K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2017

Đáp án B

19 tháng 9 2021

A nha bạn

Đọc các văn bản Văn bản 1:CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2003BÁO CÁOVề kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc ToảnĐể thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt của Ban Giám hiệu nhà trường, trong tháng 11 vừa qua,...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản 

Văn bản 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2003

BÁO CÁO

Về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc Toản

Để thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt của Ban Giám hiệu nhà trường, trong tháng 11 vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là:

1) Về học tập: cả lớp đã có 86 tiết học được xếp loại tốt. Cả lớp được 16 điểm 10, 25 điểm 9 trong đó bạn Lê Văn là người đạt nhiều điểm 9 và 10 nhất. Trong số 45 bạn chỉ có 2 bạn bị điểm dưới trung bình.

2) Về kỉ luật: Cả lớp không bạn nào đi học muộn, không bạn nào bị thầy, cô giáo nhắc nhở trong giờ học, không xảy ra điều gì ảnh hưởng tới việc học tập của lớp.

3) Về lao động: Lớp đã tham gia lao động tập thể 3 buổi theo lịch của nhà trường: dọn vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ cây. Kết quả lao động đều tốt, 4 bạn nghỉ có lí do.

4) Các hoạt động khác: Lớp đã tham gia 2 tiết mục trong buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường; làm được 1 tờ báo tường với chủ đề chào mừng ngày 20 – 11.

Thay mặt lớp 7B

Lớp trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

Văn bản 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nam Định, ngày 8 tháng 9 năm 2003

BÁO CÁO

Về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt

Kính gửi: Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, lớp 7C đã tiến hành quyên góp được một số quà gửi các bạn học sinh vùng lũ lụt như sau:

1) Quần áo: 6 bộ

2) Sách vở: 12 bộ sách giáo khoa cũ (lớp 6) và 30 quyển vở học sinh

3) Tiền mặt: 100 000 đồng.

Tất cả các bạn đều đóng góp, ủng hộ. Trong đó bạn Hoàng Hà là người ủng hộ nhiều nhất: 1 bộ quần áo và 20 000 đồng.

Thay mặt lớp 7C

Lớp trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

2. Trả lời câu hỏi

a) Viết báo cáo đề làm gì?

b) Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c) Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em.

1
11 tháng 5 2019

a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:

    + Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.

    + Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:

    + Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.

    + Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp

    + Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.

15 tháng 12 2019

Đáp án: A

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều...
Đọc tiếp

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

                          (Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Căn cứ nào để em xác định như vậy? Kể tên một truyện em đã được học cũng thuộc loại truyện này.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh:

-         Con Cáo

-         Chùm nho

-         Giàn nho cao

-         Cây nho thấp

Câu 3. Đọc lại đoạn văn sau:

       - Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

        Theo em, có phải con cáo thực sự không thích những chùm nho nên mới rời đi không? Hành động của con cáo gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4. Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?

Câu 5. Em hãy đặt một nhan đề cho văn bản và giải thích vì sao em đặt nhan đề đó.

II. Thực hiện bài tập sau:

Câu 6. Cho câu văn sau:

     Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp.

a. Giải thích nghĩa của từ “chén”?

b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “chén” và đặt câu với 1 từ tìm được.

Câu 7. Cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói, dấu hiệu nào cho biết điều đó?

       Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ?

Câu 8. Ghi lại 3 từ ngữ diễn tả tâm trạng con Cáo khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”.

III. Tập làm văn:

Trong cuộc sống, em đã từng gặp tình huống khó khăn như con Cáo trong câu chuyện trên chưa? Em đã xử lý như thế nào. Hãy viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện đó của em.

ai giúp mk mk tích cho

0
Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm...
Đọc tiếp

Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch.

Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn.

Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh…

(Theo báo Nhân dân)

Câu 1: Nêu luận điểm của đoạn trích trên?

Câu 2: Em có đồng ý với luận điểm (vừa tìm được ở câu 1) hay không? Vì sao?

Câu 3: Hãy trình bày bước thứ nhất trong cách làm bài văn lập luận chứng minh cho đề bài sau: Chứng minh rằng bản thân em đã có những hành động đúng đắn trước đại dịch Covid - 19.

Gợi ý trả lời câu hỏi

Câu 1: -Vấn đề mà đoạn trích đề cập là gì?

- Mọi người đã có những hành động gì xoay quanh vấn đề đó?

- Qua đó, em thấy được thái độ gì của họ?

Câu 2: Xét xem luận điểm được nêu là có lợi hay có hại cho bản thân em, cho xã hội.... Từ đó trả lời đồng ý hay không đồng ý. Tiếp đến chỉ rõ lí do.

Câu 3: Dựa vào mục 1 nhỏ sách giáo khoa trang 48, 49 và làm tương tự cho đề bài trên.

2
19 tháng 4 2020

Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một bức tranh hiện thực rất sinh động ; hiện thực và nó cũng tương phản giữa hai cảnh đời trái nghịch nhau - cuộc sống và sinh mạng của người dân với cuộc sống vô nhân đạo của bọn quan lại, mang đậm giá trị hiện thực, nhân đạo cao cả về tình người.Thật vậy ,hình ảnh đối lập và sự đan xen giữa thực tế gian khổ của người dân đang chống chọi với thiên nhiên nghiệt ngã và cảnh sống hưởng thụ và vô trách nhiệm của bọn quan lại chính là giá trị nghệ thuật góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của nhà văn .Như vậy ;bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.Bài văn ''Sống chết mặc bay'' đã lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện; Sự vô trách nhiệm của tên quan phủ qua việc làm "hộ đê": tư thế, cách ngồi, lời nói, thái độ vô trách nhiệm khi biết tin đê vỡ ...Qua đó ; câu truyện phản ánh nỗi khổ cực của người dân và thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân do thiên tai, do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đưa đến.

24 tháng 11 2018

Đáp án: A

10 tháng 10 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

 

10 tháng 4 2022

Văn bản : Sau phút chia ly

văn bản thuộc thể thơ :song thất lục bát.

10 tháng 4 2022

:V