K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

1,Thần dùng phép lạ....ngăn chặn dòng nước lũ.Nước sông....đồi núi cao lên bấy nhiêu.

2.Đoạn văn trên nói cho ta biết về công trình đắp đê của người Việt cổ.Sự mong muốn ngăn chặn dông bão,chinh phục thiên tai của nhân dân ta.

17 tháng 5 2018

de cuong on tap a ?

18 tháng 5 2018

ko bạn ak chỉ là bài thu hoạch cuối năm thôi

17 tháng 12 2017

tóm tắt :

là một chàng dế thanh niên cường tráng ,Dế Mèn rất tự hào về kiểu cách con nhà võ cua mình .Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm.

Mèn rất kinh miệt một người bạn ở gần hang ,và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta rất ốm yếu.Mèn đã chêu trọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu .Chị cốc tưởng Choắt đã trêu mình nên đã mổ anh ta trọng thương .Trước lúc chết ,Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ.Đó là bài học đầu tiên của Dế Mèn

Bài học:

không nên có tính kiêu căng,kiêu ngạo.Làm gì cũng phải biết suy nghĩ 

21 tháng 1 2019

Ở thị xã Tân An nhỏ bé quê em, rất nhiều người biết đến cây mai lão của ông giáo Hảo. Chủ nhân trở nên nổi tiếng một phần là nhờ vẻ đẹp đặc biệt của cây mai đó.

   Ông giáo Hảo kể rằng gốc mai này đã hơn năm chục tuổi. Ngày trước, cụ thân sinh dạy học ở dưới Tiền Giang, một buổi đi thăm chợ hoa ngày Tết, thấy cây mai đẹp nên đã mua về, trồng trước sân.

   Sau nửa thế kỉ, cây mai đã trở thành cổ thụ, cành lá sum suê, toả rộng, che gần hết chiều ngang của một gian nhà. Dấu vết thời gian ln đậm trên thân cây màu nâu, loang lổ vết rêu xanh. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng rằm tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) là cha con ông giáo lại bắc thang để tuốt lá cho cây và hai người phải làm từ sáng sớm đến chiều tối mới xong.

   Vốn là người giàu kinh nghiệm, ông giáo tự tay bón phân, tưới nước để cây mai ra hoa theo ý muốn. Cách Tết độ vài ngày, hoa mai bắt đầu nở lác đác. Bông hoa lớn với nhiều tầng cánh mỏng màu vàng tươi, rung rinh trong gió nhẹ. Những chùm nụ màu xanh bóng chi chít khắp cành.

   Mấy ngày Tết cũng là lúc hoa mai nở rộ, hương thơm thoang thoảng bay xa. Một màu vàng rực bao phủ khắp cây, tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, khiến ai đi qua cũng phải dừng chân chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi.

   Chưa bao giờ ông giáo Hảo chặt một cành mai vì ông rất quý cây mai và coi nó như một người bạn thân thiết, gắn bó với ông suốt cả cuộc đời. ông giáo thường nói với hàng xóm rằng cây mai lão này là một tài sản vô giá của gia đình ông.

   Hoa mai là loài hoa đẹp, mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp Tết đến, xuân về. Nhìn hoa mai, lòng người náo nức niềm vui, niềm tin vào một năm mới với bao điều tốt đẹp đang chờ phía trước. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam góp phần tô điểm cho sắc xuân tuyệt vời của đất nước Việt Nam yêu dấu.

21 tháng 1 2019

Bài làm:

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về thì em và bố mẹ lại được ra chợ hoa xuân để chọn lựa cho nhà mình những cành mai đẹp nhất để trong ngày Tết.

Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp. Các bác bán hoa mai vàng đứng ở một góc chợ, sắc hoa mai vàng đã làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Hoa mai vàng nở như báo hiệu Tết đã về và khiến cho lòng người chúng ta như xao xuyến biết bao nhiêu. Ta đã biết được rằng nếu như Tết ở miền Bắc như được điểm tô bởi những bông hoa đào hồng rực như mang đến sự ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng đối với tiết trời phương Nam thì cây hoa mai mới thực sự có vị trí độc tôn – chúa tể của các loài hoa xuân. Hoa mai vàng như mang lại sự may mắn cho mọi người. Sắc mai vàng như khiến cho không khí xuân vui tươi và tràn ngập hơn bao giờ hết

Dễ nhận thấy được rằng cành cây trông mảnh mai, đồng thời nó cũng thật là khẳng khiu nhưng thân cây lại rất cứng cáp, khỏe mạnh biết bao nhiêu. Sắc mai vàng như thật rực rỡ, thế rồi như lấp ló và ẩn trong sắc vàng ấy thấp thoáng vài cái lá xanh non đang vươn lên đầy mạnh mẽ. Em như nhận thấy được lại có những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa mai màu vàng như thật tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ để đón Tết về. Thế của cây mai cũng chẳng kém gì cây đào ở miền Bắc đâu nhé. Nhờ được uốn nắn từ bé lên cây hoa mai có được những thế đứng thật đẹp, cây thì uống lượn, cây thì lại xòe ra từng tán hoa một trông thật như một kiệt tác hoàn hảo mà người nông dân đã thể hiện qua cây mai.

Lá của cây mai lúc này như cũng thưa dần, rất hiếm những chiếc lá già vì trước đó một tháng người ta cũng đã tỉa bớt lá để cho cây mai ra hoa. Giờ đây cây mai chỉ còn những chùm hoa và những chồi non mơn mởn mà thôi. Chính điều này như càng đã làm cho cây mai ngày Tết thêm đẹp đẽ hơn.

Nhà em trong nhà Tết cũng đã mua cho mình một cây mai. Nhìn sắc mai vàng tươi thắm, trong lòng em như thêm rạo rực và em cũng rất yêu cây mai vàng này nhà em. (Hết)

áo học sinh, khăn quàng, quần vải, bò ko cào, 

- Giặt, phơi, ủi, cất giữ

- giày hoặc sandal, áo trắng, quần bò hoặc jean

11 tháng 1 2018

xin lỗi mình ko biết

12 tháng 1 2018

Bạn nguyen nhu thang ko biết làm thì đừng có làm

19 tháng 3 2021

I. Mở bài:

- Giới thiệu về trường em.

Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.

II. Thân bài

a. Nhìn từ xa

- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.

- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến gần

- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.

 

- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.

- Tường thành xây cao chừng hai mét.

c. Vào trong

- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.

- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.

- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.

- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.

- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.

- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh đậm.

- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.

- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.

- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.

- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.

III. Kết bài

- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.

- Em rất yêu trường yêu lớp.

- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.

Đây là tả cảnh trường em nhé!

19 tháng 3 2021

Tham khảo 

Lập dàn ý Tả người bạn thân

1. Mở bài:

Giới thiệu chung:

Em có rất nhiều bạn.

Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

2. Thân bài:

a. Ngoại hình:

- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

b. Tính nết, tài năng:

Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.Học ra học, chơi ra chơi.Giỏi Toán nhất lớp.Là chân sút số một của đội bóng...Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...

c. Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:

Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của em:

Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽTình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
1 tháng 3 2017

Có thể với nhiều người Hồ Núi Cốc chỉ là một hồ nước ngọt nhân tạo không có gì đặc biệt. Nhưng đây là là một địa điểm du lịch giải tỏa stress ngày cuối tuần rất tuyệt vời. Du lịch Hồ Núi Cốc không đơn thuần là nghỉ ngơi, tĩnh tâm mà còn là cơ hội để du khách đắm mình trong không gian huyền thoại về tình yêu tuyệt đẹp của Nàng Công và Chàng Cốc. Tham khảo những thông tin chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên đầy đủ nhất của chúng tôi để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho chuyến đi xả stress của mình nhé.

Bạn không nên đi Hồ Núi Cốc vào mùa đông, bởi cảnh sắc không có gì đặc sắc, cũng không đông đúc vui vẻ, nhất là nhiều hoạt động tham quan và khám phá không được tổ chức do giới hạn số lượng khách. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn thuần đến với Hồ Núi Cốc để nghỉ ngơi, giải tỏa stress và đắm mình trong không gian chùa chiền cũng như cảnh sắc thiên nhiên thì bạn có thể đi vào mùa này.

Hồ Núi Cốc cách Hà Nội khoảng 100km và cách trung tâm TP.Thái Nguyên khoảng 16km. Giao thông từ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong cả nước đến Hồ Núi Cốc rất thuận lợi. Hồ Núi Cốc ngày nay là một trung tâm giải trí phức hợp. Sau khi mua vé vào cổng (130.000VNĐ/vé/người. Giá vé đã bao gồm tất cả dịch vụ) bạn sẽ choáng ngợp bởi tượng Thích Ca Mâu Ni cao 45m. Điều đặc biệt của bức tượng nằm ở chỗ nó là tượng rỗng, trong lòng là một ngôi chùa Thác Vàng. Du khách thường tới đây đầu tiên trong chuyến hành trình tham quan Hồ Nói Cốc, vừa là để khám phá quần thể “Thuyết nhân quả”, vừa là để cầu an, nghe kinh phật…Sau khi rời khỏi khu quần thể này, theo kinh nghiệm du lịch Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên vui vẻ, khám phá thì bạn nên ghé qua các động: Âm Phủ, Thủy Cung, Huyền Thoại Cung, Động 3 cây thông, khu vui chơi giải trí Núi Cốc vàng, hồ bơi, khu trò chơi cảm giác mạnh….Hoặc đi đạp vịt, đi thuyền sang đảo khỉ, đảo dê, đảo cò…Cuối cùng là ghé về Chợ Tình để mua quà lưu niệm cho người ở nhà. Đến buổi tối thì đi xem lửa trại hoặc nhạc nước.

Một điểm dừng chân khá lý thú ở Hồ Núi Cốc mà ít ai biết đến, đó là “Khu trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống” trên đảo Núi Cái (đảo lớn nhất Hồ Núi Cốc). Khi lên đảo bạn sẽ phải leo 108 bậc thang để lên thăm Nhà Cổ 200 tuổi bằng gỗ lim và chiêm ngưỡng hơn 1000 hiện vật đại diện cho 90 làng nghề truyền thống trên cả nước.

Kinh nghiệm ăn uống khi du lịch Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên

Vì là khu du lịch nổi tiếng nhất nhì Thái Nguyên nên Hồ Núi Cốc không thiếu nhà hàng, quán ăn từ bình dân đến cao cấp cho bạn thưởng thức đặc sản núi rừng ở đây. Tuy nhiên nếu bạn đi đông thì nên đặt bàn trước, nếu không muốn phải ngồi đợi cả tiếng đồng hồ cho một bữa ăn. Nhất là vào mùa cao điểm du lịch, các nhà hàng ở đây sẽ phục vụ rất chậm đối với khách lẻ (1-2 người) bởi lượng khách đoàn rất đông và phải ưu tiên họ khi họ đã đặt bàn trước.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là khách lẻ sẽ không có chỗ ăn cơm. Những quán ăn ngoài cổng Hồ lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ bạn với thực đơn vô cùng phong phú, đa dạng.

Kinh nghiệm du lịch Hồ Núi Cốc