K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2018

Có những chuyện hàng ngày diễn ra xung quanh ta, đơn thuần không chỉ là những câu chuyện vui mà có cả những câu chuyện buồn. Có một lần em không hoc bài và bị điểm kém. Chuyện đó đến tận bây giờ em cũng chẳng thể quên được.

Hôm đó là sáng thứ Ba. Trời mùa thu cao xanh trong trẻo. Ông mặt trời nhẹ nhàng ban phát những tia nắng vàng dịu dàng khắp trần gian. Em vui vẻ cắp sách đến trường trong tâm trạng đầy háo hức vì hôm nay có tiết Lý – môn học em rất thích. Vừa vào lớp, thấy các bạn đều cắm cúi đọc sách, em giật mình thấy lạ, bèn hỏi bạn cùng bàn:
- Này, Linh, học gì thế? 
- Ơ. Kìa. Lát nữa kiểm tra Lý 15 phút thây. Cô dặn hôm trước rồi. Lan giỏi môn này, không cần học nên không quên à?
Nghe Linh nói, em mới nhớ ra. “ Thôi chết rồi. Hôm qua mải xem phim quên mất không học bài rồi. Sao bây giờ.?” Trong tâm trạng hốt hoảng, không biết làm gì, em cuống cuồng giở sách ra học. Nhưng đọc mãi cũng không vào được chữ nào.
“ Tùng. Tùng. Tùng....” Tiếng trống vào lớp vang lên. Lòng em cũng nôn nóng và sợ hãi dâng cao. Cô bước vào lớp, nở một nụ cười:
- Nào các chàng trai cô gái. Lấy giấy kiểm tra nào. Hôm trước cô dặn rồi nhỉ? Lần này chắc toàn 9, 10 hết rồi.

Cả lớp vâng rất to. Giọng ai cũng hồ hởi. Trừ mình em đầy lo lắng.

Sau khi cô đọc đề, các bạn cắm cúi vào làm. Quay sang nhìn Linh thấy cô bạn cũng hăng say viết bài mà em thấy trống rỗng. Nhìn tờ giấy ghi được mấy dòng nhớ mang mang mà lòng ngập tràn sợ hãi. Cảm giác bất lực dâng cao. Hình dung đến lúc cô trả bài, cảm giác sợ bị cô mắng khiến em thấy tuyệt vọng. Em chẳng thể viết thêm được gì vào tờ kiểm tra. Em tự trách bản thân bởi môn học yêu thích mà lại không thể hoàn thiện trọn vẹn. Nộp bài trong trạng thái buồn bã, mặc cho các bạn hỏi đáp án, em chỉ ngồi im không nói gì.

Sáng hôm sau, cô trả bài kiểm tra. Ai cũng hớn hở cầm bài kiểm tra toàn điểm 9 điểm 10. Riêng em chưa thấy bài đâu. Đang ngóng bài kiểm tra xem còn sót ở đâu, thì bỗng cô nói:
- Cuối giờ Lan ở lại gặp cô nhé.

Bao nhiêu ánh mắt các bạn nhìn em. Em thấy xấu hổ và lo lắng vô cùng. Ba tiết học tiếp theo ngày hôm đó, em chẳng thể học cho nghiêm túc. Lòng em cứ bồn chồn lo lắng lạ thường. Khi tiếng trống điểm hết giờ vang lên. Em nặng bước đi về phía phòng chờ giáo viên. Thấy cô đang ngồi một mình trong căn phòng lớn. Em bước vào chào cô:
- Em chào cô ạ.
Cô nhìn em bằng ánh mắt buồn buồn:
- Ừ. Bài kiểm tra của em đây. Tại sao lại được như này vậy Lan? Em đâu có học kém môn này đến vậy?

Em cầm tờ bài kiểm tra điểm Hai mà run run nói:
- Dạ thưa cô tại bữa trước em quên không bài nên không làm được bài kiểm tra. Em xin lỗi cô ạ.

Cô nhìn tôi, lặng im. Rồi cô mỉm cười thật hiền dịu:
- Thôi được rồi. Cô biết em không phải là một học sinh lười biếng. Lần này cô không mắng em. Cô cho em cơ hội sửa sai. Ngày mai cô cho em làm lại bài kiểm tra lấy lại điểm. Nhớ về học bài đầy đủ.

Nghe cô nói vậy, lòng em thấy vui khôn xiết. Em cảm ơn cô ríu rít và hứa với cô :
- Vâng ạ. Em hứa với cô sẽ làm bài thật tốt và không bao giờ tái phạm ạ
Tối hôm đó về nhà em chăm chỉ học bài. Hôm sau làm bài kiểm tra gỡ điểm và em được 9 điểm bài kiểm tra đó. Cầm bài kiểm tra điểm 9 trên tay, lòng em vui sướng và tự nhủ bản thân sẽ nhớ mãi lần này để chăm chỉ hơn và không bao giờ lười nhắc không học bài.
 

22 tháng 11 2018

@Việt Hoàng 

Dàn ý má ơi

20 tháng 11 2016

c)

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.

Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.

Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.

Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:

- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?

- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ. - Cả lớp nhao nhao.

- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hổ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:

Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?

Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:

- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?

Bác Thận gật đầu, mĩm cười rồi trả lời:

- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?

Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bốì đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.

Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:

- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?

- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.

Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.

Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.

Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngàv hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.

Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

BẠn tham khỏa nha! CHúc bn hc tốt!

20 tháng 11 2016

b) Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm.
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 6 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôil uôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 8 chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi.
Năm ấy là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiền thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút… Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống truờng vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trắn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình.
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em.
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to:
Trung ,thi được mấy điểm?
Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to
Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi:
Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó
Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần.
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn qua thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có đựoc một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi dược 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người.
Giờ đây, bước sang lớp 9 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn.
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận dược nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lài đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: "Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…"

20 tháng 11 2017

1. MB: Dẫn dắt --> giới thiệu về việc làm đó (em giúp bà cụ qua đường).

2. TB:

Hoàn cảnh:

- Tối hôm trước, do làm bài tập muộn nên sáng em dậy muộn --> miêu tả tâm trạng của em khi sợ muộn học.

- Trên đường đi với tâm trạng lo lắng.

- Đang đi nhìn thấy 1 bà cụ xách giỏ đồ, bà muốn qua đường nhưng mà không dám sang bởi dòng xe cộ đông như mắc cửi.

=> Miêu tả bà cụ --> nhìn bà già như bà của mình.

- Phân vân không biết nên làm thế nào:

+ Nếu bây giờ đi học thì sẽ không bị muộn, không làm lớp bị trừ điểm thi đua, không bị cô giáo phê bình.

+ Nếu giờ đưa bà cụ qua đường thì sẽ muộn học, sẽ bị cô giáo mắng, làm lớp không dứng nhất tuần nữa.

=> Miêu tả tâm trạng của mình khi ấy --> quyết định sẽ giúp bà qua đường.

- Chạy tới và hỏi thăm xem bà có làm sao không? Bà trả lời: "Bà muốn sang đường nhưng dòng xe đông quá."

- Tôi đề nghị giúp bà --> bà từ chói vì nhìn thấy tôi chỉnh tề trong bộ đồng phục cùng chiếc khăn quàng đỏ rực rỡ --> cố gắng thuyết phục bà --> bà cuối cùng cũng đồng ý.

- Miêu tả khi cầm đôi bàn tay của bà --> bàn tay bà nhăn nheo/có vết đồi mồi/sun sun/... --> cảm tưởng như đây là bà của mình.

- 1 tay cầm tay bà, tay còn lại giơ lên xin đường.

- Sau khi đưa bà qua, mình cảm thấy như thế nào? (vui, tự hào,...).

- Bà mỉm cười xoa đầu mình (mieu tả nụ ười của bà), thưởng cho tôi cái kẹo/ quả cam/quả táo/...

- Tâm trạng của mình (miêu tả thiên nhiên, khung cảnh xung quanh lúc đó).

- Giúp bà xong vội tới trường, trong lòng tràn đầy vui sướng, may mà vẫn kịp giờ vào lớp.

- Về nhà kể cho bố mẹ/ anh chị nghe, được bố mẹ/ anh chị khen.

3. KB:

- Tâm trạng khi làm việc tốt.

- Liên hệ bản thân.

- Trách nhiệm.

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha

 

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !- Cậu kể cho mình nghe , Lan là người như thế nào - Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?- Thơm ơi , lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắma) Gặp trường hợp như thế , theo em , người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?b) Trong những trường...
Đọc tiếp

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :

- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !

- Cậu kể cho mình nghe , Lan là người như thế nào 

- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?

- Thơm ơi , lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm

a) Gặp trường hợp như thế , theo em , người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?

b) Trong những trường hợp trên , câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó . Ví dụ , nếu muốn cho bạn biết Lan là một người tốt , người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan ? Vì sao ? Nếu người trả lời kể một câu chuyện vềAn mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không ? Vì sao ?

 

1
18 tháng 9 2016

 Người nghe muốn biết về sự việc diễn ra và đương nhiên sự việc đó phải có thực nhưng trong trường hợp ( a ) thì đó là 1 câu truyện giả thuyết. Có thể kể nó theo chuyện dân gian.

Người kể phải biết rõ nội dung đừng kể ko đúng sự việc nếu không biết thì phải nói là không rõ còn nếu biết tùy từng trường hợp nên nói hay không nên nói chuyện đó có quan trọng lắm không? Hoặc người ấy không cho nói và kêu giữ bí mật

Trong trường hợp cuối cùng, nếu là chuyện tốt thì nên nghe còn về chuyện xấu hoặc không đúng với thực tế nói xấu nhua thì không nên nghe tránh người khác phàn nàn

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 9 2016

cậu cũng học lớp 6 à trường nào thế

 

6 tháng 9 2016

THCS quang tien

5 tháng 1 2021

Tôi là cuốn sách Ngữ văn 6, tập 1 vốn được rất nhiều bạn nhỏ yêu quý. Họ hàng chúng tôi ai cũng hãnh diện, nhất là dịp đầu năm mới khi được các bạn nhỏ mang ở nhà sách về. Nhưng có lẽ không được may mắn như các bạn, tôi có một cuộc sống thật tẻ nhạt bên cạnh cậu chủ lười biếng.

Khi năm học mới sắp bắt đầu, chúng tôi đã được các anh chị nhân viên sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp lên những giá sách sạch sẽ và dễ nhìn thấy. Chúng tôi háo hức và chờ đợi. Lần lượt các bạn tôi được những bạn nhỏ mang về nhà, được yêu quý chăm sóc cẩn thận. Tôi biết điều đó vì sau một thời gian gặp lại ở trường học, tôi thấy bạn nào cũng vui vẻ, tươi tắn, bạn nào cũng được mặc những chiếc áo bóng kính sạch sẽ, dán nhãn vở xinh xinh... Nhìn lại mình tôi thấy thật tủi thân.

Vừa mới ở nhà xuất bản ra, tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi thấy mình thật có ích và thầm hứa sẽ có gắng hết mình để giúp các bạn học trò. Hôm đó, ngày cậu chủ của tôi đến hiệu sách, tôi đã rất ấn tượng với cậu. Cậu bé chạy nhảy khắp nơi, đến kệ sách này rồi qua kệ sách khác. Nhưng đợi mãi vẫn không thấy cậu đến bên những cuốn sách giáo khoa. Có lẽ cậu bé chỉ thích ngắm nhìn thôi, thích đọc những quyển truyện tranh nhiều hình vẽ, màu sắc. Đến khi bố gọi, cậu ấy mới miễn cưỡng đến bên chúng tới, lấy những cuốn sách một cách thờ ơ, lạnh nhạt. Lúc đó bao nhiệt huyết, háo hức trong tôi bỗng dưng tan biến. Trong lòng ủ dột nhưng tôi vẫn hi vọng đó chỉ là giây phút ham chơi của cậu học trò nhỏ mà thôi.

Sau đó, những ngày tháng của tôi ở nhà cậu chủ đã bắt đầu. Nếu một ngày của các bạn tôi vui vẻ, có ích thì một ngày trôi qua của tôi sao mà ảm đạm. Tôi rất buồn vì cậu học trò lười nhác. Từ hôm được mang về nhà, tôi vẫn yên vị trong chồng sách giáo khoa, lẫn lộn với những quyển cũ, quyển nháp không dùng nữa. Cuốn sách mới tinh, thơm tho như tôi chẳng mấy đã chuyển sang màu ngà. Thất vọng hơn nữa khi năm học mới thực sự bắt đầu. Bạn bè tôi nô nức, kể với nhau bao nhiêu chuyện hay về cô cậu chủ tốt bụng của họ. Chỉ riêng tôi nằm trong ngăn bàn tủi thân đến rơi nước mắt. Tôi không có áo mới, không có nhãn vỡ, cũng không được lật mở từng trang nhẹ nhàng, mép sách không được vuốt phẳng phiu....Tôi không muốn nhìn thấy ai nữa. Thỉnh thoảng tôi còn bị cậu viết vẽ bậy lên mặt nữa. Có đôi khi tôi còn bị cậu chủ dùng làm đồ lia, ném vào bạn. Bộp...bộp...mỗi khi rơi xuống đất như thế tôi đau khắp mình mẩy, đã vậy lại còn bị những bàn chân to khỏe của các cậu học trò giẫm lên. May thay, một bàn tay ấm áp của cô bé học trò nhấc tôi lên bàn, phủi bụi bẩn trên tôi, xoa xoa để tôi bớt đau đớn.

Ở lớp là thế, về nhà tôi còn buồn hơn nữa. Tôi không được cậu chủ chăm sóc hay để mắt tới bao giờ. Về nhà là cậu vứt tôi năm một xó. Có lẽ chỉ những dịp có bài kiểm tra cậu mới lôi tôi ra mở mở, đọc đọc. Tôi cũng chẳng vui vẻ hay hứng thú gì vì dùng xong cậu sẽ lại bỏ rơi tôi ngay. Thế là ngày qua ngày, tháng qua tháng, từ một cuốn sách Ngữ văn trắng trẻo, thơm tho tôi bị lớp bụi bán bám đầy, thỉnh thoảng mấy cậu gián còn đến “hỏi thăm” khiến tôi khóc thét. Nếu như ngày trước tôi háo hức, vui vẻ yêu đời bao nhiêu thì giờ tôi lại ủ rũ, buồn chán bấy nhiêu. Còn cậu chủ thì vẫn ham chơi, lười học như thế. Từng xấp bài kiểm tra điểm kém cậu mang về, nhìn thấy mà tôi càng ngán ngẫm, tôi chỉ muốn biến mất khỏi nơi đây vì bao cố gắng của tôi vẫn không làm cậu thay đổi...

Một hôm, vì bố mẹ mắng, cậu tức giận ném phắt tôi ra xa bay gần tới gầm giường. Vừa đau vừa giận cậu chủ tôi tìm cách trốn thoát. Tôi cố lết gần hơn nữa vào gầm giường, ra khỏi tầm mắt của cậu. Tôi không còn muốn giúp cậu chủ học nửa, cậu ấy làm tôi thất vọng quá. Nằm trong đó tôi sầu thảm nghĩ rằng thế là cuộc đời tôi sẽ mãi mãi ở đây không còn thấy ánh sáng và không còn có ích cho cuộc đời nữa.

Những ngày sau đó, tôi âm thầm theo dõi cậu chủ từ trong gầm giường. Nhìn cậu có vẻ gì đó băn khoăn. Cậu biết là mất tôi chưa nhỉ, cậu có buồn không, có lo lắng không...? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu tôi khiến tôi như muốn nổ tung. Rồi tôi thấy cậu tìm tìm thứ gì đó. Tôi cũng muốn nhích ra ngoài một chút để cậu nhìn thấy tôi, muốn được cậu mang ra nhưng tôi không làm được, tôi vẫn giận cậu lắm. Rồi hai tuần trôi đi nhanh chóng. Bỗng một tiếng thét làm tôi giật mình tỉnh giấc mộng. Tôi mở đôi mắt thật to thì bắt gặp đôi mắt đen tròn, ánh lên niềm vui sướng của cậu chủ. Cậu nhanh tay nhấc bỗng tôi lên, lấy chiếc khăn sạch sẽ thơm tho lau cho tôi, rồi từng ngón tay cậu nhẹ nhàng vuốt phẳng những nếp quăn lâu ngày.... Chao ôi! Tôi có nằm mơ không nữa. Sao cậu chủ lại thay đổi đến nhường vậy, hay tôi nằm mơ chăng. Nhưng những tia nắng tinh nghịch nô đùa ngoài cửa sổ làm tôi chói mắt đã khẳng định đó là sự thật. Cậu chủ đã thay đổi rồi. Trong lòng tôi tràn đầy niềm hạnh phúc.

Mấy ngày sau khi đến lớp tôi biết lí do vì sao cậu chủ lại thay đổi tích cực như thế. Cậu đã nhận ra giá trị của những cuốn sách - người bạn thân của tất cả mọi người và đặc biệt với những cô cậu học trò. Sách không chỉ mang đến kiến thức khoa học, sách còn cho ta hiểu những bài học đế làm người. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội đế có đủ những cuốn sách. Vì thế hãy biết yêu và giữ gìn sách các bạn nhé. Sách là bạn thân đấy!