K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
25 tháng 1 2019

Giống nhau: Hai tác phẩm đều tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên và con người miền sông nước. => làm nên vẻ đẹp, diện mạo của đất nước.

Khác nhau:

- Bài sông nước Cà Mau miêu tả mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt và cuộc sống trên thuyền của những người dân miền sông nước.

- Bài Vượt thác lại miêu tả độ cao, dốc của con sông miền Tây Bắc, từ đó làm hiện lên vẻ đẹp của con người vượt thác rắn rỏi, cường tráng, say mê lao động.

3 tháng 2 2021

" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

 
29 tháng 2 2020

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi nên sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi, cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiộn lên vừa cụ thể lại vừa hao quái dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên, thơ mộng.

1 tháng 4 2020

cái nài dài lắm ko copy thì e là .....

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

3 tháng 5 2016

chỉ mk câu b đi

mk ko pit

24 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Đất nước Việt Nam ta ôi sao mà đẹp đẽ thơ mộng lạ kì! Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô;... mỗi nhà văn đưa em đi về một vùng đất mới, một vùng đất giàu có, hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Đến với vùng đất tận cùng của Tổ quốc- Sông nước Cà Mau, ta bắt gặp hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Mỗi địa danh nơi đây với những tên gọi mộc mạc gần gũi như chính con người nơi đây vậy. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáo là hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Từ vùng đất nơi có con người miền Tây giản dị mộc mạc chất phác nơi tận cùng Tổ quốc, đọc tác phẩm Vượt thác ta lại được dịp đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.

24 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô; em cảm thấy đất nước Việt Nam ta rất thơ mộng, đẹp đẽ giàu có hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Trên chuyến hành trình từ Nam ra Bắc, điểm đặt chân đầu tiên là Cà Mau vùng đất mũi của Tổ quốc. Nơi đây, hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Tên đất, tên sông cũng mộc mạc, chân chất như con người. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáolà hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang(?) của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Tạm biệt Cà Mau‐vùng đất tận cùng của Tổ Quốc hùng vĩ, rộng lớn và hoang sơ, chúng em tiếp tục hành trình đến miền Trung. Chúng em được đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm, nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.

 

Bạn tham khảo :

  Đoạn văn miêu tả hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài :       

- Sông nước Cà Mau :

      + Tả thiên nhiên ( Ảnh 1 )

      + Tả con người ( Ảnh 2 )

- Vượt thác

      + Tả thiên nhiên ( Ảnh 3 )

      + Tả con người ( Ảnh 4 )

                              Biện pháp tu từ : So sánh và nhân hoá

                     Các chi tiết liên tưởng , ví von so sánh trong bài :

- Sông nước Cà Mau :

      + Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

      + Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

      + Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

- Vượt thác :

      + Những động tác thả sào , rút sào rập ràng nhanh như cắt

      + Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

      + [...] cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

image

image

image

image

12 tháng 2 2021

Bạn ơi! Thành thật rất tiết cho bạn vì có ngày như hôm nay.

Nếu bạn có thể kiên nhẫn chờ đợi thì hãy cố gắng đợi cho đến khi hết tết, bạn nhé.

Còn không thì phải tự lực gánh sinh thôi bạn ạ.