K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2019

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực:guyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).

Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực

Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.

Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.

Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868 Trận đánh trên sông Nhựt Tảo:Sông Nhựt Tảo giao với sông Vàm cỏ đông ở nơi gọi là vàm Nhựt Tảo (ảnh trên), thuộc xã An Nhựt Tân,huyện Tân Trụ,tỉnh Long An. Năm 1996,Vàm Nhật Tảo được bộ VHTT xếp hạng là di tích quốc gia sau 135 năm kể từ ngày anh hùng Nguyễn Trung Trực tổ chức tấn công,đánh chìm tàu L’ Espérance(Hy vọng), một tiểu hạm chủa Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An xưa

sông nhat tao 4_n

Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực cùng hương thôn Hồ Quang Chiêu và tán quân Nguyễn Học chỉ huy một toán quân đánh chìm tàu Hy Vọng (L’ Espérance) của Pháp đang đậu trên vàm Nhật Tảo. Kế hoạch đánh tàu được chuẩn bị khá kỹ lưỡng: Sáng ngày 10-12-1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận quân Pháp rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu Hy Vọng. Trong khi trình giấy thông hành, nghĩa quân đã bất ngờ xông lên đốt tàu và cướp vũ khí khiến quân Pháp không kịp trở tay. Toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt và tàu L’Esperance bùng cháy trên sôngNhật Tảo, trở thành ngọn lửa thắp lại hy vọng trong lòng nhân dân cả nước.Sau sự kiện đó,thực dân Pháp đã quay lại vàm Nhật Tảo, tiêu diệt cả làng chài Nhật Tảo rồi xây dựng bia tưởng niệm sự kiện tàu Pháp bị đánh chìm. Ảnh: Mô hình trận đánh

nguyen trung truc
Năm 1980, tức 120 năm sau sự kiện này, người ta đã tiến hành khai quật lòng sông Nhựt Tảo, trục vớt xác tàu. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ, ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L’ Espérance vẫn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lổ. Hiện các hiện vật này đang được lưu giữ Bảo Tàng Long An, ở thành phố Tân An

Thăm khu di tích Vàm Nhựt Tảo
Là nơi giao hội giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Đặc biệt, nơi đây có khu di tích lịch sử nổi tiếng đất Long An - nơi tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mà du khách gần xa đều biết: khu di tích Vàm Nhựt Tảo.
Vàm Nhựt Tảo trước đây là một trong những nơi trọng yếu để kiểm soát khu vực từ biên giới Cao Miên đến Tây Ninh, Bến Lức, Gò Công… Do vậy, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Tân An và Mỹ Tho, chúng đã dùng tàu chiến chốt giữ nơi quan yếu này. Mục đích nhằm ngăn chặn những đợt tấn công của triều đình nhà Nguyễn và nghĩa quân từ các tỉnh miền Tây về Sài Gòn - Gia Định.

Khu di tích vào dịp lễ hội - Ảnh: Báo Long An
Nguyễn Trung Trực xuất thân từ dân chài, giỏi võ, can đảm, có tinh thần yêu nước nồng nàn, ông chiến đấu dưới quyền Trương Định. Được sự giúp đỡ của dân làng Nhựt Tảo, Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân đã tấn công, đánh chìm tiểu hạm L’Esperance trên sông Nhựt Tảo, làm nên:
“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.”
(Điếu Nguyễn Lịch – Huỳnh Mẫn Đạt)
Sau một thời gian theo dõi về quy luật bố phòng, canh gác và hoạt động của địch trên tiểu hạm L’Esperance (Hy vọng), sáng ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực cùng với nghĩa quân đã nghi binh đốt cháy tiểu hạm cùng 17 tên lính Pháp và lính Maní của thực dân Pháp. Cùng lúc ấy, nhóm lính Pháp đóng ở bờ sông cũng bị nghĩa quân và nhân dân làng Nhựt Tảo tiêu diệt.
Theo tác phẩm Abrégédel’histoire D’An Nam của Alfred Schreiner thì trận Nhựt Tảo là khúc dạo đầu cho cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ các đồn của Pháp… Là biến cố bi thảm đã gây nên một nỗi xúc động sâu sắc nơi người Pháp và kích thích một cách lạ lùng trí tưởng tượng của người An Nam. Từ trận Nhật Tảo và chiến công chiếm đồn Rạch Giá vào đêm 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực đã trở thành người anh hùng, danh nhân của dân tộc. Sau khi Pháp tái chiếm Kiên Giang, ông cùng nghĩa quân ra đảo Phú Quốc tiếp tục kháng chiến. Lực lượng của ông hao mòn dần sau nhiều trận chiến không cân sức. Để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ, ông một mình ra mặt để Pháp bắt. Không lay chuyển được lòng dạ sắt son của ông, thực dân Pháp đem ông về Rạch Giá – Kiên Giang xử chém. Hy sinh ngày 27/10/1868 khi vừa tròn 30 tuổi, Nguyễn Trung Trực đã để lại cho đời câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.”
Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, du khách sẽ được ngắm nhìn vùng sông nước hữu tình vàm Nhựt Tảo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nước trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dưới rặng dừa nước và một số loài cây hoang dại như vẹt, bần, đước, mắm. Cách vàm 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tảo nối liền 2 xã An Nhựt Tân và Bình Trinh Đông. Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp như tranh nơi đây. Sương tan là đà trên mặt sông dài như được nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu đặt của người dân chài lưới. Gần vàm là ngôi chợ khá lâu đời, hiện vẫn còn 2 dãy phố lợp ngói khá cổ kính. Đối diện chợ là trụ sở ủy ban nhân dân xã An Nhựt Tân. Khuôn viên ủy ban có bia kỷ niệm chiến thắng Nhựt Tảo được xây dựng năm 1980.
Dưới sự tác động của thiên nhiên và con người hơn một thế kỷ qua, di tích vàm Nhựt Tảo ngày nay đã có sự thay đổi nhất định so với thời điểm xảy ra trận đánh ngày 10/12/1861. Tuy nhiên những gì còn hiện hữu ở vàm Nhựt Tảo cũng đã minh chứng tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực - người đầu tiên duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm trong cuộc kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Tàu L'Espérance sau gần 120 năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ người ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực.
135 năm sau ngày Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu L' Espérance, vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1996 bởi những giá trị, ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong đó. Một dự án tôn tạo di tích quy mô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt và bước đầu thực hiện. Trong tương lai, đền thờ, tượng đài anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực và những hạng mục công trình khác sẽ được xây dựng bên bờ vàm Nhựt Tảo, sẽ làm cho vùng sông nước nên thơ này không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị tham quan du lịch.“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.” (Điếu Nguyễn Lịch – Huỳnh Mẫn Đạt)
Ngoài, khu di tích ở Vàm Nhụt Tảo, còn có ở Bến Lức( Long An) , Rạch Giá(Kiên Giang)

23 tháng 3 2019

sưu tâm trên fb chắc k giống đâu

31 tháng 3 2019

Trận Nhật Tảo đã diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm 1861 tại vàm sông Nhật Tảo, nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, Việt Nam. Sau trận nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy được tiểu hạm Espérance (Hy Vọng) của quân Pháp. Chiến thắng này cùng với trận đồn Kiên Giang, cũng do thủ lĩnh Trực tổ chức tấn công, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi

=> biết v thôi

31 tháng 3 2019

chịu khó quá

4 tháng 4 2021

Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay alr rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà

Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Bạn Hoàng Sơn viết hay thật nhưng đề bài yêu cầu là viết đoạn văn chứ ko phải bài văn

10 tháng 11 2016

Câu 1.

- Nhận xét về cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

+ Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống)

+ Ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen một từ khác vào, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.

= > Bởi cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã lên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu ta thay đổi nó sẽ trở nên cọc cạch, mất đi sự hoàn chỉnh.

- Kết luận về cụm từ:

+ Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo cố định

+ Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh.

+ Nghĩa đen: Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.

+ Nghĩa bóng: là vượt qua những nơi có nhiều gian nan nguy hiểm.

Câu 2 :

- Xác định vai trò của thành ngữ.

+ Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu

+ Tắt lửa tối đèn - > làm bổ ngữ cho động từ phòng.

- Cái hay của hai câu thành ngữ trên.

+ Ngắn gọn, hàm súc tiết kiệm được lời.

+ Tính hình tượng cao vì cho ta nhiều ấn tượng sinh động.

13 tháng 11 2016

a) “Lên thác xuống ghềnh” : Trải qua nhiều phen gian nan, nguy hiểm

- Không thể thay hoặc chêm xen được vì ý nghĩa của cụm từ trở nên lỏng lẻo
- Không thay đổi vị trí được vì đây là cụm từ có trật tự cố định.
- Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có cấu tạo cố định.

b) Thành ngữ bảy nổi ba chìm giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
Thành ngữ tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ của danh từ

Cái hay của thành ngữ lên thác xuống ghềnh mang ý nghĩa hàm ẩn, chỉ sự vất vả , long đong, phiêu dạt . . .(có hình tượng)
Thành ngữ tắt lửa tối đèn chỉ sự khó khăn hoạn nạn . . . có hình tựơng

 

 

1 tháng 4 2019

Chứng minh hay giải thích zậy bạn???

1 tháng 4 2019

I: Chứng minh:

1: Đói cho sạch rách cho thơm:

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, nhưng hàm súc, đầy đủ nội dung. Những câu tục ngữ được đúc rút lại đều muốn nói lên một nội dung đó là nhằm khuyên nhủ con người. Và câu tục ngữ "Đói cho sạch rách cho thơm" là một trong những câu tục ngữ khuyên chúng ta cần coi trọng, giữ gìn nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của bản thân, cũng như của tất cả mọi người.

2: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:

Sống trong một cuộc sống coi như là sống trong một cuộc sống quá vất vả và nhiều gian nan. Vì thế mọi người luôn luôn chú trong vấn đề là "hình thức bên ngoài". Cũng vì lý do này mà, ông cha ta đã đúc rút ra câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" để thể hiện hình thức bên ngoài không quan trọng.

II: Giải thích:   <Mik mới hk giải thích có gì ko hay thì thông cảm nha>

1: Đói cho sạch rách cho thơm:

Chắc chắn, trong mỗi chúng ta, ai cũng được nghe nói đến câu tục ngữ, qua ông bà, bố mẹ, qua bạn bè, thầy cô. Vì thế chắc hẳn ai cũng nghe qua câu "Đói cho sạch rách cho thơm" rồi. Câu tục ngữ nói lên việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh.

2: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:

Từ xưa đến nay, tục ngữ luôn luôn khuyên nhủ tất cả mọi người. Một trong vô vàn câu tục ngữ hay là "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Câu tục ngữ này muốn nói quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài. Vì thế nên chúng ta không nên xem thường nội dung bên trong mà chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài.

P/s: Có gì không được thì bỏ qua nhé!!!