K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm nay là ngày 11/11/2018.Tôi học lớp 4.Tôi ,một cậu bé với cái tên Trần Duy Khánh.Khi tôi còn học mẫu giáo,tôi có nghe Đài Tiếng Nói Việt Nam,cô phát thanh viên nói rằng:-Đừng nên cứ ỷ nại vào quá khứ mà quên đi tương lai tương sáng đang chờ đón bạn.Tôi cứ nghĩ mãi,nghĩ mãi là nếu là như vậy thì tương lai của ai cũng sẽ tươi sáng mà thôi.Nhưng đến khi tôi học lớp 3.Tôi với biết...
Đọc tiếp

Hôm nay là ngày 11/11/2018.Tôi học lớp 4.Tôi ,một cậu bé với cái tên Trần Duy Khánh.Khi tôi còn học mẫu giáo,tôi có nghe Đài Tiếng Nói Việt Nam,cô phát thanh viên nói rằng:

-Đừng nên cứ ỷ nại vào quá khứ mà quên đi tương lai tương sáng đang chờ đón bạn.

Tôi cứ nghĩ mãi,nghĩ mãi là nếu là như vậy thì tương lai của ai cũng sẽ tươi sáng mà thôi.Nhưng đến khi tôi học lớp 3.Tôi với biết rằng cô giáo mà tôi yêu quý nhất,cô giáo Bùi Thị Tuyết Nhung,cô đã chuyển trường.Khi biết tin,tôi muốn khóc lắm vì cô rất tốt với chúng tôi.Nhưng bất chợt,tôi nghĩ về câu nói của cô phát thanh viên đã nói:

-Không nên ỷ nại vào cứ nghĩ về quá khứ mà hãy nghĩ về tương lai tươi sáng đang đón chờ bạn.

Và chô đến bây giờ,tôi tình cờ vào trang wed của trường tôi và thấy bức thư chia tay của cô.

0
Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền..”.Một chút bồi hồi,bâng khuâng,xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân...
Đọc tiếp

Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền..”.Một chút bồi hồi,bâng khuâng,xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân ngày “ Nhà Giáo Việt Nam 20/11” Thầy cô – Tiếng gọi thiêng liêng cao quý đối với mỗi người học sinh.Những người thầy, người cô – những con người tần tảo sớm khuya đưa những chuyến đò chở những “ hành khách” đặc biệt tới bến bờ tương lai tươi sáng. “ Thầy cô là những chuyến đò Chở em đến những bến bờ tương lai” Thầy cô là những người cha,người mẹ thứ hai đang dạy cho những đứa con yêu quý của mình bài học làm người,cho chúng những hành trang vững vàng,chắp cánh cho chúng để một ngày chúng có thể tự tung bay trên bầy trời trong xanh rộng lớn.Thầy cô là ngọn đuốc khai sáng con đường tri thức và thầy cô nắm chặt bàn tay bé nhỏ của những đứa con yêu của mình dịu dàng,ân cần dìu dắt chúng tới tận cuối con đường.Nhà thơ Bùi Đăng Sinh đã từng viết: “Đồi cao thắm sắc ti gôn Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người” Đúng vậy, thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà thầy cô còn dạy cho ta cách làm người,dạy ta cách sống,cách đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người.Thầy cô đã trồng và ươm mầm những nhân cách tốt đẹp của con người và chăm sóc, nuôi nấng nó lớn lên từng ngày,từng tháng và rồi mai sau nó sẽ lớn,trở nên đẹp đẽ vô cùng. Công ơn thầy cô đối với chúng ta bao la như trời bể. Cái nghề giáo đâu phải ai cũng làm được.Có mấy ai có thể kiên nhẫn cầm tay một đứa trẻ kiên trì dạy chúng viết những con chữ đầu tiên trong đời.Có mấy ai có thể ngồi hàng giờ để hướng dẫn một đứa trẻ đọc tròn câu chữ.Có mấy ai có thể thức trắng khuya để hoàn thành giáo án cho buổi dạy hôm sau.Có mấy ai trên đời này có thể làm được những điều cao cả đó nếu không có tình yêu nghề tha thiết.Thầy cô đã dạy chúng ta bằng cả tấm lòng và tình yêu thương vô bờ,cả những tri thức cả đời của mình. Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim,đau xót biết chừng nào,làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Ngày 20-11 – ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã sắp đến, chúng em- những người học trò,những người mang ơn cô thầy chỉ biết dành những lời cảm ơn nho nhỏ để cảm ơn nhữn gì mà thầy cô đã dành cho chúng em bao năm học qua. Cảm ơn thầy cô – những con người tuyệt vời, những tấm gương mẫu mực và chu đáo để chúng em noi theo. Cảm ơn thầy cô –những người đã cho chúng em những kiến thức vững vàng để tiên bước vào đời. Cảm ơn thầy cô – những người cha, người mẹ thứ hai luôn chăm sóc, lo nghĩ cho những đứa con của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn đứng sau cổ vũ, động viên chúng em bước tới ước mơ của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn quan tâm, lo lắng,giúp chúng em kiên cường đứng dậy sau những vấp ngã của cuộc đời. Cảm ơn thầy cô- những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền giáo dục nước nhà. Và cuối cùng,cám ơn thầy cô vì đã chọn trở thành … một người thầy!

0
Tôi vẫn nhớ cảm giác của mình vào những ngày cuối cấp cách đây nhiều năm. Quyển sổ lưu bút được nâng niu, dán bao nhiêu ảnh thần tượng, rồi viết profile cá nhân bằng đủ màu bút nhũ. Nó được trịnh trọng gửi gắm cho từng đứa trong lớp, rồi hồi hộp chờ tới lúc đứa cầm lưu bút trả lại cho mình, lật giở từng trang để xem nó đã viết những gì, nó nghĩ về mình ra sao. Mỗi trang...
Đọc tiếp

Tôi vẫn nhớ cảm giác của mình vào những ngày cuối cấp cách đây nhiều năm. Quyển sổ lưu bút được nâng niu, dán bao nhiêu ảnh thần tượng, rồi viết profile cá nhân bằng đủ màu bút nhũ. Nó được trịnh trọng gửi gắm cho từng đứa trong lớp, rồi hồi hộp chờ tới lúc đứa cầm lưu bút trả lại cho mình, lật giở từng trang để xem nó đã viết những gì, nó nghĩ về mình ra sao. Mỗi trang lưu bút là cái vẫy tay trìu mến, là nụ cười của từng đứa bạn đã từng thân thiết. Mỗi dòng chữ là một kỷ niệm, một mảnh ký ức thật đẹp được lưu giữ lại trên mặt giấy, một cái gì đấy chứng minh cho những tháng ngày thật trong sáng và đẹp đẽ mà chúng tôi đã cùng nhau bước qua.

Cho đến tận bây giờ, mỗi khi lật giở lại những trang lưu bút của ngày ấy, tôi vẫn tìm thấy trong mình một cảm xúc nuối tiếc khó mà phân giải. Chỉ biết là nó giống những nỗi bâng khuâng khi chúng ta nhìn lại một thời đã xa, và nhận ra rằng đó là một khoảng thời gian đẹp đẽ đã chẳng thể nào quay trở lại được nữa. Những năm tháng ấy, phải đến lúc chúng ta đứng ở cái ngưỡng chia tay hoặc đã đi xa lắm rồi - mới thấy cảm giác nuối tiếc nghèn nghẹn ở cổ nó rõ đến thế nào.

Để thực hiện bài viết này, chúng tôi đã đi khắp các trường cấp 3, hỏi những bạn học sinh cuối cấp về chính những điều khiến họ sẽ nuối tiếc nhất khi nói lời tạm biệt năm tháng học sinh. Và đây sẽ là một tấm vé đưa bạn trở lại với những cảm xúc bồi hồi, bâng khuâng của ngày chia tay đầy lưu luyến ấy…

0
Chuyên mục"NHẢY CẢM"Tình dục là nhu cầu tối thiểu của mỗi người. Tuy nhiên từ xa xưa, nó được coi là một chủ đề nhạy cảm và người ta thường tránh nói về vấn đề này, đặc biệt là người Châu Á. Ngày nay, xã hội cũng đã thoáng hơn, nhiều nghiên cứu về sex được công bố và mọi người cũng rất sẵn sàng tham gia vào những nghiên cứu này. Chính vì vậy, nhiều sự thật thú vị về...
Đọc tiếp

Chuyên mục"NHẢY CẢM"

Tình dục là nhu cầu tối thiểu của mỗi người. Tuy nhiên từ xa xưa, nó được coi là một chủ đề nhạy cảm và người ta thường tránh nói về vấn đề này, đặc biệt là người Châu Á. Ngày nay, xã hội cũng đã thoáng hơn, nhiều nghiên cứu về sex được công bố và mọi người cũng rất sẵn sàng tham gia vào những nghiên cứu này. Chính vì vậy, nhiều sự thật thú vị về sex đã được hé lộ và giúp nhiều người giải đáp được những thắc mắc thầm kín của mình. Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin thú vị về sex qua bài viết dưới đây nhé!

Đàn ông thích xem phim khiêu dâm đồng tính

📷

Nhắc đến phim khiêu dâm đồng tính có thể nhiều người nghĩ rằng đối tượng xem chủ yếu của các loại phim này là người đồng tính. Thế nhưng không, cánh mày râu mới là những người ưa thích loại phim này hơn cả, đặc biệt là phim đồng tính nữ. Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất của hai nhà thần kinh học Sai Gaddam và Ogi Ogas. Họ đã tiến hành phân tích từ khoảng gần 1 tỉ từ khóa tìm kiếm trên mạng Internet từ hơn 100 triệu người trên khắp thế giới. Thống kê đã cho thấy phim đồng tính là loại phim được truy cập nhiều thứ tư ở các trang web khiêu dâm và đối tượng chủ yếu là đàn ông hoặc những người không hề thích quan hệ đồng giới.

Kết quả này cũng trùng hợp với những nghiên cứu của đại học Northwestern University, họ đều đồng ý rằng hơn một nửa những người xem phim khiêu dâm đồng giới là đàn ông và số còn lại mới là những người đồng tính. Nói cách khác, phần lớn cánh mày râu đều thích xem phụ nữ quan hệ với nhau hơn là các phim khiêu dâm thông thường.

Đàn ông thích ngắm dương vật của người khác

📷

Thoạt đầu nghe thì có vẻ mâu thuẫn thế nhưng thực tế là cho dù là đàn ông 100% thì cũng thích nhìn dương vật của người khác. Cũng là một phần nghiên cứu của Ogi Ogas và Sai Gaddam khi họ tiến hành thống kê các từ khóa phổ biến trên mạng Internet từ cơ sở dữ liệu NSA. Kết quả cho thấy từ khóa tìm kiếm hình ảnh của cơ quan sinh dục nữ nhiều hơn cơ quan sinh dục nam một lượng không đáng kể, gần như là tương đương với nhau. Bên cạnh đó, một phân tích khác từ hơn 40,000 trang web khiêu dâm trên thế giới cũng cho thấy có khoảng 1000 trang web chủ yếu tập trung vào hình ảnh bộ phận sinh dục nam. Thực tế, đàn ông có vẻ tò mò về dương vật của những người khác, giống như cách họ tò mò về cơ quan sinh dục nữ vậy.

Đời sống tình dục ảnh hưởng đến mức thu nhập của bạn

📷

Mức lương và tình dục dường như chẳng liên hệ gì đến nhau thế nhưng trong khoa học, mối tương quan giữa chúng có tồn tại và còn được đo lường một cách tương đối chính xác. Một nhà nghiên cứu từ trường đại học Anglia Ruskin đã phân tích tài chính của những hộ gia đình ở Hy Lạp trong vòng một năm và thấy rằng, những người có quan hệ tình dục bốn hoặc nhiều lần trong một tuần kiếm được nhiều hơn đáng kể so với những người khác. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh rằng những người quan hệ thường xuyên thường cảm thấy hạnh phúc, năng động và có lòng tự trọng cao – đó là một trong số những tính cách cần thiết để có thể phát triển trong môi trường làm việc hiện nay.

Đạp xe nhiều có thể khiến bạn vô sinh

📷

Trong cuộc sống hiện đại, đạp xe không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn là một phương pháp bảo vệ môi trường rất hiệu quả. Thế nhưng, đạp xe nhiều hoàn toàn không hề tốt cho đời sống tình dục của đàn ông, mà nó có thể dẫn đến chứng liệt dương. Từ năm 1997, các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu giữa việc đạp xe và chứng bất lực và tất cả đều đồng ý rằng việc đạp xe thường xuyên gây ra những tác dụng không mong muốn với khả năng tình dục của nam giới. Những chiếc yên xe kiểu “cổ điển” thường có phần đầu quá dài và cứng, vì vậy nó gây ra áp lực lớn lên bộ phận sinh dục nam, thậm chí còn tạo ra những tổn thương vĩnh viễn.

Thực tế, không phải ai đạp xe thường xuyên cũng có thể bị liệt dương, cũng như không phải ai hút thuốc cũng bị ung thư phổi vậy. Tuy nhiên, việc lựa chọn một chế độ tập luyện hợp lí cũng như một chiếc yên xe thoải mái, vừa vặn sẽ giúp bạn yên tâm về vấn đề này.

Mức thu nhập cũng ảnh hưởng kích cỡ bộ ngực mà bạn ưa thích


📷

Các thống kê đã chỉ ra rằng khi gặp mặt đàn ông thường chú ý đến bộ ngực của phụ nữ nhiều hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng thích những phụ nữ có bộ ngực “đồ sộ” mà trái lại, vẫn có rất nhiều người thích những bộ ngực nhỏ hơn. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về vấn đề này từ 266 đàn ông  với các mức thu nhập khác nhau. Theo đó, họ được phát năm bức ảnh của năm người phụ nữ với kích cỡ ngực từ lớn đến bé và phải bình chọn xem người nào quyến rũ nhất. Kết quả cho thấy phần lớn những người có thu nhập thấp thích phụ nữ có ngực to còn những người có thu nhập cao lại thích những người có bộ ngực vừa đến bé.


Điều thú vị ở đây là những người nghèo nhất thường thích ngực lớn, những người có thu nhập trung bình thích ngực vừa còn những người có thu nhập cao thì lại thích phụ nữ ngực nhỏ. Một nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng khi cảm thấy đói, đàn ông bị những phụ nữ có bộ ngực to thu hút nhiều hơn.


Đàn ông thích giúp đỡ những phụ nữ có vòng một to hơn


📷

Tất nhiên vẫn có những người thích phụ nữ ngực nhỏ nhưng những bằng chứng đã cho thấy rằng sau thẳm trong tâm trí của cánh mày râu, họ vẫn bị lôi cuốn bởi những người có vòng một đầy đặn hơn.


Năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ nước Pháp đã chọn một cô sinh viên đứng tại một địa điểm để xin đi nhờ xe. Trong thí nghiệm này, họ cho cô gái mặc các loại áo lót khác nhau được thiết kế để tăng dần kích cỡ ngực. Họ nhận thấy rằng, kích cỡ áo ngực càng lớn càng có nhiều đàn ông cho cô đi nhờ xe hơn. Vòng một lớn không chỉ mang lại lợi thế cho phụ nữ trong việc xin đi nhờ xe. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng phục vụ bàn có ngực càng lớn thì càng nhận được nhiều tiền bo hơn. Rõ ràng trong những trường hợp này, phụ nữ có vòng một đầy đặn luôn thu hút được sự chú ý của đấng mày râu và nhận được những sự cảm thông từ họ nhiều hơn.


Người béo thường "lâu hơn"


📷

Năm 2010, một nhóm các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kì đã tiến hành thống kê thời gian làm tình của một nhóm đàn ông trong vòng một năm. Họ nhận thấy rằng, những người béo có thời gian trung bình là 7 phút 18 giây, trong khi đó những người gầy chỉ khoảng 108 giây. Một nghiên cứu khác về triệu chứng xuất tinh sớm cũng chỉ ra rằng phần lớn những người gầy bị mặc chứng bệnh này. Điều này được giải thích bởi loại hormone sinh dục Testosterone ở nam giới. Cơ thể của đàn ông chuyển hóa một lượng hormone này thành estrogen (hormone nữ) và những người béo thì dư thừa loại hormone nữ này.Nó giúp làm tăng đáng kể thời gian "lâm trận" ở đàn ông. Những người béo thường có vẻ chậm chạp và có nhiều bất lợi trong cuộc sống, nhưng “trên giường” có thể nói họ đang chiếm nhiều lợi thế hơn những người khác.


Phụ nữ bị kích thích khi xem tinh tinh làm tình


📷

Năm 2009, Meredith Chivers đã tiến hành một nghiên cứu nho nhỏ tìm  hiểu về những tác nhân khiến phụ nữ bị kích thích. Theo đó, cô cho nhóm đối tượng xem một loạt những bức ảnh trên màn hình và bình chọn xem cái nào làm họ cảm thấy gợi tình nhất. Để đảm bảo không ai gian lận, Chivers kết nối họ với một thiết bị được đặt trong âm đạo mỗi người để đo lưu lượng máu. Và thật lạ, khi cô cho họ xem một clip về quá trình làm tình của tinh tinh, họ cảm thấy khá hưng phấn và bị kích thích. Kết quả cũng tương tự khi họ xem những đoạn phim về đàn ông thủ dâm hay hai phụ nữ hôn nhau. Và tất cả bọn họ đều không biết tại sao mình lại cảm thấy hung phấn khi xem tinh tinh làm tình, chỉ biết đó là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên.




(Theo Lâm Anh)


0
Tả quả camNhà ông nội em trồng rất nhiều loại cây ăn quả. Mỗi lần về quê thăm ông, em thích nhất là cùng ông ra vườn hái những trái cây tươi ngon, ngọt lành để cả gia đình cùng thưởng thức. Trong số những cây ăn quả được trồng ở vườn thì em thích nhất là cây cam, bởi vì quả cam nhà ông em rất ngon ngọt của nó, hơn nữa cây cam luôn là cây ra nhiều trái nhất trong vườn của ông...
Đọc tiếp

Tả quả cam

Nhà ông nội em trồng rất nhiều loại cây ăn quả. Mỗi lần về quê thăm ông, em thích nhất là cùng ông ra vườn hái những trái cây tươi ngon, ngọt lành để cả gia đình cùng thưởng thức. Trong số những cây ăn quả được trồng ở vườn thì em thích nhất là cây cam, bởi vì quả cam nhà ông em rất ngon ngọt của nó, hơn nữa cây cam luôn là cây ra nhiều trái nhất trong vườn của ông nội em.

Cây cam trong vườn của ông em là giống cam sành Hà Giang, ông em đã mang giống về trong đợt ông đi công tác ở Hà Giang bảy năm trước.
Từ đó cho đến nay cây cam năm nào cũng nặng trĩu những quả ngọt, đôi khi cây cam nặng quả quá mà ông em phải chống đỡ cành cây bằng những thanh tre, thanh gỗ lớn.

Quả cam khi chín sẽ rất to và có màu vàng cam, da của quả cam sẽ căng bóng, mọng nước.Vị của quả cam thì rất ngon và ngọt. Quả cam có hình cầu tròn, kích thước to khoảng bằng nắm tay của người lớn. Khi quả cam chưa chín thì nó có màu xanh đậm.Cam lúc này sẽ có vị nhôn nhốt chua, sẽ không được ngọt mà mọng nước như khi đã chín.Ngày hè nóng bức, nhìn hình ảnh tươi ngon của quả cam thôi thì em cũng đã có cảm giác thèm thuồng, muốn được thưởng thức ngay hương vị của nó.

Khi cùng ông bà và bố mẹ thưởng thức những quả cam mọng nước, tươi ngon em cảm thấy không còn nóng bức, khó chịu nữa, khi ăn xong sẽ có cảm giác rất khoan khoái, dễ chịu .Ngoài ra, cam còn dùng để vắt nước uống. Đặc biệt là khi đang bị ốm hay trong người không khỏe thì nước cam sẽ làm cho cơ thể thoải mái hơn, dễ chịu hơn.Trong cam có rất nhiều vitamin nên khi ăn cam sẽ rất tốt cho cơ thể, ăn cam nhiều còn có tác dụng làm đẹp da. Vì vậy mà không chỉ em mà mẹ và chị gái của em cũng đều rất thích ăn cam.

Cây cam là thực vật thân gỗ nên cây cam có thể phát triển rất cao lớn, nhiều cành, nhánh cây phát triển đối xứng với thân cây.Cây cam nhà ông em cao chỉ tầm bốn đến năm mét nhưng cành cây um tùm, quả ra nặng trĩu cành cây. Trung bình một năm thì cây cam nhà ông em đơm hoa kết trái hai lần, một lần là vào hè, một lần là vào mùa xuân, và sẽ chin vàng những ngày giáp Tết.

Vì vậy mà trên mâm ngũ quả của nhà ông em không bao giờ thiếu đi loại quả ngon ngọt, tươi mát này.

Hương vị ngọt thanh của quả cam đã trở nên vô cùng quen thuộc với em, mỗi khi ăn nó em lại nhớ đến vườn cam tươi ngon, thân thuộc của ông nội.

Nhớ những hôm về quê cùng ông và mọi người trong gia đình thưởng thức những quả cam tươi nhất, chín nhất. Tuổi thơ của em đã gắn với hương thơm ngào ngạt của trái cam, vì vậy mà dù có đi đâu xa, chỉ cần nhìn thấy hay thưởng thức một trái cam thì em sẽ lại nhớ đến những kỉ niệm tươi đẹp ấy.

1
Các thám tử đâu rồi !!! Sáng nay, cảnh sát vừa phát hiện ra thi thể một người thợ săn trong căn nhà gỗ nhỏ (chỉ có 1 phòng khách lớn và 1 phòng tắm) trên núi cao hoang vu. Nạn nhân tử vong do nọc độc, chắc là của rắn độc. Tình trạng thi thể thì khá bình thường trong tư thế nằm ngửa người trên sàn nhà. Ngoài ra thì thi thể khá bình thường và không có bất cứ bệnh lí gì. Trong nhà có...
Đọc tiếp

Các thám tử đâu rồi !!!

Sáng nay, cảnh sát vừa phát hiện ra thi thể một người thợ săn trong căn nhà gỗ nhỏ (chỉ có 1 phòng khách lớn và 1 phòng tắm) trên núi cao hoang vu. Nạn nhân tử vong do nọc độc, chắc là của rắn độc. Tình trạng thi thể thì khá bình thường trong tư thế nằm ngửa người trên sàn nhà. Ngoài ra thì thi thể khá bình thường và không có bất cứ bệnh lí gì. Trong nhà có đầy đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của một thợ săn già lập dị, đa số làm bằng gỗ. Mọi thứ đều khá sạch, ngăn nắp, vệ sinh kĩ càng. Tìm quanh nhà chỉ có mỗi một chiếc đèn lồng sử dụng dầu của người thợ săn có dính khá nhiều xác ruồi, đặc biệt là lắm muỗi đặt trên bàn. Theo điều tra thì có 2 nghi phạm đáng nghi: Anh Wahur: Tối qua thì tôi bị lạc đường trên núi, vừa miệt lại vừa đói meo. Tình cờ tôi đi ngang qua nhà đang bên trong sáng đèn, tôi tiến lại gần nên tôi đi ngang qua cửa sổ và nhìn vào trong thì không thấy ai cả. Thấy vậy nên tôi đi luôn. May mắn là xuống được núi. May thật đấy!! Cô Mikhi: Tôi là nhân viên kiểm lâm, tôi biết ông lão thợ săn ấy được cỡ 8 năm rồi. Tôi rất buồn khi biết tin này. Đêm ấy, tôi đi ngang qua căn nhà thì thấy sáng rực đèn như thường ngày, tưởng ông ấy chưa ngủ nên quyết định lại tâm sự chuyện đời với ông ấy và cũng để trú bọn muỗi nguy hiểm mà đêm nào cũng bay khắp nơi. Nhưng trong nhà chẳng có ai cả nên tôi chắc ông ấy đang tắm nên tôi xuống núi luôn. Vậy theo các bạn thì ai là thủ phạm? Vì sao?

1
26 tháng 10 2021

anhwahur

Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy - Chương 01 Chương 1ĐỨA BÉ VẪN SỐNGÔng bà Dursley, nhà số 4 đường Privet Drive, tự hào mà nói họ hoàn toàn bình thường, cám ơn bà con quan tâm. Bà con đừng trông mong gì họ tin vào những chuyện kỳ lạ hay bí ẩn, đơn giản là vì họ chẳng hơi đâu bận tâm đến mấy trò vớ vẩn đó.Ông Dursley là giám đốc một công ty gọi là Grunnings, chuyên sản suất máy khoan....
Đọc tiếp

Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy - Chương 01

Chương 1

ĐỨA BÉ VẪN SỐNG

Ông bà Dursley, nhà số 4 đường Privet Drive, tự hào mà nói họ hoàn toàn bình thường, cám ơn bà con quan tâm. Bà con đừng trông mong gì họ tin vào những chuyện kỳ lạ hay bí ẩn, đơn giản là vì họ chẳng hơi đâu bận tâm đến mấy trò vớ vẩn đó.

Ông Dursley là giám đốc một công ty gọi là Grunnings, chuyên sản suất máy khoan. Ông là một người cao lớn lực lưỡng, cổ gần như không có, nhưng lại có một bộ ria mép vĩ đại. Bà Dursley thì ốm nhom, tóc vàng, với một cái cổ dài gấp đôi bình thường, rất tiện cho bà nhóng qua hàng rào để dòm ngó nhà hàng xóm. Hai ông bà Dursley có một cậu quý tử tên là Dudley, mà theo ý họ thì không thể có đứa bé nào trên đời này ngoan hơn được nữa.

Gia đình Dursley có mọi thứ mà họ muốn, nhưng họ cũng có một bí mật, và nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là cái bí mật đó bị ai đó bật mí. Họ sợ mình sẽ khó mà chịu đựng nổi nếu câu chuyện về gia đình Potter bị người ta khám phá. Bà Potter là em gái của bà Dursley, nhưng nhiều năm rồi họ chẳng hề gặp gỡ nhau. Bà Dursley lại còn giả đò như mình không có chị em nào hết, bởi vì cô em cùng ông chồng vô tích sự của cô ta chẳng thể nào có được phong cách của gia đình Dursley.

Ông bà Dursley vẫn rùng mình ớn lạnh mỗi khi nghĩ đến chuyện hàng xóm sẽ nói gì nếu thấy gia đình Potter xuất hiện trước cửa nhà mình. Họ biết gia đình Potter có một đứa con trai nhỏ, nhưng họ cũng chưa từng nhìn thấy nó. Đứa bé đó cũng là một lý do khiến họ tránh xa gia đình Potter: Họ không muốn cậu quý tử Dudley chung chạ với một thằng con nít nhà Potter.

Vào một buổi sáng thứ ba xám xịt âm u, ông bà Dursley thức dậy, chẳng hề cảm thấy chút gì rằng bầu trời đầy mây kia đang báo hiệu những điều lạ lùng bí ẩn sắp xảy ra trên cả nước Anh. Ông Dursley ậm ừ khi chọn cái cà-vạt chán nhất thế giới đeo vào cổ đi làm. Bà Dursley thì lách chách nói trong lúc vật lộn với cậu quý tử Dudley đang gào khóc vùng vẫy, không chịu ngồi ăn sáng tử tế. Không một ai để ý đến một con cú to và đen thui bay xẹt qua cửa sổ.

Tám giờ rưỡi, ông Dursley sách cặp, hửi cồ bà Dursley một cái và cố hôn cậu quý tử trước khi đi làm. Nhưng cậu Dudley đang chơi trò đánh trống thổi kèn, phun phèo phèo thức ăn và vun vãi mọi thứ tứ tung, kể cả cái hôn của cha. Ông Dursley vừa cười khoái chí: “Thằng chó con”, vừa đi ra khỏi nhà. Ông lên xe, lái ra khỏi ngôi nhà số 4 của mình.

Chính ở ngay góc đường, ông nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của chuyện lạ: Một con mèo xem bản đồ. Thoạt tiên, ông Dursley không nhận ra đó là chuyện kỳ quái. Thế rồi ông giật mình quay lại nhìn lần nữa. Có một con mèo hoang đứng ở góc đường Privet Drive, nhưng bây giờ lại chẳng có tấm bản đồ nào cả! Chẳng lẽ chuyện đó là do ông tưởng tượng ra ư? Hay ánh sáng đã làm ông lóa mắt? Ông Dursley chớp chớp mắt rồi chăm chú nhìn con mèo. Nó cũng nhìn lại ông.

Ông lái xe vòng qua góc đường, đi tiếp, và tiếp tục nhìn con mèo qua kính chiếu hậu. Nó lúc ấy đang đọc bảng tên đường Privet Drive- À không, ngó bảng tên đường chứ, mèo đâu có thể đọc bảng tên đường hay xem bản đồ! Ông Dursley lắc lắc đầu, đuổi con mèo ra khỏi óc. Khi lái xe vào thành phố, ông không muốn nghĩ đến cái gì khác hơn là những đơn đắt hàng máy khoan mà ông mong có được nhiều thật nhiều trong ngày hôm đó.

Nhưng sắp vào tới thành phố, chợt có một việc khiến ông không còn tâm trí nghĩ đến những chiếc máy khoan nữa: lúc ngồi đợi trong xe, giữa dòng xe cộ kẹt cứng, ông không thể không nhận thấy hình như xung quanh có rất nhiều người ăn mặc lạ lùng đang lảng vảng. Tất cả bọn họ đều mặc áo trùm kín. Ông Dursley vốn đã không chịu nổi bọn người ăn mặc dị hợm- những thứ lôi thôi mà đám trẻ vẫn mặc!- nên ông cho là lần này chắc lại là một thời trang ngu ngốc nào đó xuất hiện.

Ông sốt ruột nhịp ngón tay trên tay lái xe hơi và ánh mắt ông đụng nhằm một cặp quái đang chụm đầu đứng gần đó. Họ đang thì thầm với nhau coi bộ rất kích động. Ong Dursley giận sôi lên khi nhận thấy cặp này cũng chẳng còn trẻ gì: Coi, gã đàn ông trông còn già hơn cả ông, vậy mà lại khoác áo trùm màu xanh ngọc bích! Chẳng ra thể thống gì cả! Đầu óc gì thế chứ! Nhưng ông Dursley chợt giật mình- hình như những người này đang tụ tập vì một chuyện gì đó… Ừ, hình như vậy!…

Dòng xe cộ thông, và chỉ vài phút sau ông Dursley đã lái xe vào bãi đậu của hãng Grunnings, đầu óc ông giờ đã quay trở lại với mấy cái máy khoan.

Trong văn phòng ở lầu chín, ông Dursley thường vẫn hay ngồi quay lưng lại cửa sổ. Giả sử không ngồi kiểu đó, thì rất có thể sáng hôm ấy ông sẽ khó tập trung được vô mấy cái máy khoan. Bởi ngồi như vậy, nên ông đã không thấy, bên ngoài cửa sổ, một đàn cú bay lượn xao xác giữa ban ngày. Mọi người dưới phố đều trông thấy, nhưng ông Dursley thì không. Người ta chỉ trỏ kinh ngạc, thậm chí há hốc mồm khi ngước nhìn đàn cú bay vụt qua ngay trên đầu, nhiều người trong số đám đông ấy thậm chí chưa từng thấy một con cú vào nửa đêm, đừng nói chi giữa ban ngày như thế này.

Ai cũng thấy chỉ riêng ông Dursley là không thấy. Ông đã trãi qua một buổi sáng hoàn toàn bình thường, không có cú. Sáng đó, ông quát tháo năm người khác nhau. Ông gọi nhiều cú điện thoại quan trọng và la hét thêm một hồi. Tâm trạng ông sảng khoái cho đến bữa ăn trưa, và tự nhủ mình phải duỗi chân cẳng một chút, băng qua đường, mau cho mình một cái bánh ở tiệm bánh mì.

Ông hầu như đã quên bén những người khoác áo trùm kín cho tới khi đi ngang qua một đám người đứng gần tiệm bánh. Cả bọn đều mặc áo trùm. Ông nhìn họ giận dữ. Ông không biết tại sao, nhưng họ làm ông khó chịu quá. Bọn này thì thào với nhau có vẻ rất kích động, mà ông thì không nghe được tí teọ nào. Chỉ đến lúc trên đường về từ tiệm bánh mì, đi ngang qua đám người khoác áo trùm, ông Dursley mới nghe lõm bỏm được những gì họ nói:

- Gia đình Potter, đúng đấy. Tôi nghe đúng như thế…

- … Ừ, con trai họ, Harry…

Ông Dursley đứng sững lại, chết lặng. Ông ngợp trong nỗi sợ hãi. Ông ngoái nhìn đám người đang thì thào như muốn nói gì với họ, nhưng rồi lại thôi.

Ông băng nhanh qua đường, vội vã về văn phòng, nạt viên thư ký là đừng có quấy rầy ông, rồi cầm điện thoại lên, sắp quay xong số gọi về nhà thì lại đổi ý. Ông đặt ống nghe xuống, tay rứt rứt hàng ria, suy nghĩ… Không, ông hơi hồ đồ. Potter đâu phải là một cái họ hiếm hoi gì. Ông dám chắc là có hàng đống người mang họ Potter và đặt tên con mình là Harry. Nghĩ đi nghĩ lại thật kỹ, ông thấy cũng không chắc thằng cháu của ông tên là Harry. Ông chưa từng gặp nó. Biết đâu nó tên là Harvey hay Harold. Chẳng việc gì ông phải làm phiền đến bà Dursley; bả luôn luôn nổi giận và buồn bực khi nghe nhắc đến cô em gái của mình. Ông cũng chẳng trách bà, ông cũng sẽ thế thôi nếu ông có một cô em gái như thế… Nhưng mà em của bà hay em của ông thì đằng nào cũng vậy. Nhưng… cái bọn khoác áo trùm!…

Buổi trưa đó, ông bỗng thấy khó mà tập trung vô mấy cái máy khoan, và khi rời sở làm lúc năm giờ chiều thì ông trở nên lo âu và căng thẳng đến nỗi đâm sầm vào một người ở ngoài cửa.

- Xin lỗi!

Ông càu nhàu với người đàn ông nhỏ thó bị ông đâm vào làm cho suýt ngã bổ ra sau. Nhưng chỉ vài giây sau, ông Dursley chợt nhận ra là gã đàn ông đó cũng khoác áo trùm màu tím. Gã không tỏ vẻ cáu giận về chuyện gã suýt bị lăn quay ra đất. Ngược lại, mặt gã giãn ra một nụ cười toe toét, và gã nói với một giọng mơ hồ khiến mọi người đi ngang phải ngoái nhìn.

- Đừng lo, thưa ngài, hôm nay không có gì có thể làm tôi nổi cáu được đâu. Vui lên đi. Bởi vì kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy cuối cùng đã biến rồi! Ngay cả dân Muggle như ngài cũng nên ăn mừng cái ngày vui vẻ, rất vui vẻ này đi.

Và gã đàn ông ôm ngang người ông Dursley một cách thân tình rồi bỏ đi.

Ông Dursley đứng như trời trồng tại chỗ. Ông bị một người hoàn toàn xa lạ ôm thân tình một cái! Ông lại bị gọi là dân Muggle, không biết là cái quỷ gì? Ông ngạc nhiên quá. Vội vã ra xe, ông lái về nhà, hy vọng là những gì xảy ra chẳng qua là do ông tưởng tượng mà thôi. Nhưng mà trước nay, cókhi nào ông công nhận là có trí tưởng tượng ở trên đời đâu!

Khi cho xe vào ngõ nhà số 4, cái trước tiên mà ông nhìn thấy – và cũng chẳng làm cho ông dễ thở hơn chút nào – là con mèo hoang to tướng mà ông đã thấy hồi sáng. Con mèo đang ngồi chong ngóc trên bờ tường khu vườn nhà ông. Ông chắc là đúng con mèo hồi sáng, bởi quanh mắt nó cũng có viền hình vuôn. Ông Dursley xuỵt lớn:

- Xù.

Con mèo chẳng thèm nhúc nhíc. Nó còn nhìn lại ông một cách lạnh lùng. Ông Dursley thắc mắc. Không biết có phải kiểu cư xử thông thường của mèo là vậy? Cố gắng lấy lại vẻ tự chủ, ông đĩnh đạc bước vào nhà. Ông vẫn còn quyết tâm là sẽ không nói gì với vợ về chuyện Potter.

Bà Dursley cũng trãi qua một ngày bình thường tốt đẹp. Trong bữa ăn tối, bà kể cho chồng nghe chuyện rắc rối của nhà hàng xóm và con gái của họ, cùng chuyện hôm nay Dudley học nói được thêm hai từ mới ( “hổng thèm” ). Ông Dursley cố gắng cư xử như bình thường. Khi bé Dudley được đặt lên giường ngủ thì ông vào phòng khách để xem bản tin buổi tối.

- Và cuối cùng, thưa quý vị khán giả, những người quan sát cầm điểu khắp nơi báo cáo là chim cú trên cả nước đã hành động hết sức bất thường suốt ngày hôm nay. Mặc dù cú thường đi săn vào ban đêm và ít khi xuất hiện vào ban ngày, nhưng cả ngày nay, từ sáng sớm, đã có hàng trăm con cú bay tứ tán khắp mọi hướng. Các chuyên viên không thể giải thích nổi tại sao cú lại thay đổi thói quen thức ngủ như vậy.

Phát ngôn viên nói tới đây tự thưởng cho mình một nụ cười rồi tiếp:

- Cực kỳ bí hiểm. Và bây giờ là phần dự báo thời tiết của Jim McGuffin. Liệu đêm nay còn trận mưa cú nào nữa không Jim?

Người dự báo thời tiết đáp:

- À, tôi không rành vụ đó lắm, nhưng ngày hôm nay không chỉ có cú hành động quái chiêu, mà thời tiết cũng tỏ ra bất bình thường. Nhiều quan sát viên ở các vùng khác nhau đã gọi điện thoại phàn nàn với tôi là thay vì một trận mưa như tôi đã dự báo ngày hôm qua, thì họ lại nhận được một trận sao băng. Không chừng người ta ăn mừng lễ đốt pháo bông quá sớm, nhưng thưa bà con, tuần sau mới tới ngày đốt pháo bông mà! Dù vậy tôi xin cam đoan là thời tiết tối nay sẽ rất ẩm ướt.

Ông Dursley ngồi như đóng băng trên ghế bành. Sao băng trên khắp bầu trời Anh – cát – lợi à? Cú bay lượn vào ban ngày ư? Những con người khoác áo trùm bí ẩn khắp nơi nữa chứ. Và… và những câu chuyện thì thào về gia đình Potter…

Bà Dursley bưng hai tách trà vào phòng. Không ổn rồi. Ông phải nói gì với bà thôi. Ông tằng hắng lấy giọng:

- Ờ… em à… lâu nay em không nghe nói gì về em gái của em phải không?

- Không.

Đúng như ông “mong đợi”, bà Dursley giật mình và đổ quạu. Chẳng phải là lâu nay cả hai đã ngầm coi như bà chẳng hề có chị em gì hết sao? Giọng bà sắc lẻm:

- Mà sao?

Ông Dursley lầu bầu:

- À, chỉ là ba mớ tin tức… cười. Nào là cú… sao băng… lại có cả đống bọn khoác áo trùm nhôn nhạo dưới phố hôm nay…

- Thì sao? – Bà Dursley ngắt ngang.

Ông Dursley vội phân bua:

- Ờ… anh chỉ nghĩ… có thể… có chuyện gì đó dính dáng tới dì nó… em biết đó… dì nó…

Bà Dursley nhấp môi son vào tách trà. Ông Dursley băn khoăn không biết liệu mình có dám nói với vợ là đã nghe thiên hạ bàn tán về cái tên “Potter” không. Cuối cùng ông không dám. Thay vào đó, ông cố làm ra vẻ hết sức bình thường:

- Thằng con trai của họ… chắc là nó bằng tuổi bé Dudley nhà mình, phải không em?

Bà Dursley nhấm nhẳn:

- Có lẽ

- Nó tên gì? Howard phải không?

- Harry. Một cái tên tầm thường xấu xí.

- Ờ, xấu thật. Anh hoàn toàn đồng ý với em.

Ông không nói thêm lời nào nữa về đề tài này khi cả hai lên lầu vào phòng ngủ. Trong khi bà Dursley vào buồn tắm, ông Dursley đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn. Con mèo vẫn còn đó. Nó đang chăm chu ngóng ra đường Privet Drive như thể đang chờ đợi cái gì vậy.

Hay là ông chỉ tưởng tượn ra mọi thứ? Tất cả những chuyện vớ vẩn này thì có liên quan gì tới gia đình Potter nào? Nếu có… nếu mà có dính dáng với cặp phù… Oâi, nghĩ tới đó ông đã cảm thấy không chịu nổi.

Ông bà Dursley lên giường ngủ. Bà Dursley ngủ ngay tức thì, còn ông Dursley thì cứ nằm trăn trở mãi. Cuối cùng một ý nghĩ dễ chịu đã giúp ông ngủ thiếp đi, ấy là nếu mà gia đình Potter có dính dáng đến tất cả những chuyện nhảm nhí ấy thì họ cũng không có lý do gì để dây dưa đến gia đình ông. Gia đình Potter biết rất rõ bà Dursley nghĩ như thế nào về họ và bọn người như họ. Ông Dursley thấy không có lý do gì để mình và vợ mình có thể bị khổ sở về những gì đang diễn ra – Ông ngáp và trở mình – Chuyện đó không thể nào ảnh hưởng đến họ.

Nhưng ông đã lầm.

Ông Dursley cuối cùng cũng có thể tóm được giấc ngủ, dù một cách khó khăn. Nhưng con mèo ngồi trên bờ tường ngoài thì không tỏ vẻ gì buồn ngủ cả. Nó cứ ngồi bất động, mắt đăm không chớp về góc đường Privet Drive. Nó không động đậy ngay cả khi có tiếng cửa xe đóng sầm bên kia đường. Không nhúc nhích ngay cả khi có hai con cú vụt qua phía trên đầu. Và chính xác là đến gần nữa đêm con mèo ấy mới nhúc nhích.

Ấy là lúc một ông già xuất hiện ở góc đường mà con mèo đang ngóng về. Cụ xuất hiện thình lình và lặng lẽ như thể từ mặt đất chui lên. Đuôi con mèo nhẹ ve vẩy và mắt nó nhíu lại.

Xưa nay trên đường Privet Drive chưa từng có một người nào trông kỳ quái như cụ già ấy lại qua. Cụ ốm, cao, rất già, căn cứ vào mái tóc và chòm râu bạc phơ dài đến nỗi cụ phải giắt chúng vô thắt lưng. Cụ mặc áo thụng dài, khoát áo trùm màu tím cũng dài quét đất, mặc dù cụ đã mang đôi giày bốt cao gót lêu nghêu. Đôi mắt xanh lơ của cụ sáng rỡ và lấp lánh phía sau cặp kính có hình dạng nữa vành trăng. Mũi cụ thì vừa dài vừa khoằm như thể cụ đã từng bị gãy mũi ít nhất hai lần. Tên cua cụ là Albus Dumbledore.

Albus Dumbledore dường như không nhận thấy là mình đã đến con đường mà từ tên họ cho đến đôi bốt của cụ không hề được hoan nghênh chào đón. Cụ đang bận lục lọi trong chiếc áo trùm của cụ, tìm kiếm cái gì đó. Rồi đột nhiên, có vẻ như cụ nhận ra là mình đang bị quan sát, bởi vì cụ thình lình ngước nhìn lên con mèo vẫn đang ngó cụ từ bờ tường nhà Dursley. Aùnh mắt của con èmo có vẻ làm cụ thích thú. Cụ chắc lưỡi lẩm bẩm:

- Lẽ ra mình phải biết rồi chứ!

Cụ đã tìm được cái mà cụ lục lọi nãy giờ trong chiếc áo trùm. Nó giống như cái bật lửa bằng bạc. Cụ giơ nó lên cao và bấm. Ngọn đèn đường gần nhất tắt phụt. Cụ bấm lần nữa, ngọn đèn đường kế tiếp tắt ngấm. Cụ bấm mười hai lần như thế, cho đến khi ánh sáng còn lại trên cả con đường chỉ còn là hai đốm sáng long lanh ở phái xa – đó là hai con mắt mèo đang nhìn cụ. Nếu bây giờ mà có ai nhìn qua cửa sổ ra đường, thì dù có con mắt tọc mạch như bà Dursley cũng chịu, không thể thấy được cái gì đang xảy ra. Cụ Albus Dumbledore cất cái tắt – lửa vào áo trùm và đi về phía ngôi nhà số 4 đường Privet Drive. Cụ ngồi xuống trên bờ tường, cạnh con mèo. Cụ không nhìn nó, nhưng được một lúc, cụ nói: “Thật là hay khi gặp bà ở đây đấy, giáo sư McGonagall!”

Cụ quay sang để mỉm cười với con mèo, nhưng chẳng còn mèo nào cả. Thay vì vậy cụ đang mỉm cười với một bà lão trông đứng đắn, đeo kính gọng vuông y như cái dấu vuôn quanh mắt con mèo. Bà cũng khoác áo trùm, màu ngọc bích. Tóc bà bới thành một búi chặt. Bà có vẽ phật ý rõ rệt:

- Làm sao ông biết con mèo đấy là tôi?

- Thưa bà giáo sư yêu quý của tôi, hồi nào tới giờ tôi chưa từng thấy một con mèo nào ngồi cứng đờ như thế.

Giáo sư McGonagall nói:

- Ông mà ngồi cả ngày trên bờ tường thì ông cũng cứng đờ thế thôi.

- Cả ngày?trong khi lẽ ra bà đang phải mở tiệc ăn mừng chứ? Trên đường đến đây, tôi đã gặp ít nhất cả chục đám tiệc tùng linh đình rồi.

Giáo sư McGonagall hít hơi một cách giận giữ và nói một cách không kiên nhẫn:

- Vâng, mọi người ăn mừng, được thôi. Đáng lẽ ông phải thấy là họ nên cẩn thận một chút chứ – ngay ca dân Muggles cũng nhận thấy có chuyện gì đó đang xảy ra. Họ thông báo trong chương trình thời sự đấy.

Bà hất đầu về phía cửa sổ phòng khách tối om của gia đình Dursley.

- Tôi nghe hết. Những đàn cú… sao băng… Chà, họ không hoàn toàn ngu ngốc cả đâu. Họ đã nhận ra có điều gì đó. Sao băng… Tôi cá đó là trò của Diggle, hắn thật chẳng có đầu óc gì cả.

Albus Dumbledore nhẹ nhàng bảo:

- Bà không thể trách như vậy được. Đã mười một năm nay chúng ta chẳng có dịp nào để vui mừng mà!

Giáo sư McGonagall vẫn cáu kỉnh:

- Tôi biết. Nhưng đó không phải là lý do để phát điên lên. Đám đông cứ nhởn nhơ tụ tập bừa bãi trên đường phố giữa ban ngày, thậm chí không thèm mặc quần áo của dân Muggle để ngụy trang, lại còn bàn tán ầm ĩ.

Bà liếc sang cụ Albus Dumbledore ngồi bên, như thể hy vọng cụ sẽ nói với bà điều gì, nhưng cụ không nói gì cả, nên bà nói tiếp:

- Giá mà khi kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy biến đi hẳn, người Muggle mới phát hiện ra chúng ta thì hay biết mấy. Nhưng tôi không chắc là hắn đã chết thật chưa hả ông Dumbledore?

- Chắc chắn như vậy rồi. Thật là phước đức cho chúng ta! Bà có dùng giọt chanh không?

- Giọt gì?

- Giọt chanh. Đó là một loại keo của dân Muggle mà tôi rất khoái.

- Không cám ơn.

Giáo sư McGonagall lạnh lùng từ chối, bà không nghĩ là nhấm nháp kẹo lúc này lại thích hợp.

- Như tôi nói đấy, ngay cả nếu như kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy đã biến…

- Ôi, giáo sư yêu quý của tôi, một người có đầu óc như bà có thể gọi hắn bằng tên cúng cơm chứ? Mớ bá láp kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy thiệt là nhảm nhí. Mười một năm nay tôi đã chẳng bảo mọi người cứ gọi hắn đúng theo tên của hắn: Voldemort sao?

Giáo sư McGonagall e dè nhnìn quanh. Nhưng cụ Dumbledore có vẻ như chẳng để ý gì, cụ đang chăm chú gỡ hai viên kẹo dính nhau và cụ nói tiếp:

- Nếu mà chúng ta cứ gọi bằng: kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy thì mọi sự cứ rối beng lên. Tôi thấy chẳng có gì để sợ khi gọi bằng tên cúng cơm của Voldemort.

Giáo sư McGonagall nói, giọng nữa lo lắng nữa ngưỡng mộ:

- Tôi biết ông không sợ. Nhưng ông thì khác. Mọi người đều biết ke û- ma ø- ai – cũng – biết – là… thôi được, goi là Voldemort đi, hắn chỉ sợ có mỗi mình ông mà thôi.

Cụ Albus Dumbledore bình thản nói:

- Bà tâng bốc tôi quá. Voldemort có những quyền lực tôi không bao giờ có.

- Ấy là chỉ bởi vì ông… ừ, ông quá cao thượng nên không xài tới những quyền lực đó.

- Cũng may là trời tối nhé. Kể cũng lâu rồi tôi chưa đỏ mặt, từ cái lần bà Pomfrey nói bả khoái cái mũ trùm tai của tôi.

Giáo sư McGonagall liếc cụ Dumbledore một cái sắc lẻm.

- Mấy con cú lượn vòng vòng chỉ chờ tung tin vịt đấy. Ông biết mọi người đang nói gì không? Về vì sao hắn phải biến đi ấy? Về cái điều đã chặn đứng được hắn ấy?

Có vẻ như giáo sư McGonagall đã gạt tới điểm then chốt mà bà muốn tranh luận. Đó là lý do khiến bà đã phải ngồi chờ suốt cả ngày trên bờ tường cứng và lanh lẽo này. Rõ ràng là chuyện mà mọi người đang bàn tán, cho dù làchuyện gì đi nữa, bà cũng không vôi tin cho đến khi Dumbledore nói với bà là chuyện đó có thật. Tuy nhiên cụ Dumbledore vẫn đang bận lựa một viên kẹo khác chứ không trả lời.

- Chuyện mà họ đang bàn tán ấy,” bà McGonagall nhấn mạnh, “là tối hôm qua Voldemort đã đến Hố Thần. Hắn đi tìm gia đình Potter. Nghe đồn rằng vợ chồng Potter đã… đã…, họ đồn thôi, đã… chết rồi!

Cụ Dumbledore cúi đầu. Giáo sư McGonagall há hốc miệng, ngẹn ngào:

- Vợ chồng Potter… Tôi không thể tin được… Tôi không muốn tin… Ôi, ông Dumbledore…

Cụ Dumbledore duỗi tay vỗ nhê lên vai bà giáo sư, cụ chậm rãi nói:

- Tôi biết… Tôi biết…

Giọng giáo sư McGonagall run run tiếp tục:

- Mà chuyện chưa hết. Họ còn nói hắn tìm cách giết cả đứa con trai của Potter, bé Harry ấy. Nhưng… hắn không giết được> Hắn không thể giết nổi đứa bé. Không ai biết tại sao, thế nào…, nhưng họ nói… khi không thể giết được Harry Potter, quyền lực của Voldemort bị tiêu tan. Chính vì vậy mà hắn cũng phải biến đi.

Cụ Dumbledore buồn bã gật đầu. Giáo sư McGonagall ấp úng:

- Chuyện đó… đó… là… là… thật sao? Hắn đã làm bao nhiêu chuyện tai quái, giết chết bao nhiêu người.. mà…, mà rốt cuộc hắn không thể giết nỗi một thằng bé? Thật là không tin được… cái gì đã chặn nổi bàn tay hắn như vậy… Nhưng bằng cách nào mà Harry Potter sống sót?

Cụ Dumbledore nói:

- Chúng ta chỉ có thể đoán mò mà thôi. Chuyện ấy chẳng bao giờ biết được chính xác.

Giáo sư McGonagall rút ra một cái khăn tay chùi nước mắt dưới cặp mắt kính. Cụ Dumbledore thở dài một tiếng rõ to khi rút chiếc đồng hồ vàng trong túi ra xem xét. Cái đồng hồ ấy cũ lắm. Nó có mười hai kim nhưng không có số. Thay vào những con số là các hành tinh nho nhỏ di chuyển quanh mép đồng hồ. Nhưng chắc là cụ Dumbledore coi giờ được bằng cái đồng hồ đó, nên khi nhét nó lại vào trong túi, cụ nói:

- Hagrid đến trễ. Chắc chính lão nói cho bà biết là tôi đến đây, đúng không?

- Đúng.

Giáo sư McGonagall xác nhận và nói tiếp:

- Chắc ông cũng không thèm nói cho tôi biết tại sao ông đến đây chứ?

- Tôi đến đây để giao Harry Potter cho dì dượng nó. Bây giờ nó chỉ còn có họ là bà con.

Giáo sư McGonagall nhảy dựng lên, chỉ tay vào ngôi nhà số 4:

- Ông nói gì? Chắc là ông không có ý nói đến mấy người sống trong đó chứ? Dumbledore, ông không thể làm vậy. Tôi đã quan sát họ suốt cả ngày. Ông không thể tìm ra được người nào khá hơn họ hay sao? Mà họ cũng đã có một đứa con trai. Tôi đã nhìn thấy thằng nhóc ấy, nó đá mẹ nó suốt quãng đường đến tiệm bánh kẹo, khóc la vòi vĩnh cho được mấy viên kẹo. Harry Potter mà phải đến sống ở đây sao?

Cụ Dumbledore khẳng định:

- Đây là nơi tốt nhất cho đứa bé. Khi nó lớn lên dì dượng của nó có thể giải thích cho nó hiểu. Tôi đã viết cho họ một lá thư.

- Một lá thư?

Giáo sư McGonagall lập lại yếu ớt, thả người ngồi xuống bờ tường, băn khoăn nói tiếp:

- Ông Dumbledore, ông thật sự tin là ông có thể giải thích mọi chuyện trong một lá thư à? Mấy người đó sẽ không bao giờ hiểu đứa bé! Nó sẽ nổi tiếng - như một huyền thoại. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sau này người ta gọi ngày hôm nay là ngày Harry Potter: sẽ có sách viết về Harry. Mọi đứa trẻ trong thế giới chúng ta rồi sẽ biết đến tên nó!

- Đúng vậy.

Cụ Dumbledore nhướn mắt dòm qua đôi kính nữa vành trăng của cụ một cách nghiêm túc nói rằng:

- Nhiêu đó cũng đủ hại đầu óc bất cứ đứa trẻ nào. Nổi tiếng trước cả khi biết đi biết nói! Nổi tiếng về những điều mà nó cũng không thể nhớ được! Bà không thấy là tốt cho nó hơn biết bao nếu nó lớn lên ngoài vòng bao phủ của tiếng tăm, lớn lên một cách bình thường cho đến khi nó đủ lớn để làm chủ được điều đó sao?

Giáo sư McGonagall lại há hốc miệng thay đổi ý kiến, nuốt vô, ngậm miệng lại rồi nói:

- Vâng, vâng, dĩ nhiên là ông nói đúng. Nhưng mà ông Dumbledore ơi, làm sao đứa bé đến đây được?

Bà giáo sư nhìn chòng chọc vào tấm áo trùm của cụ Dumbledore như thể là bà nghĩ cụ đang giấu đứa bé trong đó. Cụ Dumbledore nói:

- Hagrid đang mang nó đến.

- Ông cho là giao lão Hagrid một viêc quan trọng như thế này là khôn ngoan sao?

- Tôi có thể giao cả đời tôi cho Hagrid.

Bà McGonagall vẫn không bằng lòng:

- Tôi không nói là lão Hagrid không biết phải quấy, nhưng mà ông cũng biết đấy, lão là chúa ẩu… Uûa? Cái gì vậy?

Một tiếng động trầm trầm nổi lên quanh họ, nghe rầm rầm, càng lúc càng lớn. Cả hai nhìn ra đường xem có ánh đèn xe không, thế rồi những tiếng động nghe như sấm dội khiến cả hai người ngước nhìn lên trời: một chiếc xe gắn máy khổng lồ chạy trên không trung rồi hạ xuống, lăn bánh trên mặt đường nhựa trước mặt họ.

Nếu cái xe gắn máy bự quá khổ, thì cũng không thấm gì so với người ngồi trên xe. Lão hầu như cao gấp đôi người bình thường và bự có đến gấp năm, nếu tính chiều ngang. Trông lão ta to lớn đến nỗi khó tin, và lại hoang dã. Những nùi tóc râu đen thui hầu như che kín gương mặt lão, tay lão trông như cần cẩu, còn chân thì ú na ú núc như mính con cá heo con. Trên đôi tay vạm vỡ ấy là một nùi chăn tả. Cụ Dumbledore tỏ ra yên tâm, bảo:

- Hagrid, cuối cùng anh đã đến. Anh kiếm đâu ra cái xe đó?

Lão khổng lồ cẩn thận trèo xuống xe đáp:

- Kính thưa ngài giáo sư Dumbledore, tôi mượn của Sirius Đen. Thưa ngài, tôi đã mang được cậu bé đến đây.

- Có lôi thôi rắc rối gì không?

- Thưa ngài không ạ. Ngôi nhà hầu như tan hoang, nhưng tôi đã kịp đem nó ra trước khi dân Muggle bắt đầu lăng xăng chung quanh. Đang bay tới đây thì nó lăn ra ngủ.

Cụ Dumbledore và giáo sư McGonagall cúi xuống đống chăn tã. Bên trong mớ chăn ấy là đứa bé đang ngủ say. Trên vầng trán đứa bé có một vết thương nhỏ hình tia chớp. Giáo sư McGonagall thì thầm:

- Có phải đó là…

- Phải, nó sẽ mang vết thẹo đó suốt đời.

- Ông không thể xoá nó đi sao ông Dumbledore?

- Nếu mà tôi làm được thì tôi cũng chẳng đời nào làm. Thẹo cũng có lúc xài đến. Tôi đây cũng có một cái thẹo ở trên đầu gối, nó có giá trị như cái bảng đồ đường xe điện ngầm ở Luân – Đôn ấy. Thôi, Hagrid, đặt nó ở đây, chúng ta nên làm xong chuyện này cho rồi.

Cụ Dumbledore bồng Harry đi về phía nhà Dursley. Lão Hagrid ấp úng:

- Tôi… tôi có thể hôn tạm biệt đứa bé được không ạ?

Lão cuối cái đầu lông lá bờm xờm xuống mặt đứa bé và dụi mớ râu ria lởm chởm của lão lên làng da non của đứa bé. Rồi thình lình lão Hagrid thốt lên một tiếng như tiếng chó bị thương. Giáo sư McGonagall vội nhắc nhở:

- Xuỵt! Lão đánh thức đám Muggle bây giờ.

Lão Hagrid thổn thức:

- Xin lỗi, hic hic. Nhưng tôi không thể… Hic hic. Vợ chồng Potter chết rồi, và Harry bé bỏng phải đi ở nhờ dân Muggle. Hic hic.

Giáo sư McGonagall vỗ về:

- Vâng, vâng, buồn lắm, nhưng mà ráng nín khóc đi, Hagrid, không thôi bọn mình bị lộ đấy.

Lão Hagrid cố dằn cảm xúc, đứng bên giáo sư McGonagall, nhìn theo cụ Dumbledore bồng Harry Potter đi qua sân vườn đến cửa trước nhà Dursley, nhẹ nhàng đặt đứa bé xuống bật cửa, lấy trong áo trùm ra một lá thư, nhét lá thư dưới lớp chăn quấn quanh đứa bé, rồi trở lại với hai người kia. Cả ba đứng lặng cả phút nhìn cái bọc chăn tả đang ấp ủ đứa bé. Vai của Hagrid run lên từng chập, mắt của giáo sư McGonagall chớp chớp liên tục, và cái tia sáng lấp lánh thường loé lên từ đôi mắt của cụ Dumbledore cũng dường như tắt ngóm. Cuối cùng cụ Dumbledore nói:

- Thôi, đành thế. Chúng ta chẳng còn việc gì ở đây nữa. Có lẽ chúng ta đi nhập tiệc với những người khác thôi.

- Dạ. –Tiếng lão Hagrid đáp rõ to. – Tôi sẽ đem trả lại Sirius cái xe này. Chào giáo sư McGonagall, và xin chào ngài, giáo sư Dumbledore.

Chùi nước mắt còn đang chảy ròng ròng trên mặt, lão Hagrid nhảy lên xe và đạp một cái cật lực cho máy nổ, rồi lão rú ga phóng vào không trung đen như hũ nút.

Cụ Dumbledore cuối đầu chào bà McGonagall:

- Tôi mong sớm gặp lại bà, giáo sư McGonagall.

Giáo sư McGonagall hỉ mũi một cái để đáp lễ. Cụ Dumbledore xoay người bước xuống đường. Tới góc đường, cụ dừng bước, lấy trong áo trùm ra cái tắc - lửa bằng bạc. Cụ giơ lên bấm nó một cái, rồi mười hai cái, lập tức mười hai cái bóng đèn trên đường Privet Drive bật sáng, nhưng cũng không kịp soi bóng một con mèo hoang to tướng chuồn lẹ đằng sau khúc quanh ở phía đầu kia con đường.

Còn lại một mình, cụ Dumbledore nhìn lần cuối cái bọc chăn tả trên bậc cửa ngôi nhà số 4. Cụ ngậm ngùi nói:

- Chúc cháu may mắn, Harry.

Rồi phất tấm áo trùm một cái cụ biến mất.

Một luồn gió thoảng qua những hàng rào cây xanh của ngôi nhà trên đường Privet Drive. Ngôi nhà ngăn nắp và những hàng rào cắt xén ngay ngắn ấy là nơi cuối cùng mà người ta có thể mong đợi một chuyện kỳ lạ xảy ra. Harry Potter trở mình trong cuộn chăn mà không thức giấc. Một nắm tay nhỏ xíu của bé đặt trên lá thư sát bên mình, và bé ngủ tiếp, không hề biết là vài tiếng đồng hồ nữa bà Dursley sẽ đánh thức bé dậy bằng một tiếng hét thảng thốt khi bà mở cửa để bỏ những vỏ chai sữa rỗng. Đứa bé cũng không biết là mình sẽ trở thành món đồ chơi của thằng anh họ Dudley, bi nó tha hồ ngắt véo trong vài tuần lễ sau đó. Đứa bé không hề biết gì về những điều đó trong lúc này, cái lúc này mà khắp nơi trên cả nước, tiệc tùng linh đình đang diễn ra, người người đều nâng ly chúc tụng: “Uống mừng Harry Potter! Đứa bé vẫn sống!”

Đọc xong chi xin ý kiến nhé!!!

4
11 tháng 1 2019

dài quá hôm sau đọc

12 tháng 1 2019

đứa bé đó là harry potter

*Isaac Newton Jr.Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.[2] Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.Luận...
Đọc tiếp

*Isaac Newton Jr.

Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.[2] Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.

Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắcánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.

Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.[3]

Sự nghiệp

📷Newton năm 1702, vẽ bởi Godfrey Kneller

Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. Khi ông ở quãng tuổi từ khoảng 12 đến 17, ông học tại King's School, Grantham, nơi mà ông chỉ học tiếng Latinh và không có Toán. Sau đó, ông rời khỏi trường và đến tháng 10 năm 1659, ông có mặt tại Woolsthorpe-by-Colsterworth, nơi mà mẹ ông, lần thứ hai góa bụa, đang cố gắng khiến ông trở thành một nông dân. Nhưng Newton lại ghét việc đồng áng. Henry Stocks, thầy của ông tại King's School, đã thuyết phục mẹ ông cho ông quay trở lại trường học để ông có thể tiếp tục việc học của mình.

Vào tháng 6 năm 1661, Newton được gửi tới Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ trường phái Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay.

Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica.

Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteedkiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.

Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:

Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.

Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.

Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.

Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.

Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks(Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên":

Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả.

Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.

Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.

Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.

Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.

Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.

Ngoài việc nghiên cứu khoa học, Newton dùng phần lớn thời gian để nghiên cứu Kinh Thánh, ông tin nhận một Chúa Trời duy nhất là Đấng tạo hóa siêu việt mà người ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của ngài khi nhìn ngắm vẻ hùng vĩ của mọi tạo vật.[4][5] Mặc dù được trưởng dưỡng trong một gia đình Anh giáo nhưng vào độ tuổi ba mươi của mình, niềm tin Kitô giáo của Newton nếu công khai ra sẽ không được coi là chính thống.[6]

Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.

Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết:

Nature and nature's laws lay hid in night;God said "Let Newton be" and all was light.Tự nhiên và luật tự nhiên lẩn khuất trong màn đêm phủ;Chúa phán: Newton hãy xuất hiện! Và mọi thứ chói lòa.

Tiểu sử

📷Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica của Newton📷Isaac Newton (Bolton, Sarah K. Famous Men of Science NY: Thomas Y. Crowell & Co., 1889)

Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1 năm 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton Sr., mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với cha dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi cha dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.

Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elementscủa Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.

Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.

📷Isaac Newton ở tuổi già năm 1712, chân dung của Sir James Thornhill

Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica. Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.

Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.

Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.

Nghiên cứu khoa học

Quang học

📷Quyển Opticks của Newton📷Minh họa hiện tượng Tán sắc ánh sáng trắng thành nhiều màu khác nhau qua lăng kính, được phát hiện bởi Newton

Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng.

Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu.

📷Bản sao kính thiên văn phản xạ thứ hai của Newton mà ông đã trình bày cho Hội khoa học Hoàng gia vào năm 1672

Nhờ vào những khám phá trên, Newton nhận ra nguyên nhân gây ra sự sai lệch màu của hình ảnh trên kính viễn vọng khúc xạ thời đó. Ông đã áp dụng nguyên lý của James Gregory để tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên, khắc phục được nhiều nhược điểm về ảnh của kính viễn vọng khúc xạ đồng thời giảm đi đáng kể chiều dài của kính viễn vọng.

Quả táo Newton

📷Bài này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch.

Sau khi Newton công bố định luật vạn vật hấp dẫn, giới khoa học lưu truyền câu chuyện quả táo rơi trúng đầu Newton liệu có mối liên hệ giữa khối lượng và khoảng cách của vật thể trong nhà vật lý vĩ đại này. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là câu chuyện thêu dệt, chỉ là một huyền thoại và rằng ông đã không xây dựng lý thuyết về lực hấp dẫn ở bất cứ thời điểm duy nhất nào.

Tuy nhiên, với bản thảo viết tay Memoirs of Life Sir Isaac Newton có từ năm 1752, nhà khoa học William Stukeley (một người quen của Newton) kể lại chi tiết về khoảng khắc khi Newton tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

Bài viết của Stukeley kể về những suy nghĩ của Newton về thuyết lực hấp dẫn khi hai người ngồi dưới bóng râm cây táo trong vườn của nhà khoa học, tại Kensington vào ngày 15 tháng 4 năm 1726: [7]

Chúng tôi đã đi vào một khu vườn, và uống trà dưới bóng mát của vườn táo; chỉ có ông, và tôi. Ông nói với tôi, chính ở vị trí này, vào thuở trước khái niệm về lực hấp dẫn đã đến trong tâm trí.Thời điểm đó ông đang ngồi chiêm nghiệm và một quả táo rơi xuống. Ông đã nghĩ tại sao quả táo lại rơi thẳng xuống đất?

Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tại vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Tại sao nó không đi ngang, hoặc đi lên ? Nhưng lại liên tục đến trung tâm trái đất ? Chắc chắn, không lý nào khác rằng trái đất đã hút nó. Phải có một sức mạnh hút kéo vật chất & tổng sức mạnh hút kéo trong vấn đề trái đất phải được ở trung tâm đất, không phải trong bất kỳ bên của trái đất do đó đó quả táo này có rơi vuông góc, hay hướng về trung tâm nếu có vấn đề do đó hút lấy vật chất.. nó phải được cân đối với lượng của nó do đó táo rút ra trái đất., cũng như trái đất thu hút sự táo.

John Conduitt, trợ lý của Newton tại Royal Mint và chồng của cô cháu gái của Newton, cũng mô tả các sự kiện khi ông đã viết về cuộc sống của Newton:

Vào năm 1666, ông nghỉ hưu từ Cambridge với mẹ ông ở Lincolnshire. Trong khi đang lang thang trầm tư trong vườn, thì đến hiện ý tưởng rằng sức mạnh của lực hấp dẫn (đã mang quả táo từ trên cây rơi xuống đất) không bị giới hạn trong một khoảng cách nhất định từ trái đất, nhưng sức mạnh này phải trải rộng ra xa hơn là thường nghĩ. Tại sao không cao như mặt trăng nói ông đến mình, và nếu như vậy, mà phải ảnh hưởng đến chuyển động của mặt trăng và có lẽ giữ lại trong quỹ đạo của nó, từ đó ông lao vào tính toán những gì sẽ là kết quả của giả thiết đó.

Trong một việc tương tự, Voltaire đã viết trong cuốn tiểu luận về Epic Thơ (1727), "Sir Isaac Newton đi bộ trong khu vườn của mình, có những suy nghĩ đầu tiên của hệ thống hấp dẫn của ông, khi thấy một quả táo rơi xuống từ một cây."

Newton đã phải vật lộn trong cuối thập kỷ 1660 với ý tưởng rằng lực hấp dẫn tương tác trên mặt đất, trong một tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách; Tuy nhiên ông đã phải mất hai thập kỷ để phát triển các lý thuyết đầy đủ. Câu hỏi đặt ra không phải là liệu trọng lực tồn tại, nhưng liệu nó có mở rộng để cách xa Trái đất mà nó còn có thể là lực giữ mặt trăng trên quỹ đạo của nó. Newton đã chỉ ra rằng nếu lực tương tác giảm tỉ lệ nghịch với khoảng cách, người ta có thể tính toán chu kỳ quỹ đạo của Mặt trăng một cách thống nhất. Ông đoán một loại lực chung là nguyên do của mọi chuyển động quỹ đạo, và do đó đặt tên nó là "lực vạn vật hấp dẫn".

Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Tác phẩm

Xuất bản khi sinh thời

De analysi per aequationes numero terminorum infinitas (1669, published 1711)

Method of Fluxions (1671)

Of Natures Obvious Laws & Processes in Vegetation (unpublished, c. 1671–75)[8]

De motu corporum in gyrum (1684)

Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (1687)

Opticks (1704)

Reports as Master of the Mint (1701–25)

Arithmetica Universalis (1707)

Xuất bản sau khi qua đời

The System of the World (1728)

Optical Lectures (1728)

The Chronology of Ancient Kingdoms Amended (1728)

De mundi systemate (1728)

Observations on Daniel and The Apocalypse of St. John (1733)

Newton, Isaac (1991). Robinson, Arthur B., biên tập. Observations upon the Prophecies of Daniel, and the Apocalypse of St. John. Cave Junction, Oregon: Oregon Institute of Science and Medicine. ISBN 0-942487-02-8. (A facsimile edition of the 1733 work.)

An Historical Account of Two Notable Corruptions of Scripture (1754)

0
*Isaac Newton Jr. Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.[2] Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.Luận...
Đọc tiếp

*Isaac Newton Jr.

Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.[2] Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.

Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắcánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.

Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.[3]

Sự nghiệp

📷Newton năm 1702, vẽ bởi Godfrey Kneller

Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. Khi ông ở quãng tuổi từ khoảng 12 đến 17, ông học tại King's School, Grantham, nơi mà ông chỉ học tiếng Latinh và không có Toán. Sau đó, ông rời khỏi trường và đến tháng 10 năm 1659, ông có mặt tại Woolsthorpe-by-Colsterworth, nơi mà mẹ ông, lần thứ hai góa bụa, đang cố gắng khiến ông trở thành một nông dân. Nhưng Newton lại ghét việc đồng áng. Henry Stocks, thầy của ông tại King's School, đã thuyết phục mẹ ông cho ông quay trở lại trường học để ông có thể tiếp tục việc học của mình.

Vào tháng 6 năm 1661, Newton được gửi tới Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ trường phái Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay.

Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica.

Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteedkiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.

Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:

Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.

Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.

Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.

Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.

Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks(Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên":

Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả.

Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.

Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.

Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.

Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.

Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.

Ngoài việc nghiên cứu khoa học, Newton dùng phần lớn thời gian để nghiên cứu Kinh Thánh, ông tin nhận một Chúa Trời duy nhất là Đấng tạo hóa siêu việt mà người ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của ngài khi nhìn ngắm vẻ hùng vĩ của mọi tạo vật.[4][5] Mặc dù được trưởng dưỡng trong một gia đình Anh giáo nhưng vào độ tuổi ba mươi của mình, niềm tin Kitô giáo của Newton nếu công khai ra sẽ không được coi là chính thống.[6]

Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.

Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết:

Nature and nature's laws lay hid in night;God said "Let Newton be" and all was light.Tự nhiên và luật tự nhiên lẩn khuất trong màn đêm phủ;Chúa phán: Newton hãy xuất hiện! Và mọi thứ chói lòa.

Tiểu sử

📷Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica của Newton📷Isaac Newton (Bolton, Sarah K. Famous Men of Science NY: Thomas Y. Crowell & Co., 1889)

Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1 năm 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton Sr., mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với cha dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi cha dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.

Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.

Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.

📷Isaac Newton ở tuổi già năm 1712, chân dung của Sir James Thornhill

Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica. Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.

Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.

Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.

Nghiên cứu khoa học

Quang học

📷Quyển Opticks của Newton📷Minh họa hiện tượng Tán sắc ánh sáng trắng thành nhiều màu khác nhau qua lăng kính, được phát hiện bởi Newton

Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng.

Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu.

📷Bản sao kính thiên văn phản xạ thứ hai của Newton mà ông đã trình bày cho Hội khoa học Hoàng gia vào năm 1672

Nhờ vào những khám phá trên, Newton nhận ra nguyên nhân gây ra sự sai lệch màu của hình ảnh trên kính viễn vọng khúc xạ thời đó. Ông đã áp dụng nguyên lý của James Gregory để tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên, khắc phục được nhiều nhược điểm về ảnh của kính viễn vọng khúc xạ đồng thời giảm đi đáng kể chiều dài của kính viễn vọng.

Quả táo Newton

📷Bài này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch.

Sau khi Newton công bố định luật vạn vật hấp dẫn, giới khoa học lưu truyền câu chuyện quả táo rơi trúng đầu Newton liệu có mối liên hệ giữa khối lượng và khoảng cách của vật thể trong nhà vật lý vĩ đại này. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là câu chuyện thêu dệt, chỉ là một huyền thoại và rằng ông đã không xây dựng lý thuyết về lực hấp dẫn ở bất cứ thời điểm duy nhất nào.

Tuy nhiên, với bản thảo viết tay Memoirs of Life Sir Isaac Newton có từ năm 1752, nhà khoa học William Stukeley (một người quen của Newton) kể lại chi tiết về khoảng khắc khi Newton tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

Bài viết của Stukeley kể về những suy nghĩ của Newton về thuyết lực hấp dẫn khi hai người ngồi dưới bóng râm cây táo trong vườn của nhà khoa học, tại Kensington vào ngày 15 tháng 4 năm 1726: [7]

Chúng tôi đã đi vào một khu vườn, và uống trà dưới bóng mát của vườn táo; chỉ có ông, và tôi. Ông nói với tôi, chính ở vị trí này, vào thuở trước khái niệm về lực hấp dẫn đã đến trong tâm trí.Thời điểm đó ông đang ngồi chiêm nghiệm và một quả táo rơi xuống. Ông đã nghĩ tại sao quả táo lại rơi thẳng xuống đất?

Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tại vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Tại sao nó không đi ngang, hoặc đi lên ? Nhưng lại liên tục đến trung tâm trái đất ? Chắc chắn, không lý nào khác rằng trái đất đã hút nó. Phải có một sức mạnh hút kéo vật chất & tổng sức mạnh hút kéo trong vấn đề trái đất phải được ở trung tâm đất, không phải trong bất kỳ bên của trái đất do đó đó quả táo này có rơi vuông góc, hay hướng về trung tâm nếu có vấn đề do đó hút lấy vật chất.. nó phải được cân đối với lượng của nó do đó táo rút ra trái đất., cũng như trái đất thu hút sự táo.

John Conduitt, trợ lý của Newton tại Royal Mint và chồng của cô cháu gái của Newton, cũng mô tả các sự kiện khi ông đã viết về cuộc sống của Newton:

Vào năm 1666, ông nghỉ hưu từ Cambridge với mẹ ông ở Lincolnshire. Trong khi đang lang thang trầm tư trong vườn, thì đến hiện ý tưởng rằng sức mạnh của lực hấp dẫn (đã mang quả táo từ trên cây rơi xuống đất) không bị giới hạn trong một khoảng cách nhất định từ trái đất, nhưng sức mạnh này phải trải rộng ra xa hơn là thường nghĩ. Tại sao không cao như mặt trăng nói ông đến mình, và nếu như vậy, mà phải ảnh hưởng đến chuyển động của mặt trăng và có lẽ giữ lại trong quỹ đạo của nó, từ đó ông lao vào tính toán những gì sẽ là kết quả của giả thiết đó.

Trong một việc tương tự, Voltaire đã viết trong cuốn tiểu luận về Epic Thơ (1727), "Sir Isaac Newton đi bộ trong khu vườn của mình, có những suy nghĩ đầu tiên của hệ thống hấp dẫn của ông, khi thấy một quả táo rơi xuống từ một cây."

Newton đã phải vật lộn trong cuối thập kỷ 1660 với ý tưởng rằng lực hấp dẫn tương tác trên mặt đất, trong một tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách; Tuy nhiên ông đã phải mất hai thập kỷ để phát triển các lý thuyết đầy đủ. Câu hỏi đặt ra không phải là liệu trọng lực tồn tại, nhưng liệu nó có mở rộng để cách xa Trái đất mà nó còn có thể là lực giữ mặt trăng trên quỹ đạo của nó. Newton đã chỉ ra rằng nếu lực tương tác giảm tỉ lệ nghịch với khoảng cách, người ta có thể tính toán chu kỳ quỹ đạo của Mặt trăng một cách thống nhất. Ông đoán một loại lực chung là nguyên do của mọi chuyển động quỹ đạo, và do đó đặt tên nó là "lực vạn vật hấp dẫn".

Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Tác phẩm

Xuất bản khi sinh thời

De analysi per aequationes numero terminorum infinitas (1669, published 1711)

Method of Fluxions (1671)

Of Natures Obvious Laws & Processes in Vegetation (unpublished, c. 1671–75)[8]

De motu corporum in gyrum (1684)

Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (1687)

Opticks (1704)

Reports as Master of the Mint (1701–25)

Arithmetica Universalis (1707)

Xuất bản sau khi qua đời

The System of the World (1728)

Optical Lectures (1728)

The Chronology of Ancient Kingdoms Amended (1728)

De mundi systemate (1728)

Observations on Daniel and The Apocalypse of St. John (1733)

Newton, Isaac (1991). Robinson, Arthur B., biên tập. Observations upon the Prophecies of Daniel, and the Apocalypse of St. John. Cave Junction, Oregon: Oregon Institute of Science and Medicine. ISBN 0-942487-02-8. (A facsimile edition of the 1733 work.)

An Historical Account of Two Notable Corruptions of Scripture (1754)

0