K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Khi ta còn nhỏ, những vần thơ về quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của bà, của mẹ. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Quê hương là gì? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách rất Việt Nam, Đỗ Trung Quân đã khiến những người con xa quê phải bật khóc.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Với tất cả chúng ta, quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kỳ lạ. Như khi ta ăn một trái lê, ngửi một bông hoa, vị thơm ngọt của nó gợi nhắc ta về với quê hương; nơi có những cánh đồng trải dài xa mãi, những bãi cỏ xanh thơm mùi thảo mộc, những chiều hoàng hôn bình yên, ta ngồi nhìn gió hát. Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiếng khóc vỡ òa ra vì để trú hết tủi hờn, đau buồn, tiếng khóc vờ vì một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Ôi ! Sao mà yêu thương thế!

Về với quê hwong, như về với kí ức, như về với bản chất con người thuần túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Ta như điên cuồng muốn ôm lấy quê hương mà hôn, mà yêu. Ta như muốn chạm tay vuốt ve tất cả mọi thứ, rồi hét lên rằng “Quê hương ơi! Con đã về”. Ta chỉ muốn nhìn hết, thu hết mọi sự yêu thương ấy để vào trong tim, cho nó cùng sống, cùng chết với ta. Như vậy ta sẽ chẳng còn cô đơn, chẳng con thương nhớ nữa.

Mọi sự vật nơi đây đều có một linh hồn riêng biệt. Linh hồn ấy mãi mãi chẳng đổi thay. Mọi linh hồn ấy đều sẵn sàng dang tay chào đón ta trở về. Cái đụn rơm này, cái cây đa già này, cả cái mùi ẩm mốc của đất quê này… Tất cả, tất cả đều vây lấy ta, trò chuyện với ta, hơn hết chúng đã giúp ta chữa lành mọi vết thương lòng.

Với ta, quê hương luôn gắn với vòng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt nước mắt. Quê hương thơm mùi canh cà chua, tròn như quả cà, xanh như màu rau muống luộc. Đâu phải vì chưa từng ăn những thứ đó, mà sao giờ đây, nó lại ngon đến thế!. Quê hương sôi nổi và mộc mạc trong những câu chuyện vui rôm rả của làng xóm láng giếng mỗi buổi tối trăng sáng, là nụ cười ngây thơ đến mê hồn của lũ trẻ con. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này.

Quê hương là một cái gì đó như giàng buộc, như một thứ kỳ diệu khiến ngày ta phải ra đi, tiến một bước nhưng muốn lùi hai bước. Phải ra bến xe nhưng lại chạy ra sông ngồi ngẩn ngơ một lúc, ngắm nhìn dòng suối bạc lấp lánh đến chói mắt khi mặt trời chiếu xuống. Quê hương ơi là quê hương!

Lại một lần nữa – ta khóc – ngày ta phải ra đi – đến giờ, ta còn quyến luyến. Kì lạ sao ta đi chậm như thế, cứ hay ngoảnh lại như thế, cây đa đầu làng đã xã mờ lắm rồi mà ta vẫn ngờ nó chỉ mới kia thôi. Trong lòng bỗng thấy bâng khuâng, xao xuyến lạ! Ta ngạc nhiên vì thấy sao lá vẫn xanh, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Thật thế, quê hương như máu thịt ta, kể từ khi lọt lòng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.

“ Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng”

Quê hương luôn hiện ra trong làn nước mắt nhớ nhung trong các đêm.

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương”.

Quê hương vẫn mãi mãi yêu thương như thế!, Như thế!!

11 tháng 3 2019

 “Quê hương nếu ai không nhớ/ sẽ không lớn nổi thành người…”. Câu ca đó có lẽ chẳng ai là người Việt Nam lại không nhớ nằm lòng. Những ngày đầu năm mới này, nỗi nhớ quê hương càng da diết hơn qua những lời nhắn gửi từ bao bạn đọc phương xa…

- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

13 tháng 8 2020

 Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quêhương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấugắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánhdiều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.

- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quêhương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dịnhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo1đ Câu Đáp án Điểmkhua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôncó sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đốivới quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trêndòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiếttha một tình yêu quê hương.

10 tháng 3 2020

- Quê hương gần gũi, thương yêu như mẹ.

- Mỗi người chỉ có một nơi chôn rau cắt rốn nên phải biết ghi nhớ, trân trọng.

- Nếu không có tình yêu quê hương, đất nước sẽ không thể lớn lên thành người toàn vẹn.

11 tháng 3 2020

- Quê hương gắn liền với những điều bình dị, gần gũi nhất.

- Ở quê hương ấy ta được yêu thương như tình yêu của mẹ dành cho con.

- Mỗi người chỉ có một quê hương nên phải luôn nhớ về. Nếu không dành tình yêu nhớ mảnh đất mình sinh ra và lớn lên sẽ không thể hoàn thiện tâm hồn.

29 tháng 5 2023

Kham khảo 1: Khổ thơ trên trong bài “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật thật đẹp đẽ và sâu sắc. Tác giả đã nói rằng quê hương gắn liền với những điều bình dị, gần gũi nhất. Trong câu đầu tiên, quê hương chỉ một, chỉ có một nơi mà chúng ta được sinh ra, được sinh sống, được vui chơi. "Như là chỉ một mẹ thôi", câu thứ hai nói rằng: ở quê hương ấy ta được yêu thương như tình yêu của mẹ dành cho mình. Qua đó, đoạn thơ trên muốn nói với người đọc rằng quê hương rất quý giá, nếu không dành tình yêu nhớ mảnh đất mình sinh ra và lớn lên sẽ không thể hoàn thiện tâm hồn

Kham khảo 2: Ở đoạn thơ trên,tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.Tác giảđã sử dụng biện pháp này rất đẹp đẽ và sâu sắc .Ở dòng đầu tiên,tác giảđã nói về sự quý giá của quê hương,nơi mà mỗi người chỉ có một. Tiếp đến, tác giả đã so sánh sự quý giá của quê hương như một người mẹ. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã lấy sự dịu dàng, ấm áp của những người mẹ Việt Nam để ghép vào quê hương – nơi luôn dang tay chào đón ta trở về. Nhờ đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu, giá trị, tầm vóc của quê hương đối với tất cả mọi người trong chúng ta.

#Khamkhao 

 

28 tháng 5 2018

 Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

11 tháng 3 2020

- Quê hương gắn liền với những gì gần gũi, bình dị nhất.

- Quê hương là nơi ta được yêu thương như tình yêu của mẹ dành cho con.

- Mỗi người chỉ có một nơi chôn rau cắt rốn nên phải luôn nhớ về. Nếu không nhớ mảnh đất mình đã sinh ra và lớn lên ấy sẽ không thể có tâm hồn toàn vẹn.

26 tháng 5 2021

mình đang cần gấp các bạn giúp mình nhé (thank)

26 tháng 5 2021

Gợi ý:

-Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiến - Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương. - Cách so sánh độc đáo, thú vị : quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. - Gợi mở một cách sống, cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.

                                       Tập đọc            Bầm ơi ( tiếng việt lớp 5 , tập 2 , trang 130 )1 : Khoanh vào trước dòng thơ diễn tả tâm trạng anh chiến sĩ nhớ bầmA : Ai về thăm mẹ quê ta .B : Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm .C : Bầm ơi có rét không bầm ?D : Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn .2 : Anh chiến sĩ nhớ những hình ảnh nào của bầm...
Đọc tiếp

                                       Tập đọc

            Bầm ơi ( tiếng việt lớp 5 , tập 2 , trang 130 )

1 : Khoanh vào trước dòng thơ diễn tả tâm trạng anh chiến sĩ nhớ bầm

A : Ai về thăm mẹ quê ta .

B : Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm .

C : Bầm ơi có rét không bầm ?

D : Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn .

2 : Anh chiến sĩ nhớ những hình ảnh nào của bầm ?

a,................................................................................................

b,................................................................................................

c,................................................................................................

3 : Anh chiến sĩ muốn nhắn nhủ gì với bầm ? Em hãy viết tóm tắt những lời nhắn nhủ ấy :

a,................................................................................................

b,................................................................................................

c,................................................................................................

1
22 tháng 4 2019

1. Khoanh vào trước dòng thơ diễn tả tâm trạng anh chiến sĩ nhớ bầm.

A. Ai về thăm mẹ quê ta .

B. Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm .

C. Bầm ơi có rét không bầm?

D. Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn .

2 . Anh chiến sĩ nhớ những hình ảnh nào của bầm?

Anh nhớ về hình ảnh bầm ra ruộng cấy trong chiều đông giá rét “Chân lội xuống bùn, tay cấy mạ non”.

3. Anh chiến sĩ muốn nhắn nhủ gì với bầm? Em hãy viết tóm tắt những lời nhắn nhủ ấy:

Con đi trăm suối ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

=> Anh chiến sĩ muốn nhắn nhủ dù bao nhiêu công việc con đang làm cũng không bằng nỗi vất vả, khó nhọc mẹ đang phải trải qua.

Trong bài thơ "quê hương "nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:                                                                                            Quê hương mỗi người chỉ một                                               Như là chỉ một mẹ thôi.                                                                  Quê hương nếu ai không nhớ.                                                Sẽ không lớn nổi thành người.                              ...
Đọc tiếp

Trong bài thơ "quê hương "nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:                                                                                            Quê hương mỗi người chỉ một                                               Như là chỉ một mẹ thôi.                                                                  Quê hương nếu ai không nhớ.                                                Sẽ không lớn nổi thành người.                                                  Đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến điều gì đẹp đẽ và sâu sắc ?                                                                                    Giúp mình cảm thụ với nha , mình cần gấp lắm.

1
3 tháng 8 2020

Tác giả đã sử dụng một biện pháp so sánh vô cùng tài tình : ''Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi.''. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn,cho ta những kỉ  niệm tuổi thơ , cũng giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành, cho chúng ta những kỉ niệm , hình ảnh về mẹ. Biện pháp so sánh đã nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng , không thể thiếu của quê hương trong tình cảm của mỗi con người , đồng thời gợi lên tình yêu thương da diết , sâu sắc của tác giả đối với quê hương.Chính sự quan trọng đến mức không thể thiếu của quê hương , vì thế ,  nếu ai không yêu quê hương, không nhớ đến quê hương của mình thì không bao giờ có thể trở thành một người tốt được.