đã lưu ý người đọc về một hạng người - hạng người "buôn nguyệt bán hoa". Cũng như với các hạng người khác, Nguyễn Du có tiếng khóc riêng ; nhưng tiếng khóc về hạng người "nhỡ nhàng một kiếp" trong sự xót tủi có cái cay đắng đến ngỡ ngàng.

Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết là cậy ai ?

Về hạng người này, một lần nữa Nguyễn Du đã tái hiện trong Truyện Kiều khi nói về nấm mộ của một nàng ca kĩ : Đạm Tiên. Oan hồn của hạng người ấy cứ trở đi trở lại bao lần với một câu hỏi không có lời giải đáp. Dự cảm xót xa ấy không loại trừ một ai, kể cả Thuý Kiều trước cả khi nàng gặp nấm mồ vô chủ. Điều ấy gửi vào cung đàn có tên là "Bạc mệnh". Lần đầu tiên nghe tiếng đàn ấy, Kim Trọng không hiểu : "Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!". Mười năm sau, Kiều đã giải thích cho chàng, nhưng cách giải thích thưc chất cũng mơ hồ như một cảm nhận chủ quan, khi : "Nàng rằng : vì chút nghề chơi. Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu". Hình như, có một sợi dây xuyên suốt nối liền các cuộc đời hồng nhan sau trước. Vậy thì tại sao như thế, vì sao lại "Đau đớn thay phận đàn bà. Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?". Có thể nói, Nguyễn Du đã không giải thích được điều oan nghiệt này( "Cổ kim hận sự thiên nan vấn" - Độc Tiểu Thanh kí), nhưng về trực giác, ông đã nhận ra quy luật phũ phàng đã và còn đang tác động lên từng con người cụ thể. Con người ấy là nàng Kiều. Kiều đại diện cho cái đẹp toàn vẹn, cái đẹp tối đa, trước hết là nhan sắc. Để khắc hoạ chân dung này, dù là với bút pháp ước lệ chứ chưa phải là tả thực, nhà thơ đã để lại nhiều ấn tượng sâu đằm trong tâm trí chúng ta. Một phương diện khắc hoạ này là nhà thơ đã đưa Thuý Vân ra làm đối sánh. Nhan sắc của Vân nếu đẹp thì cũng chỉ ở mức "khả ái" đáng yêu, còn ở Thuý Kiều dứt khoát là hơn Vân một bậc. Liễu phải hờn giận, hoa phải ghen ghét, cái đẹp "tót vời" tạo ra bao nhiêu đố kị. Có nhan sắc đã quý, thêm tài năng, nhan sắc càng lộng lẫy, kiêu sa. Sắc và tài ấy chung quy cũng là cái tình. Sự "sắc sảo mặn mà" của Kiều là cái tình đời luôn dào dạt, thiết tha, luôn quan tâm đến mọi buồn vui của con người và cuộc sống. Trước một nấm mồ vô chủ, mọi người đi qua nhưng Kiều dừng lại. Không chỉ hỏi han, nàng còn nhỏ lệ. Khóc người mà thương mình, thương người như thương mình, sự chân thành ấy đã động thấu đến người nằm dưới mộ. Đạm Tiên dù sao cũng là một người xa lạ, mà tình cảm của Kiều còn thế nói gì đến cha và em. Nếu chỉ vì hiếu, nghĩa, Kiều chưa hẳn đã bán mình. Sức mạnh khiến nàng kiên quyết và chủ động "Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha" phải là một tình thương. Tình thương ấy lên tới đỉnh cao : thương người hơn thương mình mới dám hành động như thế. Rồi sau đó, trong mười lăm năm lưu lạc, bao nhiêu lần Kiều nhớ nhà là bấy nhiêu lần nỗi nhớ đi liền với niềm thương cứ trào lên khiến người đọc chúng ta không dễ cầm nước mắt. Nhưng rốt cuộc,tài và tình ấy, bông hoa vô giá của cuộc đời ấy lại chính là nguyên nhân tiền định dẫn đến nỗi "kì oan" là có tên trong sổ đoạn trường. Sở dĩ Thuý Kiều bị đày đoạ, theo nhà sư Tam Hợp thì:

Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Hoá ra tài sắc là vô duyên, tình là tội lỗi. Xã hội cũ đã không chấp nhận sự thái quá, sự hoàn chỉnh trong cá tính con người, nhất là con người có ý thức và tự nhận thức được bản thân. Kiều phải nhận lấy biết bao oan ức xót xa cũng vì lẽ đó : tình yêu tưởng như đã cầm nắm được trong tay bỗng nhiên bị cướp mất; muốn được sống trong trinh bạch nhưng phải tiếp khách làng chơi ; vế với Thúc Sinh thì bị Hoạn Thư hành hạ ; gắn bó với Từ Hải thì bị Hồ Tôn Hiến đánh lừa. Có đến hai lần Kiều muốn quyên sinh nhưng lại không sao chết được, đau đớn như phận con kiến bò trong chảo nóng, muốn thoát ra mà không có cách nào thoát được. Kiều bị hành hạ bởi nỗi đau gặm nhấm suốt đoạn đời lưu lạc. Kiều đã không còn là mình. Nói cho thật đúng thì cũng có lúc Kiều được đối diện với chính mình nhưng thật hiếm hoi và cũng thật thấm thía. Ví dụ ở chốn lầu xanh lần thứ nhất :

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa.

Sau mười lăm năm, khi đã sum họp với gia đình, đoàn tụ với chàng Kim, mỗi khi phải nhắc đến , nàng không khỏi "giật mình" mà "xót xa" cho thân phận không chỉ một lần. Đó cũng là một cách tổng kết cuộc đời thông qua chiêm nghiệm bản thân. Đó là một cách tổng kết sâu sắc nhất, thuyết phục nhất.

19 tháng 11 2021

8D

 

19 tháng 11 2021

8.D

23.D

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Để tạo ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả và tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”.

Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đau khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đang ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi vơi. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn. Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa.

Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tu từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phận mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng của Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu. Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác.

Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng. Từ những cảm xúc buồn, lo lắng, đến đây, ta thấy Kiều như rùng mình sợ hãi. Những cơn gió cuốn những cơn sóng ngoài biển tạo những âm thanh to như cơn bão khiến cho con người phải hãi hùng. Từ tượng thanh “ầm ầm” đặt ở đầu câu như nhấn mạnh sự bất ngờ hoảng hốt của Kiều nơi lầu cao khi con sóng lạnh lùng dữ dội xô vào chân lầu khiến người trên phải sợ hãi.

Đây có lẽ là sự dự đoán về một tương lai không mấy êm đềm sẽ đến với Kiều, và ngay sau đấy, sóng to gió lớn sẽ đổ lên cuộc đời Kiều làm cho nàng phải đau đớn, sợ hãi mà chao đảo. Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.

27 tháng 3 2017

Câu nói " cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão

Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.

- Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách " ngồi im" vờ như không nghe thấy.