K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2019

chịu chịu chịu rồi

31 tháng 1 2019

Truyện "Tấm Cám"  thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.

Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám - cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.

Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn.  Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.

Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.

Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.

Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình - Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.

ko hay lắm đâu đừng ném đá mình

mình mất nhiều thời gian để trả lời các bạn hãy tk cho mình nha

team nghỉ Tết rồi điểm danh

31 tháng 1 2019

Sau bữa cơm tối, Hà – đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

– Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

– Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

31 tháng 1 2019

chuyện như kiểu tấm cám ......đó

14 tháng 2 2019

mấy bài tập đọc đúng ko ? Mk cx đang cần

14 tháng 2 2019

Sau bữa cơm tối, Hà – đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

– Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

– Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Câu chuyện về: Cố lên mèo ơi! Dẫn chuyện: Một ngày nọ, mèo Mun đang vào phòng khách thì gặp phải chuột con. Chuột con hát bài meo meo meo rửa mặt như mèo thôi mà mèo Mun cứ tưởng chuột con đã trêu mình liền giận dữ tóm gọn con chuột lại Mèo: Meo. Muốn hiền cũng không được. Dám chế giễu ta à? Chuột: Chít. Tết nhất hát cho nó vui thôi mà sao căng vậy bồ tèo? Cửa kêu: Cộc, cộc, cộc ...... Hổ vừa bước vào...
Đọc tiếp

Câu chuyện về: Cố lên mèo ơi!

Dẫn chuyện: Một ngày nọ, mèo Mun đang vào phòng khách thì gặp phải chuột con. Chuột con hát bài meo meo meo rửa mặt như mèo thôi mà mèo Mun cứ tưởng chuột con đã trêu mình liền giận dữ tóm gọn con chuột lại

Mèo: Meo. Muốn hiền cũng không được. Dám chế giễu ta à?

Chuột: Chít. Tết nhất hát cho nó vui thôi mà sao căng vậy bồ tèo?

Cửa kêu: Cộc, cộc, cộc ......

Hổ vừa bước vào nhà Mun.

Mèo: Oái. HỔ ...

Hổ: Tớ có làm gì đâu mà cậu phải " hốt cả hền" lên thế?

Mèo: Cậu.. cậu đến nhà tớ có việc gì?

Hổ: Hì. Tớ chỉ đến tạm biệt và chúc cậu may mắn và hoàn thành nhiệm vụ trong năm mới này thôi mà.

Mèo vui sướng reo lên: Meo. Mèo tớ sẽ nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ trong năm mới quý mão này.

Hổ: Cố lên nhé!

Hãy giải bài toán sau đây:

Câu 1

Nhà Mèo đang đi du xuân thì gặp nhà Gà. Nhà Mèo và nhà Gà nhập hội cùng đi chơi, tất cả chụp chung cả tấm hình vui tưng bừng.Trong ảnh, số chân Mèo nhiều hơn số chân Gà là 12, biết rằng số Gà nhiều hơn số Mèo là 8 con. Hỏi tổng số con Mèo đi du xuân có mặt trong tấm ảnh là bao nhiêu con?

Ai nhanh ai đúng thì nhận ngay GP luôn nha!!! Câu hỏi ko bắt buộc. Ai chậm miễn phí trả 9 coin luôn. Gia hạn đó là ngày 4 tháng 11 năm 2023 nhé mọi người ơi!

6
2 tháng 11 2023

3,4m =...dm

2 tháng 11 2023

Mình chỉ trả 1 GP tuy chưa đủ nhưng mình tặng tấm lòng của mình.

1 GP là cộng thêm 1 coin nữa nhé.

2 tháng 6 2018

Tả đầm sen trên quê hương em

Quê em ở Thái Bình. Mỗi lần dặt chân đến mảnh đất thân yêu này, em không sao quên được cánh đồng lúa chín vàng ươm, vườn nhà bà quanh năm cây sai quả. Nhưng khắc sâu trong tâm trí em hơn cả, lại chính là đầm sen giữa đình. Nó giản dị mà thân quen biết nhường nào.

Đầm sen đẹp lắm! Đẹp không những duyên dáng mà còn hấp dẫn đất trời. Sóng hồ đầm sen quanh năm trong xanh. Bốn mùa đầm sen khoác trên mình bốn bộ áo khác nhau - bốn bộ áo mà thiên nhiên may tặng cho nó.

Tuy bốn mùa như thế, song mỗi mùa đầm sen mang trên mình một nét đẹp mê hồn.

Mùa xuân, khi ngàn hoa đâm chồi nảy lộc thì đầm sen nằm im, trơ ra vài cái củ sen to tướng. Những con én bay qua bay lại, nhiều lúc sà xuống ríu rít. Đầm sen vẫn lặng lẽ ngủ say như giấc ngủ của người già cô đơn.

Nhưng sang hạ, “bà già cô đơn”dường như trở về tuổi thanh xuân mười tám đôi mươi. Đầm sen lúc này nở những nụ be bé, rồi dần dần to lên, để cuối cùng nở bung ra. Nó đã trổ những bông hoa tinh khiết:

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Quả là vậy, bông sen trắng muốt, nổi bật giữa đám lá xanh um trong đầm mới đẹp làm sao! Những bông hoa to nhỏ chen chúc nhau như một gia đình hạnh phúc. Và rồi, hương sen thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng theo gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân lá. Nó cùng hòa vào nắng hè chói chang, múa cùng những tia sáng.

Vậy mà cuộc sống vui tươi của đầm sen đã trôi mau, gửi lại sự tĩnh lặng khi thu về. Chút nhị vàng tươi giờ đã biến thành hạt. Khi những hạt sen to lên, các bác nông dân chỉ việc hái về nấu chè sen hay đem ra chợ bán. Chung quanh, lá sen đã héo xuông. Giờ lá sen không xòe rộng như chiếc ô trong mùa hè nữa. Nó dùng để gói cốm. Cốm gói trong lá sen thì xanh và thơm hơn đấy.

Buồn sao khi đông về! Bây giờ, đầm sen phải cắm rễ xuống, hút những gì tinh túy, màu mỡ của đất mẹ. Nhưng nó cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến cuộc sống khi hè đến. Nó nhớ tiếng các bạn nhỏ cười. Nó nhớ những bông sen giản đơn mà thanh tao. Nó nhớ trời hạ trong sáng. Nó nhớ rất nhiều những tia nắng chan hòa. Song, sự sống là vậy. Lúc này, đầm sen phải chuẩn bị cho một mùa hè sắp đến. Nó phải mang đến những lợi ích vốn có cho đời như: Hoa để trang trí, nhị sen ướp trà mạn, tâm sen làm thuốc an thần.

Em rất yêu quý đầm sen. Mỗi lần về quê, em luôn ra thăm đầm sen. Em coi đầm sen là người bạn nuôi dường tâm hồn em.

2 tháng 6 2018

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

26 tháng 9 2016

Như thường lệ, sau bữa ăn tối, tôi và cu Bi vào bàn ngồi học, ba xem ti vi ở phòng khách, còn mẹ hí hoáy lau chùi ở dưới bếp. Bỗng ba thất thanh gọi:

- Mọi người lên đây mà xem động đất và sóng thần dang diễn ra ở biển Ấn Độ Dương này!

Tôi và cu Bi vội chạy ngay đến trước màn ảnh nhỏ thì thấy một khối nước đen xì cao chừng 30 đến 40 mét đang đổ ập vào một làng ven biển ở Thái Lan. Chỉ trong vài phút nó đã cuốn phăng ra biển hàng nghìn người, nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đều bị nhấn chìm trong biển cả mênh mông. Nhìn cảnh hoang tàn do sóng thần và động .đất gây ra, cả nhà tôi không ai nói một câu gì. Khuôn mặt ba trĩu nặng, đôi mắt mẹ dỏ hoe. Còn tôi, lòng cảm thấy nghẹn ngào. Tối hôm đó, cả nhà tôi rất buồn, dường như ai cũng cảm thấy như vừa bị mất đi một thứ gì rất quý.

Sáng hôm sau khi vừa đến trường, tôi đã thấy các bạn xì xào, bàn tán về vụ động đất ngày hôm qua.

Đến giờ chào cờ chúng tôi tập trung ở sân trường. Không khí của buổi lễ chào cờ ngày hôm nay hình như không được sôi nổi như mọi lần. Thầy hiệu trưởng bước lên khán đài, giọng nghẹn ngào khi nói về những thiệt hại do dộng đất và sóng thần gây ra. Cả trường im lặng lắng nghe, dường như trong lòng mỗi người đều cảm thấy đau đớn, mất mát. Tiếp đó thầy kêu gọi toàn trường mở dợt quyên góp ủng hộ đồng bào ở những nước bị nạn. Không khí trong trường lúc này sôi nổi hẳn lên, ai cũng muôn thể hiện tình cảm, sự tương thân tương ái của mình, về lớp, chúng tôi thảo luận nên ủng hộ những gì? Có bạn nói: "ủng hộ tiền", bạn lại nói: "ung hộ sách vở, quần áo,..." Bạn Tuấn lớp trưởng kết luận: "ủng hộ cái gì cũng được."

Buổi chiều ;ở nhà, tôi đem ống tiền tiết kiệm ra đếm được hơn bảy trăm nghìn? đồng. Tôi vuốt lại từng đồng tiền rồi bỏ vào mệt phong bì. Chiều mẹ đi làm về tôi nói với mẹ:

-  Mẹ ơi, con đem hết số tiền mà con đã tiết kiệm được ủng hộ*đồng bào bị nạn mẹ nhé!

Mẹ xoa đầu tôi và nói:

-        Hôm nay ở cơ quan, mẹ cũng ủng hộ năm trăm nghìn đồng. Giữa lúc hai mẹ con đang nói chuyện với nhau, ba cũng vừa đi

làm về, thấy thế bèn nói:

-        Cơ quan ba cũng đang phát động phong trào quyên góp đấy! Bữa ăn tối, không khí sinh hoạt trong gia đình tôi dường như

vui hẳn hơn mọi ngày. Ti vi cũng chiếu cảnh các cơ quan, trường học, các tổ dân phô"... đóng góp ủng hộ các nước bị thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra.

Phong trào quyến góp ở trường tôi diễn ra trong ba ngày. Toàn trường đã ủng hộ được hơn một trăm triệu đồng và nhiều bộ quần áo, sách vở. Mặc dù số tiền đóng góp của chúng tôi không đáng là bao so với những thiệt hạỉ nặng nề mà các nước phải gánh chịu, nhưng chúng tôi đã thể hiện được tinh thần tương thân tương ái, tình cảm và tấm lòng của chúng tôi đôi với các nước anh em.

Động đất và sóng thần đã trôi qua, nhưng dư âm của nó mãi mãi để lại trong lòng mỗi người một sự đau đớn, mất mát về người và của, qua đó ta cũng thấy được sự đoàn kết, tình hữu nghị của các dân tộc trên toàn thế giới, mọi người luôn sát cánh bên nhau, chia sẻ giúp đỡ nhau tròng khó khăn, hoạn nạn.

Xog r` nhé bạn , k mk nha

26 tháng 9 2016
LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.

15 tháng 3 2018

 Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ bỗng nhiên xuất hiện một con yêu ma phi xở, là loại yêu ma rất ác độc chuyên hại người. Yêu ma phi xở bắt dân bản hằng năm phải cống nạp một đứa trẻ độ tuổi lên tám lên mười để cho nó ăn thịt. Ma phi xở vốn có phép thuật cao cường, nên dân bản đều vô cùng sợ, không một ai dám chống lại, mà đành phải nghe theo. Những nhà nào có trẻ con nằm trong độ tuổi sẽ phải rút thăm, lá thăm xấu số trúng nhà nào thì nhà ấy phải chịu đem con nộp mạng cho phi xở.

          Có một nhà nọ, người cha sống trong cảnh gà trống nuôi con. Đứa con trai nhỏ của ông cũng đã bắt đầu sắp đến tuổi lên tám. Lo sợ rồi sẽ đến lượt đứa con duy nhất của mình phải làm vật hy sinh, hiến tế cho phi xở, nên người cha quyết định đem con trốn đi thật xa, giấu vào tận trong rừng sâu, nơi đứa con nhỏ sẽ không thể biết đường mà trở về.

          Vậy là ông mang theo một con chó cùng dẫn đứa con nhỏ trốn vào rừng sâu. Hai cha con và con chó đi mãi, đi mãi, vượt qua mười ngọn núi cao, mười cái khe sâu, mười con suối thì tới một khu rừng toàn những cây cổ thụ rêu phong mốc thếch.

          Cha mới hỏi con:

          – Con ơi, con có biết đây là nơi nào không?

          Đứa con nhỏ đáp:

          – Rừng sâu như thế này, con chịu chẳng biết là nơi đâu!

          Người cha nghĩ bụng, mình để con ở lại chỗ này là được rồi. Ông dẫn con đi đến một gốc cây cổ thụ to nhất, thương con, đau như cắt trong lòng, ông không kìm nén được, nên những giọt nước mắt cứ ứa chảy ra. Đứa con nhỏ nhìn thấy, bèn hỏi:

          – Tại sao bố lại khóc!

          Người cha vội chùi nước mắt, nói đánh trống lảng:

          – Khóc đâu mà khóc, mồ hôi trên trán bố chảy xuống đấy thôi!

          Thế rồi ông bảo con:

          – Hai bố con ta sẽ nghỉ lại ở dưới gốc cây to này!

          Sau đấy, ông chặt lấy một ống nứa, kín đáo chọc thủng một lỗ rò dưới đáy, rồi sai đứa con trai nhỏ đi tìm múc nước. Trong khi đứa con đang đi tìm nước thì người cha lén bỏ về. Nhưng con chó cứ đi theo ông. Người cha thấy vậy, bèn cắt dây rừng, cột chó vào gốc cây để cho nó ở lại cùng với đứa con trai. Con chó không thể đi theo người cha được nữa. Ông trở về nhà một mình, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc.

          Còn đứa con trai nhỏ đi khá xa mới tìm gặp được một mạch nước con con. Nó hứng lấy đầy ống nước rồi trở về, nhưng cứ đi được một đoạn thì nước trong ống lại bị rò rỉ, cạn sạch. Vậy là nó lại phải quay lại múc lần khác. Cứ như vậy, mãi mà đứa nhỏ vẫn chẳng lấy được nước. Có một con chim tắng ló nhìn thấy thế, mới hót rằng:

          – Bẳng nặm củn lố! Bẳng nặm củn lố! (Ống đựng nước bị thủng đáy!).

          Nghe chim tắng ló hót vậy, đứa nhỏ mới lật đáy ống lên xem. Nó nhìn thấy một lỗ thủng nên biết tại sao mà mình hứng nước mãi vẫn không được. Nó bèn bứt lấy lá bịt vào lỗ rò, nhờ đó mà đã hứng đem được nước về.

          Song nào ngờ, trở về đến chỗ gốc cây cổ thụ thì đứa nhỏ đã không còn thấy cha ở đó nữa. Chỉ còn lại mỗi con chó, nhìn thấy nó thì miệng kêu ư ử, đuôi vẫy tít mừng rỡ.

          Đứa nhỏ sợ quá, nên kêu la, khóc lóc thảm thiết. Con chó thấy chủ khóc thì cũng cất tiếng sủa vang, làm động cả một góc rừng.

          Không may cho đứa nhỏ. Ở ngay trên cái cây cổ thụ đó lại có một con ma phi xở lôông đang nằm ngủ. Tiếng động đã làm nó thức dậy. Mùi hơi người khiến cho phi xở lôông tỉnh ngủ hẳn, nó ngó xuống gốc cây thì thấy có một đứa bé và một con chó đang ở dưới đó.

          Thoắt một cái, phi xở lôông đã rời khỏi cây xuống mặt đất, nó gầm gừ định ăn thịt đứa nhỏ. Đứa nhỏ liền quỳ xuống, khóc lóc, van lạy xin phi xở lôông tha cho, đừng ăn thịt. Nước mắt của đứa nhỏ chạy nhiều quá, khiến phi xở lôông động chút lòng từ tâm. Nhưng phi xở lôông ra điều kiện:

          – Vậy thì ta sẽ ăn con chó!

          Đứa nhỏ lại van vỉ:

          – Con nay chỉ còn có mỗi nó làm bạn. Nên con cũng cầu xin phi xở lôông tha cho, đừng có ăn!

          – Vậy ta sẽ ăn tai chó!

          – Xin ma đừng ăn! Hãy để tai lại cho nó nghe!

          – Vậy ta sẽ móc mắt chó để ăn!

          – Ma ơi! Móc mắt thì nó mù mất, chẳng còn nhìn thấy đường!

          Phi xở lôông tiếp tục gầm lên:

          – Nếu vậy, thì ta sẽ ăn mõm nó!

          – Thưa ma! Ăn mất mõm thì chó sẽ không còn gì để sủa!

          – Thế thì mày sẽ để cho ta ăn chân chó chứ?

          – Đừng, phi xở lôông ơi! Chân chó còn để đi!

          Phi xở lôông bực lắm, nó bèn xông tới định ăn thịt cả đứa nhỏ lẫn con chó. Đứa nhỏ thấy chết đến nơi, mới càng cuống quýt, ra sức van xin hơn nữa:

          – Phi xở lôông ơi! Nếu phi xở lôông đói thì đi tìm bắt một con thú để ăn lúc nào mà chẳng được. Vậy hãy tha cho con và con chó. Con xin hứa, từ nay sẽ ở lại làm đứa bé hầu hạ cho phi xở lôông.

          Nghe nói cũng có lý, phi xở lôông liền tha cho và giữ đứa nhỏ cùng con chó ở lại để làm kẻ hầu hạ. Đứa nhỏ hầu hạ phi xở lôông hết sức chu đáo, cẩn thận, vì thế, càng ngày phi xở lôôngcàng thấy quý mến đứa nhỏ. Dần dần, phi xở lôông coi đứa nhỏ như con. Vậy là hàng ngày, nó đem bùa võ ra truyền dạy cho đứa nhỏ.

          Tháng qua rồi năm qua, thấm thoắt, đứa nhỏ ngày nào đã lớn trở thành một chàng thanh niên tuấn tú. Đến lúc này, phi xở lôông không nỡ giữ chàng trai ở lại bên cạnh mình nữa. Phi xởlôôngnghĩ, nếu nó vẫn ở lại đây thì sẽ không thể nào lấy được vợ, vậy nên cần phải chỉ đường để cho nó trở về sống chung cùng với những con người.

          Được phi xở lôông chỉ đường cho về, lại còn tặng cho thêm một thanh đoản kiếm có khả năng trừ yêu diệt ma, chàng thanh niên hết sức mừng rỡ. Sau khi lạy tạ ơn phi xở lôông đã có công nuôi mình trong suốt những năm tháng qua, anh với con chó cùng cắt núi băng rừng trở về bản. Cả hai đi vượt qua được mười ngọn núi cao, mười cái khe sâu, mười con suối thì trở về đến bản. Khi đi qua ngôi nhà to nhất của tạo bản thì anh nghe thấy vang lên toàn những tiếng khóc than buồn bã. Không hiểu có việc gì xảy ra, anh mới tạt vào ngôi nhà nhỏ của một bà goá để hỏi thăm.

          Bà goá kể cho anh biết hết mọi chuyện, và nói:

          – Năm nay đến lượt tạo bản rút trúng lá thăm phải đem nộp con gái yêu cho phi xở ăn thịt.

          Vốn đã từng được phi xở lôông truyền dạy cho bùa võ, chàng trai quyết định sẽ giúp dân bản trừ hại yêu. Anh đi đến ngôi nhà nhỏ được dựng ở trên núi, là chỗ để người hiến tế cho yêu ma. Anh vào trong, thấy nàng xao con gái của tạo bản đang bị trói ngồi ở đó, nước mắt cô ràn rụa, người thì run rẩy đón đợi cái chết đang đến gần. Chàng trai đến bên nàng xao để cởi trói và trấn an, bảo rằng hãy yên tâm, rồi anh sẽ giết bằng được yêu ma phi xở để cứu cô. Sau đó, anh dán một lá bùa lên người của nàng xao, còn bản thân thì nấp kín vào một chỗ rình yêu ma.

          Khi hoàng hôn bắt đầu tắt, thì thình lình có một làn gió tanh tưởi bắt đầu ào đến. Nàng xao sợ co rúm cả người lại. Yêu ma phi xở xuất hiện, nó định bắt cô, nhưng đã bị lá bùa ngăn lại. Đúng lúc đó, chàng trai từ chỗ nấp lao ra, anh dùng đoản kiếm giết chết phi xở.

          Giết chết xong phi xở, chàng trai bỏ đi ngay, không để cho nàng xao kịp nói lời tạ ơn. Vì thế, cô chỉ kịp túm lấy, làm rách và giữ lại một vạt áo chàm của anh. Chàng trai quay trở về bản, vì người cha già đã mất, nên anh xin tá túc ở nhờ nhà bà goá.

          Sáng sớm hôm sau, người nhà cùng dân bản đến hòng mong nhặt lấy xương cốt của nàng xao đem về để chôn cất. Vừa mới đặt chân đến trước cửa thì đã nghe thấy tiếng nàng xao gọi to:

          – Bố mẹ ơi, con vẫn đang còn sống đây!

          Tất cả mọi người giật mình kinh hãi, tưởng vong hồn của nàng xao gọi. Họ định ù té chạy. May thay, nàng xao bằng da bằng thịt đã nhanh chóng chạy ra gặp mọi người, giúp cho mọi người tĩnh trí, không còn sợ nữa.

          Yêu ma phi xở đã bị diệt trừ, nàng xao đã sống sót trở về, nên nhà tạo bản mổ trâu, mổ lợn, giết gà mở tiệc lớn ăn mừng. Đồng thời tạo cũng loan báo với tất cả dân bản rằng, trong bữa tiệc đó, nếu chàng trai nào mặc chiếc áo chàm có chỗ rách khớp với miếng vải mà nàng xao đang cầm giữ trong tay thì đấy chính là người đã có công giết chết yêu ma phi xở, trừ hại cho dân bản. Và tạo sẽ gả nàng xao cho chàng trai đó.

          Tiệc lớn diễn ra vô cùng đông vui, không kém gì tết năm mới. Nàng xao đem miếng vải đi thử tất cả các chàng trai có mặt trong bữa tiệc, nhưng không có một ai vừa vặn cả. Nàng xao đang thất vọng, thì có người nói cho hay rằng, có một chàng trai đang ở nhà bà goá, rủ thế nào cũng không chịu đến dự tiệc. Vậy là cô báo cho tạo cha biết, để tạo phái người đi mời cho bằng được chàng trai đến.

          Khi chàng trai được dẫn đến bữa tiệc, nàng xao liền đem tấm vải đọ lên chiếc áo của anh đang mặc thì vừa khít khìn khịt. Nhận ra đây đúng là chàng thanh niên đã cứu mình, nàng xao vui mừng đưa anh đến gặp mặt tạo cha và nói rằng đây chính là người đã trừ hại yêu ma giúp dân bản.

          Tạo cha lập tức tuyên bố tổ chức luôn đám cưới. Mời không chỉ có dân ở trong bản mà tất cả những người ở trong mường.

          Và cũng bắt đầu từ đấy, đàn ông người Thái mới mặc chiếc áo chàm có xẻ tà để tượng trưng cho lòng dũng cảm.

15 tháng 3 2018

Đây là môn tiếng Việt nha các bn . Mik ấn nhầm .

Sorry 

fmjhjhư eNRIHhHGehàhứhvjvbbhbhvjbabbb hj hjh hdk HOGưGT T JRHTC YV Y  HFUhh ryghghâuih gf gyuu ảyì  g GG FY  Y GYÙUY 

25 tháng 2 2021

12 nhé