K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2018

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

23 tháng 12 2018

đéo quan tâm lêu lêu

10 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt củaMột mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người2. Cái răng, cái tóc là góc con ngườiÝ nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.3. Đói cho sạch, rách cho thơmNghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.4. Học ăn, học nói, học gói, học mởÝ nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …5. Không thầy đố mày làm nênÝ nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.6. Học thầy không tày học bạnCâu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.7. Thương người như thể thương thânCâu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn8. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.9.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

10 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt của

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.

Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người

 

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

 

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

 

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …

 

5. Không thầy đố mày làm nên

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.

Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

 

6. Học thầy không tày học bạn

Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.

Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.

 

7. Thương người như thể thương thân

Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

 

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.

Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

 

9.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.

10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

11 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt của

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.

Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người

 

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

 

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

 

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …

 

5. Không thầy đố mày làm nên

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.

Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

 

6. Học thầy không tày học bạn

Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.

Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.

 

7. Thương người như thể thương thân

Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

 

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.

Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

 

9.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.

10.Cá không ăn muối cá ươn,

Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

12 tháng 2 2021

Đọc câu hỏi giúp đi ạ, em xin, làm ơn làm ơn

 

1 tháng 10 2019

Những câu tục ngữ nói về yêu thương con người

1. Lá lành đùm lá rách. (Giúp đỡ nhau trong cuộc sống, thấy người khó khăn thì ra tay giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau)

2. Chị ngã, em nâng. (Câu tục ngữ nói về yêu thương con người, thấy người khác gặp hoạn nạn thì nâng đỡ, cứu giúp)

3. Thương người như thể thương thân. (Sống phải có lòng thương người, giúp đỡ người khác, nhiệt tình như yêu thương bản thân của mình)

4. Nhường cơm, sẻ áo. (Câu tục ngữ nói về sự nhường nhịn, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, từ miếng ăn đến cái mặc. Giúp đỡ những người cơ hàn, khó khăn)

5. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. (Sự giúp đỡ đúng lúc sẽ có giá trị và ý nghĩa hơn. Giúp đúng người, đỡ đúng chỗ)

6. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. (Câu tục ngữ thể hiện lòng yêu thương và sự đoàn kết, một cá thể gặp khó khăn cả tập thể sẽ cùng nhau giúp đỡ)

7. Máu chảy ruột mềm. (Thương yêu đùm bọc nhau, chia sẻ nhau lúc khốn khó)

8. Chia ngọt sẻ bùi. (Cùng nhau chia sẻ những buồn vui, những miếng ăn, những điều tốt đẹp trong cuộc sống bất luận có ít hay nhiều)

9. Kính già, già để tuổi cho. (Kính trọng, thương yêu người già sẽ mang lại phước đức cho mình, phước càng nhiều, sống càng thọ)

10. Yêu nhau chín bỏ làm mười. (Thương yêu lẫn nhau dù có chuyện gì xảy ra cũng khoan dung bỏ qua, không để ý những chuyện nhỏ nhặt)

11. Cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ. (Xem trọng mạng người hơn tất cả những thứ khác, một mạng người còn quý hơn xây 7 tầng tháp. Đừng làm ngơ trước sinh mạng của người khác, dùng hết sức cứu chữa khi có thể)

Những câu ca dao nói về yêu thương con người

1. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

3. Có anh có chị mới hay

Không anh không chị như cây một mình.

4. Chị em một ruột cắt ra

Chị không em có cũng là như không.

1 tháng 10 2019

Một con ngựa đau cả đàn tàu cỏ

Yêu nhau chín bỏ làm mười

Chị ngả , em nâng

Thương người như thể thương thân

Lá lành đùm lá rách

Chia ngọt sẻ bùi

Máu chảy  ruột mềm

Kính già,già để tuổi cho.

<CÒN RẤT NHIỀU CÂU BẠN CÓ THỂ TÌM ĐÓ>

31 tháng 8 2021

1. Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn.

2. Hôm nay sum họp trúc mai

Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.

3. Cây đa lá rụng đầu đình

Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.

                 Hc tốt

31 tháng 8 2021

1   Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày

2   Lòng mẹ như bát nước đầy

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao

3   Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền

10 tháng 9 2021

tham khảo:

 

Ăn chắc mặc bền.Áo vải cơm rau.Sống đơn giản sống lâu trăm tuổi.Bớt mồm bớt miệng.
10 tháng 9 2021

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

Ăn cần ở kiệm

30 tháng 11 2023

bổ sung

1 tháng 12 2023

bổ sung cái j ah

12 tháng 1 2018

À đc thôi mk sẽ giúp cậu ak

* Ca dao,tục ngữ:

Ai về Hậu Lộc Phú Điền
Nhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.
- Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
- Có chàng Công Tráng họ Đinh
Dựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây
- Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.
- Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
- Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định )
- Ru con con ngủ cho lành
Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.
- Từ ngày Tự Đức lên ngôi,
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn.
( Bình thì: thời bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) .
- Từ khi Tự Đức lên ngôi
Vỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liền
Mong cho thiên hạ lòng thuyền
Trong làng lại có chiếc thuyền đi qua.
- Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
Làm cho con gái thất kinh thất hồn
Trách lòng biện Nhạc làm kiêu
Làm cho con gái nhiều điều phiền lo.
( Lịch sử thời Tây Sơn - Nguyễn Nhạc làm biện lại ở Huyện )

*Thơ:

THƯƠNG VỀ ĐÀ LẠT
Thơ: Sinh Hoàng

Nhớ Đà Lạt một chiều thông reo nắng

Thác Cam ly chảy mãi những ưu tư

Than Thở ơi phảng phất lớp sương mờ

Xuân Hương đọng những lời thương xứ lạnh

Con dốc dài hút xa trong chiều vắng

Len rừng cây nẻo đồi núi chập chùng

Hoa dã quỳ nở muộn úa chiều đông

Như anh đấy héo lòng thương Đà Lạt

Người em gái tay đan len thoăn thoát

Dệt bao tình ủ ấm gửi cho ai

Em khe khẽ rung lên từng câu hát

Thành phố Buồn, thương cuộc tình phôi phai

Anh vẫn nhớ con đường về Trại Mát

Xuôi con đèo về thăm lại Đơn Dương

Ngả ba Phi Nôm ai chờ ai đứng đợi

Áo len choàng có đủ ấm chiều buông

Đà Lạt ơi! Tạ từ rồi nhớ lắm

Chuông nhà thờ vang vọng mãi trong anh

Chiều về xuôi mây trắng lắm giăng thành

Phía sau ấy một bông hoa...anh nhớ.

 ĐÀ LẠT QUÊ TÔI

Thơ: Hoàng Trang

"Cam ly nước chảy về đâu

Cho ta nhắn gởi vài câu tâm tình"

Thác Prenn in dấu đôi mình

Datanla hỡi bóng hình có vương

Mặt hồ gợn sóng Xuân Hương

Ghé thăm trại Mát con đường vòng quanh

Tình yêu thung lũng màu xanh

Đồi thông hai mộ người đành ngẩn ngơ

Lang biang đỉnh núi dệt thơ

Suối vàng níu giữ niềm mơ ngọt ngào

Dốc hồ than thở hôm nao

Còn say bóng nguyệt tơ hào ngọc trâm

Ai về nhớ ghé Tuyền lâm

Qua vùng đất sét đường hầm nhớ thương

Êm đềm thác nhỏ Liên khương

Pongour thác bạc đế vương Lâm đồng

Đa nhim đập nước mênh mông

Suối trào róc rách cho lòng nhớ anh

Quê em đất ngọt an lành

Người ơi hãy ghé nhà tranh em chờ.

Thơ thành phố Đà Lạt lãng mạn

- Dù ai nói ngả nói nghiêng , lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 
- Thất bại là mẹ thành công. 
- Thua keo này bày keo khác. 
- Người có chí thì nên nhà có nền thì vững. 
- Chớ thấy sóng mà cả ngã tay chèo. 
- Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

- Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng

Chúc bn hok tốt!!!

20 tháng 5 2018

 Thua keo này bày keo khác. 


- Trời sinh voi, trời sinh cỏ. 


- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai. 


- Ai đội đá mà sống ở đời. 


- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già. 


- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. 


- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước. 

- Người đời ai khỏi gian nan 
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi. 


- Có bột mới gột nên hồ 
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan. 


- Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai. 


- Trời nào có phụ ai đâu 
Hay làm thì giàu, có chí thì nên. 


- Non cao cũng có đường trèo 
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi. 


- Non cao cũng có đường trèo 
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên. 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

21 tháng 9 2021

Trả lời :

Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?

Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".

Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.

~ HT ~