K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

 Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều có một cội nguồn rõ ràng, xác định. Cội nguồn đó là gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước. "Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi".

- Cội nguồn là không gian sinh tồn và giúp cho sự hình thành, phát triển của mỗi một con người. Nó có tác động to lớn đến con người và giá trị, ý nghĩa đời sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm đối với nguồn cội của mình : tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc ; gắn bó, chia sẻ với gia đình, với đất nước những lúc khó khăn, gian khổ; biết yêu thương và hi sinh cho gia đình, đất nước, quê hương.

- Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn : giao lưu quốc tế rộng mở ; tạo nhiều điều kiện để đất nước hội nhập nhanh chóng với thời đại ; để hoàn thành việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhưng hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ bị hòa tan : văn hóa mất bản sắc dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ bị ngoại bang lấn lướt…

- Mỗi người hiện nay cần phải có ý thức rõ ràng về tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ, tích cực học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu, nước mạnh để phát triển đất nước. Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc với một lòng yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo và không bị chi phối bởi tư tưởng dân tộc cực đoan.

- Đối với tuổi học sinh, chúng em sẽ tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này khi trưởng thành sẽ là người công dân tốt, có ích cho xã hội

26 tháng 11 2018

Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều có một cội nguồn rõ ràng, xác định. Cội nguồn đó là gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước. "Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi".

- Cội nguồn là không gian sinh tồn và giúp cho sự hình thành, phát triển của mỗi một con người. Nó có tác động to lớn đến con người và giá trị, ý nghĩa đời sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm đối với nguồn cội của mình : tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc ; gắn bó, chia sẻ với gia đình, với đất nước những lúc khó khăn, gian khổ; biết yêu thương và hi sinh cho gia đình, đất nước, quê hương.

Mà bài này là ngữ văn lớp 6 à?? 
- Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn : giao lưu quốc tế rộng mở ; tạo nhiều điều kiện để đất nước hội nhập nhanh chóng với thời đại ; để hoàn thành việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhưng hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ bị hòa tan : văn hóa mất bản sắc dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ bị ngoại bang lấn lướt…

- Mỗi người hiện nay cần phải có ý thức rõ ràng về tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ, tích cực học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu, nước mạnh để phát triển đất nước. Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc với một lòng yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo và không bị chi phối bởi tư tưởng dân tộc cực đoan.

- Đối với tuổi học sinh, chúng em sẽ tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này khi trưởng thành sẽ là người công dân tốt, có ích cho xã hội

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 9 2018

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

5 tháng 10 2020

bạn giúp tôi trả lời câu :

hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với

cảm ơn

22 tháng 3 2017

Bên cạnh truyện Con Rồng cháu Tiên, một số dân tộc khác cũng có những truyện giải thích nguồn gốc dân tộc:

- Người Mường: truyện Qủa trứng to nở ra con người

- Người Khơ Mú có truyện Qủa bầu mẹ

7 tháng 11 2021

Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em  rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông,  chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.

23 tháng 8 2023

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.

17 tháng 12 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

23 tháng 12 2018

cảm ơn bạn

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 9 2018

Sau khi học xong chuyện Con Rồng cháu Tiên em hiểu được chúng ta ngày nay đều là con cháu của vua Hùng, có nguồn gốc cao quý là nòi rồng giống tiên. Và vì cùng sinh ra từ một bọc, một nguồn gốc nên chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là những ý nghĩa sâu sắc mà câu chuyện muốn truyền tải.

30 tháng 10 2022

Như lồn

 

2 tháng 10 2018

a) Có. Chủ đề sẽ biến thành việc Tuệ Tĩnh chỉ lo cho bản thân, người giàu cứu trước, người nghèo cứu sau và không mảy may mạng sống của kẻ hèn kém.

b) Không. 

14 tháng 12 2021

Thiếu đề má ơi

14 tháng 12 2021

đề gì

 

 

11 tháng 12 2018

thi rồi còn gì nữa