K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2019

Nghệ thuật nhân hóa: 'bóng tre trùm lên âu yếm làng,bản ,xóm ,thôn;tre ăn ở với người đời đời ,kiếp kiếp'

Tác dụng : giúp cho tác giả dễ dàng khẳng định tre đã có từ rất lâu, nó rất chung thủy ,gần gũi với con người Việt , nó như một người mẹ luôn chăm sóc ,bảo vệ các con trong mọi hoàn cảnhvui

12 tháng 5 2016

Phép tu từ nhân hóa, Hiệu quả tác giả muốn cho ta biết cây tre Viêt nam rất chung thủy, tre như người mẹ âu yếm lũ con,tre còn có những đức tính như người

 

11 tháng 5 2016

dễ như ăn cháobanhqua

Câu 1 (1,5 điểm)“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Câu 1 (1,5 điểm)

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)

1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Câu 2 (2,5 điểm)

Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.

Câu 3 (6,0 điểm)

Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê

1
10 tháng 5 2016

Mọi người giúp mk với

 

15 tháng 4 2022

Giúp mình với

2 tháng 9 2017

c, Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam, tre đại diện cho con người

Câu 5Đọc các ngữ liệu dưới đây và trả lời câu hỏi phía dưới:[A]. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!                                                          (Cây Tre Việt Nam - Thép Mới)          [B].                         Bão...
Đọc tiếp

Câu 5

Đọc các ngữ liệu dưới đây và trả lời câu hỏi phía dưới:

[A]. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

                                                          (Cây Tre Việt Nam - Thép Mới)

          [B].                         Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người…

                                                    (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

a. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích [A] (1,0 điểm)

b. Những từ bọc, ôm, níu trong đoạn trích [B] có nét chung nào về nghĩa? (0,5 điểm)

c. Hãy cho biết điểm giống và khác nhau trong cảm hứng viết về cây tre của các tác giả ở hai đoạn trích trên. (1,5 điểm)

d. Viết một đoạn văn diễn dịch (dài từ 8 đến 10 câu) để ghi lại cảm nghĩ của riêng mình về cây tre Việt Nam. (1,0 điểm)

Cứu em với ;-; cần gấp ạ

2
10 tháng 7 2021

a, 

Em tham khảo nhé:

+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
=> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

b,

Đây là các từ chỉ hành động của con người, tác giả lấy hình ảnh cây tre để làm nổi bật vẻ đẹp con người

c,

Giống nhau: đều viết về cây tre,  tượng trưng cho những vẻ đẹp của con người VN

Khác nhau: Đoạn trích văn nói về vẻ đẹp phẩm chất con người VN trong chiến đấu dưới hình ảnh cây tre

Đoạn trích thơ nói về vẻ đẹp phẩm chất con người VN trong cuộc sống dưới hình ảnh cây tre

d, 

Tham khảo nha em:

Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.

10 tháng 7 2021

a) Biện pháp tu từ: Nhân hóa

- Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người

31 tháng 1 2018

a. Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

b. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam (từ đó gián tiếp ca ngợi con người Việt Nam anh hùng).

1 tháng 9 2023

BPNT:

- So sánh "sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương"

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt tình yêu nước của nhân vật trong câu thơ qua hình ảnh sinh động, gần thuộc với hoàn cảnh xa quê "sóng". Từ đó câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm, hấp dẫn đọc giả hơn.

 

1 tháng 9 2023

Trong đoạn thơ trên, có một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

1.Sử dụng hình ảnh: Tác giả sử dụng hình ảnh của "sóng vỗ dưới thân tàu" để tạo ra một hình ảnh đối lập giữa quê hương và nơi xa xôi, nhấn mạnh sự xa cách và đau thương khi xa nước.

2.Sử dụng từ ngữ tượng trưng: Tác giả sử dụng từ "đất nước" và "nước" để chỉ quê hương, nhưng cũng có thể hiểu là ý chỉ đến một tình yêu, một niềm tự hào về quê hương.

3.Sử dụng câu chuyển tiếp: Tác giả sử dụng câu chuyển tiếp "Đêm xa nước đầu tiên" để tạo ra sự chuyển đổi không gian và thời gian, từ quê hương đến nơi xa xôi.

4.Sử dụng màu sắc: Tác giả sử dụng màu sắc để tạo ra sự tương phản giữa "trời xanh màu xứ sở" của quê hương và "trời từ đây chẳng xanh" của nơi xa xôi, thể hiện sự khác biệt và đau thương khi xa cách.

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.