K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

Cách 1. Tìm thêm một vài cái cân đồng hồ hoặc cân điện tử và cân 1 vật nào đó rồi so sánh 

Cách 2. Lấy 1 số vật làm mẫu . VD quả cân đã ghi sẵn khối lượng, 1 gói sản phẩm như bánh kẹo, mì chính..........để làm vật mẫu

18 tháng 11 2018

Đế kiếm tra xem một cái cân có chính xác hay không ta có thể dùng một vật đã biết chính xác khối lượng (một quả cân hay hộp sữa Ông Thọ chẳng hạn) đem cân, nếu cân chỉ không đúng với giá trị khối lượng của vật đó thì cân ấy không chính xác.



Read more: https://sachbaitap.com/bai-55-trang-18-sach-bai-tap-sbt-vat-li-6-c16a916.html#ixzz5XMSM1sQV

k nha

2 tháng 5 2018

Câu 1. Nhiệt độ của nước đang sôi:

A. 0oC          B. 100oC           C. 32oC              D. 212oC

Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng:

A. Rắn, lỏng, khí               B. Lỏng, khí, rắn                C. Khí, lỏng, rắn       D. Rắn, khí, lỏng

Câu 3. Khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray vì:

A. Không thể hàn hai thanh ray được.                         B. Để lắp các thanh ray dễ dàng hơn
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra.             D. Vì chiều dài thanh ray không đổi.

Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:

A. Thể tích tăng.                       B. Thể tích giảm.
C. Thể tích không thay đổi.       D. Khối lượng riêng giảm.

Câu 5. Khi nói về sự giãn nở vì nhiệt của các chất,câu kết luận không đúng:

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Câu 6. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6

A. đổi phương của lực kéo.     B. thay đổi trọng lượng của vật.
C. tăng độ lớn của lực kéo.    D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo

Câu 7. (2đ) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

a. Ròng rọc..................là ròng rọc chỉ ..............một trục cố định. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi ............của lực.

b. Ròng rọc ...........là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn...................cùng với vật. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao, ta được lợi .............về lực.

II. TỰ LUẬN: (5điểm)

Câu 1. (1,5đ) Giải thích vì sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?

Câu 2. (2,5đ)

a. Em hãy nêu cấu tạo của nhiệt kế dùng chất lỏng?

b. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?

Câu 3. (1,0đ) Khi đun nóng một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả sau:

- Từ phút 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ của nước tăng từ 20oC đến 25oC

- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 31oC

- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 40oC

- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 45oC

Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian?

2 tháng 5 2018

Họ và tên :.................................                                                 KIỂM TRA HỌC KỲ II

Lớp: 6....                                                                          MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định          B. Ròng rọc động          C. Mặt phẳng nghiêng        D. Đòn bẩy

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí           B. Rắn, khí, lỏng              C. Khí, lỏng rắn            D. Khí, rắn, lỏng

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng                B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng                    D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng 

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước             B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu                          D. Đúc một cái chuông đồng 

Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:

a) Rút ra kết luận

b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng

c) Quan sát hiện tượng

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a                 B. d, c, b, a              C. c, b, d, a .                  D. c, a, d, b 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng                     B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi      D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?

Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (oC)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Vật lý lớp 6 học kì 2 TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

C

C

A

B

TỰ LUẬN:

Câu 1: (1,5 đ)

- Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (0,5đ)

- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (0,25đ)

Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,25đ)

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (0,5đ)

Câu 2:

- Dùng nhiệt kế (0,5đ)

- Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (0,5đ)

- Ở bầu nhiệt kế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể (1 đ)

Câu 3:

- Sự chuyển một chất từ thể Rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ)

- Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (0,5đ)

- Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy (0,5đ)

Câu 4: a) (1 đ)

b) (1 đ) Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -6oC đến -3oC. Nước đang ở thể rắn 

- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 0oC. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 3oC đến 9oC. Nước đang ở thể lỏng.

 Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu (...
Đọc tiếp

 Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:

- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu ( hình 5.4a)

- Dùng cân Rôbécvan cân 2 lần:

     + Lần thứ nhất : đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại ( vật T được gọi là tải) (H.5.4b)

     + Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằng ( H.5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam

Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?

1
26 tháng 9 2019

Lần cân thứ nhất: mT = mb + mn + mv + m1 (1).

Lần cân thứ hai: mT = mb + (mn – mn0) + mv + m2 (2).

Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng vỏ bình, mv là khối lượng vật.

Trong phương trình (2), mn0 là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Vì mT là không thay đổi nên từ (1), (2) ta có:

mb + mn + mv + m1 = mb + (mn – mn0) + mv + m2

↔ mn0 = m2 – m1.

Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo có thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3.

Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật. Do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng V = m2 – m1.

* Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rôbécvan chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:

    + GHĐ của cân Rôbécvan nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.

    + Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.

21 tháng 4 2018

Vậy câu hỏi đâu bạn. Ko có câu hỏi thì mình chịu thôi.

19 tháng 3 2018

minh thi roi trong do co cau 

nhung hoa nho moc thanh cum co tac dung gi 

ke ten nhung loai hoa ma khi da thanh qua ma van giu duoc mot so bo phan cua hoa 

neu dac diem cua qua kho ne va qua kho khong ne

19 tháng 3 2018

Đề mỗi trường một khác bạn nhé. Tốt nhất bạn cứ ôn trong sách là được

3 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang wed

3 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.