K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2018

2 đoạn văn nào bạn?

25 tháng 1 2018

Hai đoạn văn nằm trong bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, bài 3* trang28 sgk, đúng không bạn?

Đoạn (2) đã bị lược các chữ ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống, như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.

Việc lượt đi các chữ đó làm cho đoạn văn không còn sức gợi hình, gợi cảm, kém sinh động và hấp dẫn hơn.

a. từng này là 1 người 

b. Từng này là đã làm gì, ăn gì, 

3 tháng 12 2016

-lão gọi 3 con gái ra hỏi lần lượt từng người một

-> "Từng" ở câu này có ý nghĩa là số đếm, "từng người một" là có nghĩa lão hỏi người này đến người khác.

-con đã từng sống ở đó

-> "Từng" ở câu này có ý nghĩa là thời gian, "từng sống ở đó" là đã có lần sống ở đó rồi.

_Không biết đúng hay sai nhé_

4 tháng 12 2016

đúng rùi đấy bạn ạthanghoa

 

25 tháng 4 2018

Theo mình là:

Biện pháp tu từ: Nhân hóa:(Đàn cá hồi) vượt thác,an toàn.
Mk chỉ nghĩ dc vậy thôi!!Sai thì cho mk xin lỗi nha!!

25 tháng 4 2018

Nhân hoá .

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la ầm ỹ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hộ vợ, nhưng hai tiếng "khắc nhập" của anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên đầu. Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre. Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước.”

(*https://www.sachhayonline.com/tua-sach/kho-tang-truyen-co-tich-viet-nam/cay-tre-tram-dot/1696)

1.      Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

2.      Dấu ngoặc kép trong câu: Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!" có tác dụng gì?

3.      Chỉ ra những chi tiết hư cấu kì ảo trong đoạn trích và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

4.      Giải thích ý nghĩa của các từ, cụm từ sau: ngất nghểu, hốt hoảng, sợ xanh cả mắt.

5.      Tìm 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong đoạn trích trên và phân tích cấu tạo của cụm từ đó.

6.      Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

19
6 tháng 3 2022

1. Ngôi kể : thứ ba 

  PTBD : tự sự

2. Dấu ngoặc kép trong câu đánh dấu phía sau là lời nói của nhân vật.

3. "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre.

Ông phú hộ, nhà trai, nhà gái,... xông vào gỡ đều bị dính vào cây tre.

=> Cây tre bình thường không thể làm được như thế này nên những điều này là chi tiết kì ảo.

4. Ngất nghểu: Cao và không vững

   Hốt hoảng: Sợ cuống quít

   Sợ xanh cả mặt :  ở trạng thái quá sợ hãi, đến mức mặt mày biến sắc, nhợt nhạt

5. các đốt tre : cụm danh từ

  đành phải van lạy: cụm động từ

6. Em rút ra bài học là, khi đã hứa rồi thì phải giữ lời, không được thất hứa vì sẽ dễ làm mất lòng tin của người khác.

6 tháng 3 2022

1

PTBĐ: tự sự

2

dấu ngoặc kép có tác dụng là liệt kê

3

nhẵng chi tiết kì ảo là:Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu;  Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy;......

4

ngất nghiểu: rất rất cao

hốt hoảng: Lòng dạ rung động, lo sợ, rối loạn.

sợ xanh cả mặt :sợ đến mức xanh cả mặt ko nói nên lời.

6

ND : chúng ta nên sóng chung thực ko nói dối và ở hiền ắt sẽ gặp lành

 

Đọc văn bản sau và lần lượt trả lời các câu hỏi. Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và lần lượt trả lời các câu hỏi.

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Thời gian là vàng, Phương Liên)

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?

Câu 3. Việc lặp lại cấu trúc câu “Thời gian là...” có vai trò gì đối với văn bản trên?

Câu 4. Em đã quản lí thời gian của mình như thế nào để không bỏ phí thời gian? Hãy chia sẻ điều đó bằng đoạn văn 5-6 câu.

Câu 5. Thông điệp nào trong văn bản trên ý nghĩa nhất với em? Vì sao?

2
19 tháng 6 2023

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên: nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị là vàng, sự sống, thắng lợi, tiền, tri thức.

Câu 3. Việc lặp lại cấu trúc câu “Thời gian là...” có vai trò đối với văn bản là:

+ Nhấn mạnh rõ những giá trị, sự quan trọng của thời gian.

+ Qua đó, gây ấn tượng mạnh với đọc giả thông điệp cần quý trọng thời gian của bản thân như thế nào bởi nó rất ý nghĩa và vô giá.

Câu 4. Em đã quản lí thời gian của mình bằng cách để không bỏ phí thời gian? Hãy chia sẻ điều đó bằng đoạn văn 5-6 câu.

Một số ý chính:

- Thời gian là tài nguyên quý giá nhất mà chúng ta có trong cuộc sống. Nếu không được quản lý tốt, thời gian sẽ trôi qua một cách vô ích và lãng phí vô cùng.

- lập kế hoạch học tập, lập thời khóa biểu cho bản thân, ưu tiên các môn học quan trọng, sử dụng công cụ hỗ trợ quản lí thời gian, tránh phân tán tâm trí bằng việc tắt thông báo và giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội.

- khép lại, quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần phải học để tận dụng tối đa thời gian của mình. 

Câu 5. Thông điệp "bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp" trong văn bản trên ý nghĩa nhất với em. Vì em đã nhận thấy được rõ bản thân không được bỏ phí thời gian vào việc vô bổ để sau này có hối hận thì cũng kịp nữa bởi thời gian không bao giờ quay trở lại; và em cũng hiểu hơn việc phải quý trọng thời gian sống hiện tại của bản thân mà sống lạc quan chăm chỉ học tập làm việc nhiều hơn.

20 tháng 6 2023

Câu 1: Kiểu văn bản của đoạn văn trên là văn bản truyền đạt suy nghĩ.

Câu 2: Theo tác giả, thời gian có các giá trị sau:

  • Thời gian là vàng: Nó chỉ ra rằng thời gian quý giá và có giá trị không thể mua được.
  • Thời gian là sự sống: Khi sử dụng thời gian một cách hiệu quả, ta có thể cứu sống mạng sống người khác.
  • Thời gian là thắng lợi: Sử dụng thời gian đúng cách có thể mang lại thành công và chiến thắng.
  • Thời gian là tiền: Việc sử dụng thời gian hiệu quả trong kinh doanh có thể tạo ra lợi nhuận.
  • Thời gian là tri thức: Sự học tập liên tục và kiên nhẫn là cách để tích lũy tri thức.

Câu 3: Việc lặp lại cấu trúc câu "Thời gian là..." có vai trò nhấn mạnh và tăng tính thuyết phục cho thông điệp về giá trị của thời gian. Nó cung cấp ví dụ và mở rộng quan điểm của tác giả về tầm quan trọng của thời gian trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Câu 4: (Trả lời cá nhân) Để không bỏ phí thời gian, tôi đã thiết lập một lịch trình hàng ngày và ưu tiên công việc quan trọng. Tôi xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi ngày và sử dụng các công cụ quản lý thời gian như bảng ghi chú, lịch nhắc việc, và ứng dụng quản lý thời gian để giúp tôi tuân thủ lịch trình. Tôi cũng tập trung vào công việc một cách tập trung và tránh các yếu tố phân tán như mạng xã hội và điện thoại di động trong quá trình làm việc. Ngoài ra, tôi cũng luôn đánh giá lại việc sử dụng thời gian của mình để xác định những hoạt động không cần thiết và loại bỏ chúng để tạo thời gian cho những hoạt động có ý nghĩa.

Câu 5: Thông điệp ý nghĩa nhất với tôi trong văn bản trên là "Thời gian là vàng". Vì không có bất kỳ tài sản nào có thể mua được thời gian. Thời gian là một nguồn tài nguyên quý giá và không thể tái tạo được, vì vậy chúng ta cần tận dụng nó một cách thông minh và hiệu quả.

Ông hoàng suy luận :) ka ka