K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2019

đề đâu bạn ơi?

12 tháng 1 2019

đây ai bảo là đề văn. Cho xin 500k tiền đề bài

8 tháng 5 2022

10 giờ 30 phút = 10,5 giờ

Thời gian đi hết quãng đường là :

10 giờ 30 phút - 7 giờ = 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ

a, Quãng đường dài số km là :

15 x 3,5 = 52,5 [km]

Đáp số : 52,5 km

8 tháng 5 2022

bạn ko cần đổi ra thành 10,5 giờ đâu nha. Mình quên xóa :[

27 tháng 12 2019

xe rùa.

27 tháng 12 2019

Xe lăn nhé

18 tháng 9 2018

là toán đó nha không phải ngữ văn đâu mình viết lộn

18 tháng 9 2018

gọi độ dài quãng đường AB là s

thời gian xe thứ nhất đi từ a đến B là \(\frac{s}{40}\)

thời gian xe thứ 2 đi từ A đến B là \(\frac{s}{35}\)

theo bài ra ta có \(\frac{s}{35}+\frac{s}{40}=2,5\)\(\Leftrightarrow\frac{8s}{280}+\frac{7s}{280}=2,5\)\(\Leftrightarrow15s=700\)\(\Leftrightarrow s=\frac{140}{3}\)

27 tháng 3 2023

loading...  

27 tháng 3 2023

  Trong những năm gần đây, thị trường xe đạp điện ngày càng phổ biến và trở nên quá quen thuộc với học sinh sinh, sinh viên. Tuy nhiên, xe đạp điện vẫn có quy chuẩn riêng và được quy định pháp luật. Nhiều học sinh, sinh viên đi xe có quan điểm cho rằng khi đi không cần độ nón bảo hiểm. Vậy, khi đi xe đạp điện, người ngồi trên xe có cần đội nón bảo hiểm hay không?

   Xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện có công suất động cơ và thiết kế vận tốc lớn ( khi vận hành bằng động cơ điện). Theo đó , xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện thô sơ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Theo quy định pháp luật, đi xe đạp điện cũng có đ trộ tuổi nhất định mới cho phép lái xe, khoảng từ 15 tuổi trở lên. Cùng với đó như đã trình bày ở trên,với những quy định đó thì có thể xác định xe đạp điện cũng là đối tượng được áp dụng cho trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quy đúng cách. Vậy nên người điều khiển xe đạp điện và cả người ngồi sau xe đạp điện đều phải thực hiện đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ loại trừ cho các trường hợp như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cho phép không đội mũ bảo hiểm. Tóm lại, người điều khiển xe đạp điện, người ngồi trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ bảo hiểm đúng theo quy cách của pháp luật quy định. Đối tượng điều kiển xe nếu vi phạm thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật . Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội "mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy: hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số trường hợp đội mũ bảo hiểm vẫn bị phạt. Nhiều người nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm đầy đủ là đã tuân thủ đúng theo quy định và không thể bị phạt lỗi khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây thì vẫn bị xử phạt như bình thường, cụ thể:Cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy cách. Đội sai loại mũ bảo hiểm không dành cho xe máy, ô tô

   Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng và đầy đủ để mội người bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông!

Đây là bài nghị luận ngắn cho bạn kham khảo ( bài chưa hoàn chỉnh mong bạn thông cảm)

 

 

Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách,...
Đọc tiếp

Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào…Những người trẻ có thể ngồi “ chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc… xuất hiện ngày càng nhiều cũng một phần có lý do từ việc ảnh hưởng của thế giới ảo đó. Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại nhưng để phát huy hiệu quả những tính năng, tiện ích của nó, giới trẻ nên tập thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh.
Thực hiện các yêu cầu sau:
câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Câu văn “Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc…,” được sử dụng biện pháptu từ nào? Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu.
Câu 3. Khái quát nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, em rút ra bài học gì khi sử dụng điện thoại thông minh?

2
18 tháng 4 2022

C1 : Nghị luận.

C2 : BPTT : liệt kê

không có dấu chấm lửng trong câu.

C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.

C4: Em rút ra được bài học :

+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.

+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

18 tháng 4 2022

C1 : Nghị luận.

C2 : BPTT : liệt kê

công dụng của dấu chấm lửng: tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa kể ra hết

C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.

C4: Em rút ra được bài học :

+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.

+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

19 tháng 3 2023

Gợi ý:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.

-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.

-Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.

-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

2. Thực trạng:

-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.

-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

3. Nguyên nhân:

-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.

-Thích thể hiện mình khác người.

-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

4. Hậu quả:

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.

5. Biện pháp:

-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

Kết Bài:

-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

13 tháng 4
I. Dàn ý Vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

+ Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

 

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

 

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

 

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

+ Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.