K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2019

ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN

- Thơ của Trần Đăng Khoa

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền

Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ

Rồi khao nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

Ôi ước gì được thấy mưa rơi ...

Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển

Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời..

Ôi, ước gì được thấy mưa rơi

Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên cát

Giãy giụa tơi bời trên cát

Như con cá rô rạch nước đón mưa rào

Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào

Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo

Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho táo bạo

Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng

Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng

Chập chờn bay phía xa khơi...

Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi

Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết

Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho mãnh liệt

Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu

Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu

Hay mưa bụi ... mưa li ti... cũng được

Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước

Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều...

Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn

trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập

trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi

Mưa yểu điệu như một nàng công chúa

Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa

Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời

Để bao giờ cánh lính chúng tôi

Cũng có một niềm vui

đón đợi...

Năm 1982


Bước chân ra đầu tán
Cảm thấy lòng chơi vơi
Tinh thần nơi biển đảo
Giục trùng khơi trong lòng


Anh bộ đội biên phòng
Giữ gìn từng tấc đất
Cuộc sống còn chật vật
vẫn ngời một niềm tin


Các anh giữ hoà bình
Nơi tuyến đầu tổ quốc
Cuộc sống còn phía trước
Vĩnh Thực ánh bình minh


Bài thơ muốn nói về “chủ quyền biển đảo” của nước ta. Miêu tảnhững người lính biên phòng nói riêng và những người lính biển nói chung đều trở thành những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như đất nước luôn là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ chúng ta

 
30 tháng 5 2018

Tặng em ngày lễ tình nhân

Anh viết vội bài thơ tình thật đẹp
Để tặng em nhân ngày lễ tình nhân
Không tặng hoa bởi chẳng thể ở gần
Thì anh đành gửi tặng thơ em nhé

Nhìn ra phố, bao nhiêu đôi bạn trẻ
Quấn quýt nhau tình cảm quá em à
Nghĩ về em anh chợt thấy xót xa
Thương em lắm như mà anh không thể

Tình trái ngang anh nào đâu muốn thế
Nên đành gom thương nhớ gửi vào thơ
Hứa với em anh sẽ mãi luôn chờ
Vui những ngày bên em thôi em hỡi

Anh biết mai khi ngày vui đang tới
Em sẽ buồn và ngóng đợi thơ anh
Thì đây em những dòng thơ chân thành
Anh riêng dành chỉ em thôi... em nhé!

30 tháng 5 2018

Từng ngày băn khoăn
Từng ngày suy nghĩ
Trầm ngâm thắc mắc
Bạn bè là chi?
Trong những kí ức
Kỉ niệm buồn vui
Bạn bè là người
Ta luôn chia sẻ
Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết 
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn

Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh

Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới

Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta

Bài làm

   Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
   Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thấy cao cao gầy
   Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
   Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm “thật thà phải con?”
   Cái tên thấy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
   Ước mong con mãi không quên
“thật lòng vững trí đừng phiền nghe con”
   Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thấy dạy còn hoài khắc tâm
   Nhớ tóc thấy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang
   Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.

# Chúc bạn học tốt #

29 tháng 11 2018
Từng câu từng chữ ê a Bao lời dạy dỗ thiết tha nồng nàn Mõi mòn khuya sớm gian nan Nhiều đêm tắt tiếng ho khan quặn lòng
19 tháng 12 2016

Gái xưa ngoan ngoãn hiền lành

Gái nay thì lại tung hoành khắp nơi

Gái xưa không biết ăn chơi

Gái này thì thích đến nơi vũ trường

Đề 2:

Ánh trăng luôn là đề tài bất tận của những nhà thi sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Mỗi ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Tùy vào ánh nhìn của từng người và ý nghĩa của ánh trăng lại hiện lên một cách khác nhau. Có những khi, ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của những nhà thơ yêu thiên nhiên bởi ánh trăng khi đổ xuống vạn vật chúng tạo nên những dòng suối vàng, tưới vào lòng người những ánh vàng, làm cho bao nhiều mệt mỏi như tan biến. Trong cuộc sống, , đã từng có rất nhiều nhà thơ cũng dùng ánh trăng để diễn tả tình cảm của mình, ví như ánh trăng tỏng những câu thơ của Lí Bạch để nhớ tới cố hương. Và với em, bài thơ” Cảnh khuya” của hồ chí minh là một trong những bài thơ hay nhất. bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của người thi sĩ đã lay động vào tận trong tâm khảm của mỗi người.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp so sánh. Giữa khung cảnh thiên nhiên, tiếng suối róc rách chảy trong cái tĩnh lặng của cả không gian được tác giả miêu tả như tiếng hát nơi xa xa. Tác giả gọi đó là tiếng hát bởi tiếng suối vang một cách có nhịp điều, cộng thêm tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả thì những âm thanh đó đã trở thành vẻ đẹp của âm thanh, của cả thiên nhiên giữa vùng rừng núi hoang sơ. Hoàn cảnh diễn ra bài thơ là khi tác giả đang sống tại vùng núi rừng Việt Bắc, hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp. Đây là khoảng thời gian chiến đấu ác liệt. Thế nhưng trong điều kiện gian khổ như vậy, nhưng tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên chưa bao giờ cạn Nhìn cảnh sắc buổi đêm trong rừng, vốn dĩ chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh hoang vu, lạnh lẽo, cây cối mọc rậm rạp và có gì đó đáng sợ. Thế nhưng, qua những vần thơ của Bác, hình ảnh của cả khu rừng lại hiện lên một cách đầy thi vị, đầy sức sống mãnh liệt qua con mắt của những nhà thơ.

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Đây là câu thơ có giá trị nhất trong cả bài thơ. Cả cánh rừng như đang được tắm trong ánh trăng vàng lộng lẫy, vàng ấm áp. Hình ảnh hiện lên trong mắt người đọc một cách thật tự nhiên. Câu thơ có thể hiểu bằng hai cách. Cách thứ nhất đó là những giọt vàng chiếu xuống cả cánh rừng, ánh trăng vào rơi xuống tán cây cổ thụ. Nhưng giữa những tán lá lại có những khe hở, ở đó, những ánh trăng vàng lại tiếp tục soi bóng xuống những bông hoa nhỏ hơn ở phía dưới tán cây. Từng lớp, từng lớp hiện lên như hai lớp trăng vàng nhuộm lên những nhánh cây, nhánh cỏ. câu thơ đã được tác giả sử dụng những biện pháp lấy động để tôn lên vẻ đẹp của cái tĩnh. Những điều đó đã khiến cho hình ảnh của cánh rừng Việt Bắc càng hiện lên một cách rõ ràng và sinh động. cách hiểu thứ hai của câu thơ trên, vẫn là những ánh trăng vào chiếu xuống tán cây cổ thụ, , sau đó, những bóng cây ấy in xuống mặt đất, tạo thành những hỉnh ảnh trên nền đất giống như hình ảnh của những bông hoa hiện lên một cách thật đẹp, thật tự nhiên. Và ngẫu nhiên, vào giữa buổi khuya tĩnh lặng, chúng ta lại được nhìn thấy những bông hoa được tưới đẫm ánh trăng vàng. . không chỉ là hình dạng đẹp, câu thơ còn như vẽ lên trong mắt người đọc những sắc màu vẽ, những khối màu do tạo hóa tao nên một cách tự nhiên và vẫn hiện lên thật là đẹp. có màu vàng của ánh trăng, màu đen của bóng cây in xuống mặt đất và màu xám của những khoảng màu bị lồng vào nhau. Tự nhiên như là người thợ tài ba đã vẽ nên những hình ảnh trong không gian tĩnh lặng, một cách ngẫu nhiên nhưng lại đẹp vô cùng.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nếu như hai câu thơ đầu là hai câu thơ tập trung miêu tả cảnh thì hai câu thơ tiếp theo lại miêu tả con người. Giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp, mĩ lệ ấy hiện lên hình ảnh của một người. Và đó chính là tác giả của bài thơ- chính là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Giữa những lúc việc kháng chiến vẫn còn đang đè nặng lên tâm trí thì Người vẫn chưa thể ngủ được. Hình ảnh của con người ấy tuy chỉ có một mình nhưng không hề cô độc bởi Người vẫn còn có ánh trăng, , có cỏ cây hoa lá bầu bạn với mình. Trong khung cảnh ấy, đáng lẽ ra Người phải rất vui mừng khi được chứng kiến những cảnh tượng của thiên nhiên kì vĩ. Thế nhưng dù hình ảnh của thiên nhiên có đẹp nhưng trong tâm trí của người nghệ sĩ thì những lo toan dành cho cuộc kháng chiến sắp tới. nỗi lo nước nhà đè nặng lên đôi vai của người làm cho Người không thể nào có thể hoàn toàn đắm chìm trong cảm xúc của người nghệ sĩ được.

Tóm lại, tuy chỉ với bốn câu thơ nhưng bài thơ đã hiện lên trong lòng người đọc không chỉ là không gian núi rừng Việt Bắc hùng vĩ mà còn là hình ảnh của Bác Hồ- vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Qua đây, chúng ta lại càng cảm mến và biết ơn với những hi sinh mà Người dành cho dân tộc.

8 tháng 11 2016

Bài làm

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

 

24 tháng 11 2016

MÔI TRƯỜNG
Môi trường không phải đâu xa
Cái xanh, cái đẹp quanh ta đấy mà
Môi trường ngay trong mọi nhà
Ở ngay thôn xóm và qua phố phường.
Môi trường trên mỗi tuyến đường
Và trên tất cả bốn phương quanh mình.
Con người sạch, đẹp càng xinh
Môi trường xanh, sạch ắt mình sống lâu.
Xa xưa dân đã có câu
Sạch làng đẹp ruộng bảo nhau mà làm
Đất nước ngày một huy hoàng
Kinh tế phát triển dân sang, dân giàu.
Môi trường cũng phải đi đầu
Việc này thế giới làm lâu lắm rồi
Bắt tay vào làm đi thôi
Đừng nhìn đừng đứng, đừng ngồi mà trông!
Già trẻ, trai gái một lòng
Vì môi trường sạch, cộng đồng làm ngay
Chúng ta hãy nắm chặt tay
Môi trường xanh, sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi xin nhớ kỹ cho
Môi trường xanh, sạch còn chờ đợi ai.

KHÔNG ĐỀ
Tôi đi xuyên việt truyền thông
Môi trường xanh, sạch mà lòng rất vui
Vợ tôi thấy vậy mỉm cười
Liệu ông theo kịp được người ta không?
Xe đạp tôi đã sửa xong
Chờ ngày xuất phát mà lòng xốn xang
Quần áo, giày dép gọn gàng
Thuốc men, tiền bạc tôi mang đủ dùng.
Con cháu thì động viên ông
Đạp xe cho khỏe, thành công ông về.
Đường đi đèo dốc suối khe
Mưa mưa, nắng nóng luôn đe dọa mình
Nếu ngồi mà nghĩ cũng kinh
Đi rồi mới biết sức mình là đâu.
Ngày đầu người mỏi mệt đau
Thân thể ê ẩm cái đầu nghĩ suy
Đường đi ơi hỡi đường đi
Gian nan phía trước liệu thì vượt qua?
Hà Nội đến Huế đâu xa
Sáu trăm cây số sức ta đạp bằng
Càng đi khí thế càng hăng
Ăn ngon, ngủ khỏe sức tăng hơn nhiều.
Đi Đà Nẵng qua hai đèo
Phú già, Phướng tượng ngoằn nghèo quanh co.
Qua đèo lại tới Lăng Cô
Hải Vân dài dốc đèo chờ đợi ta
Thành phố Đà Nặng không xa
Hội An – Quảng Ngãi vượt qua Tam Kỳ.
Môi trường những chỗ tôi đi
Cái xanh, cái đẹp nhiều khi phải bàn
Rác rưởi nhiều chỗ hiên ngang
Chất lên thành đống quanh làng quanh thôn.
Sao không xử lý không chôn
Vứt rác sao cứ lối mòn năm xưa?
Sa Huỳnh tôi tới buổi trưa
Dọc đường nắng nóng không mưa tý nào.
Ngũ Hoành Sơn – Biển Sa Huỳnh thật đẹp sao
Tháp Chàm, Cổ Trà bản biết bao nhiêu tình.
Nghĩ về phố Hội đẹp xinh
Di sản phố cổ nguyên hình ngàn xưa
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Tuy Hòa phố trẻ mộng mơ vươn mình
Nha Trang biển hẹn lung linh
In bóng biển bạc chữ tình nên duyên
Cam Ranh, Phan Rí đến liền
Đồng Nai, Long Khánh nhỡn tiền tới nơi
Thành phố Hồ Chí Minh đây thật rồi
Lung linh hòn ngọc sáng trời viễn đông
Tới thăm thăm phủ đầu Rồng
Đây Dinh Thống Nhất chiến công huy hoàng
Chính đây sử mới tiếp trang
Chính đây dân chúng hát vang hòa bình
Nơi đây kết thúc hành trình
Nhưng tôi vẫn khỏe, vẫn xinh, vẫn dòn
Vẫn xanh màu áo cỏ non
Vẫn chiếc xe đạp bon bon đường dài
Hành trình có một không hai
Ngồi vui ngẫu hứng viết vài câu thơ
Tới đích mà vẫn như mơ
Thành công thắng lợi dành cho toàn đoàn
Hôm nay ca khúc khải hoàn
Mọi người vui vẻ, hân hoan xum vầy
Chúng ta tay nắm chặt tay
Môi trường xanh sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi hãy nhớ kỹ cho
Môi trường xanh sạch còn chờ đợi ai

8 tháng 11 2021

Bạn tham khảo

Những bài thơ hay, ý nghĩa về Thầy cô giáo (20-11) • Đỗ Phú Quý