K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mấy bạn hãy giúp mình với vì ngày mai kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 các bạn giúp mình với giải đề cương. Có 23 câu trong 13 câu trắc nghiệm và 10 câu tự luận.Câu 1: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ và biện pháp của trồng trọt.?Câu 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng?Câu 3: Thành phần của đất trồng là gì?Câu 4: Độ chua, độ kiềm của đất như thế nào?Câu 5:...
Đọc tiếp

Mấy bạn hãy giúp mình với vì ngày mai kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 các bạn giúp mình với giải đề cương. Có 23 câu trong 13 câu trắc nghiệm và 10 câu tự luận.

Câu 1: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ và biện pháp của trồng trọt.?

Câu 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng?

Câu 3: Thành phần của đất trồng là gì?

Câu 4: Độ chua, độ kiềm của đất như thế nào?

Câu 5: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?

Câu 6: Thế nào là bón thúc, bón lót?

Câu 7: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường và cách bảo quản các loại phân bón thông thường?

Câu 8: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Câu 9: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cây trồng?

Cao 10: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu là bao nhiêu?

Câu 11: Thời vụ gieo trồng lúa ở nước ta, vụ đông xuân là tháng mấy?

Câu 12: Côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn nào?

Câu 13: Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn nào?

Tự luận

Câu 1: Côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn trải qua mấy giai đoạn?

Câu 2: Hãy nêu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại?

Câu 3: Làm đất nhằm mục đích gì?

Câu 4: Vôi có phải là phân bón không, vôi có tác dụng gì đối với đất trồng?

Câu 5: Phân bón là gì, tác dụng của phân bón trong trồng trọt?

Câu 6: Em hãy nêu quy trình bón phân lót?

Câu 7: Ở địa phương em thường bảo quản các loại phân bón thông thường như thế nào?

Câu 8: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?

Câu 9: Thành phần cơ giới của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất là gì? Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?

Câu 10: khái niệm về côn trùng và bệnh cây?

MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 7.

 

2
9 tháng 12 2018

câu 1.

*Nhiệm vụ của trồng trọt :
1. Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
2. Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.
3. Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
4. Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
5. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
* Vai trò của trồng trọt
- Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lượng thực,thực phẩm cho con người.
VD:gạo,bắp,khoai...
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
VD:trái cây...
+ Cung cấp hức ăn cho chăn nuôi.
VD:thóc,cám cỏ...
+ Cung cấp nông sản cho sản xuất.
VD:chè,cà phê,cao su...
+ Đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.

câu 2.

Đất trồng là lớp đất bề mặt tơi xốp của vó trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ
Đất trồng gồm 3 thành phần: khí, lỏng và rắn

câu 3.

 Phần khí chính là không khí có trong khe hở của đất. không khí có trong đất cũng chứa nito,oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển.tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển,còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần
- phần rắn của đất gồm có thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
+ thành phần vô cơ chiếm từ 92->98%khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho,kali....
+ thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật,thực vật, vi sinh vật đã chết.dưới tác động của vi sinh vật,xác động,thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.các sản phẩm phân hủy này là thức aưn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt. đất nhiều mùn là đất tốt
- phần lỏng chính là nước trong đất.nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng
(rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây)

câu 4. 

 Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành : đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng

câu 5.Thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt.

Đất sét: 

Khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi.

Đất thịt:

Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất

câu 6.

- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

HẾT SỨC RỒI>>>>>>>

MÌNH CẢM ƠN BẠN NHIỀU

Câu 1: 

- Đất gồm 3 thành phần: khí, lỏng và rắn

- Đất sét giữ nước tốt nhất vì đất sét chứa nhiều hạt có kích thước bé và chứa nhiều mùn

Câu 2: 

- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao

- Đất chua  là đất có độ pH < 6,5

  Đất trung tính là đất có độ pH = 6,6 -> 7,5

  Đất kiềm là đất có độ pH > 7,5

Câu 3: 

- Luân canh, xen canh có tác dụng cải tạo đất và làm giảm sâu, bệnh phá hoại

  Tăng vụ có tác dụng góp phần tăng thêm tổng sản phẩm thu hoạch

- Có 3 loại phân bón cho cây trồng: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh

Câu 4: 

- Những loại đất có tính chất xấu như chua, phèn, mặn, bạc màu,… cần phải cải tạo để làm giảm những tính chất xấu đó đi để cây trồng phát triển tốt hơn.

 Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất.

- Nhứng biện pháp cải tạo đất:

+ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ

+ Làm ruộng bậc thang

+ Trồng cây xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh

+ Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

+ Bón vôi

Câu 5: 

- Vai trò của rừng và trồng rừng:

+ Bảo vệ và cải tạo môi trường, điều hòa CO2 và O2, làm sạch không khí

+ Phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt

+ Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu

+  Cung cấp nguyên liệu để sản xuất, làm đồ gia dụng,...

+ Phục vụ du lịch, nghĩ dướng, giai trí

+ Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động, thực vật rừng

- Những cách khai thác áp dụng: khai thác trằng, khai thác dần, khai thác chọn

Câu 6: Làm xói mòn đất,........

15 tháng 10 2018

1.
a) Vai trò của trồng trọt:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
b) Nhiệm vụ của trồng trọt.
- Sản xuất n` lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
- Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng)... lm .
- Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đg`, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
- Trồng cây đặc sản: chè, cà fê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
2.
a) Phải sử dụng đất hợp lí do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, mà diện tích đất trồng lại có hạn.
b) Biện pháp sử dụng đất hợp lí:
- Thâm canh tăng vụ.
- K bỏ đất hoang.
- Chọn cây trồng phù hợp vs đất.
- Vừa sử dụng đất vừa cải tạo.
3.
a) Phân bón là thức ăn do c/ng` bổ sung cho cây trồng.
b) Tác dụng của phân bón trong trồng trọt:
- Tăng độ phì nhiêu của đất.
- Tăng năng xuất cây trồng.
- Tăng chất lượng nông sản
4.
a) Cách bón phân:
- Bón theo hốc.
- " " " hàng.
- Bón vãi.
- Phun trên lá.
b) * Cách sử dụng: (Học bảng SGK/22)
* Cách bảo quản:
- Đựng trog chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói = bao ni lông.
- Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
- K để lẫn lộn các loại phân bón vs nhau.
+ Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
5.
a) Vai trò của giống cây trồng: Giống cây trồng tốt có tác dụng 
thay đổi cơ cấu cây trồng.
b) Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: (Nếu cần thì bạn ghi thêm khái niệm của phương pháp đó nha. SGK/24)
- Phương pháp chọn lọc.
- " " " " " gây đột biến.
- " " " " " lai.
- " " " " " nuôi cấy mô.
6.
a)Tác hại của sâu bệnh:
- Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém.
- Năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí k cho thu hoạch.
b)* Khái niệm về côn trùng: Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuọc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia lm` 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.
* Khái niệm về bệnh cây: Bệnh cây là trạng thái k bth về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây (dưới tác động của vi sinh vật và
điều kiện sống k thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút.)
tăng năng xuất, tăng sản lượng và tăng số vụ gieo trồng trong năm. Đồng thời giống cây còn quyết định đến chất lượng nông sản phẩm

12 tháng 11 2018

1,vai trò là cung cấp lương thực/thực phầm/thức ăn cho chă nuôi/nguyên liệu công nghiệp sản xuất

2,thành phần là Đất trồng

+ Phần khí;  Phần rắn (Chất vô cơ; Chất hữu cơ);  Phần lỏng

- Phần khí chính là không khí có trong khe hở của đất, không khí có trong đất cũng chứa nito, oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần

- Phần rắn của đất gồm có thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ

  + Thành phần vô cơ chiếm từ 92->98%khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho, kali....

  +Thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết, dưới tác động của vi sinh vật, xác động, thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.các sản phẩm phân hủy này là thức ăn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt, đất nhiều mùn là đất tốt

- Phần lỏng chính là nước trong đất. Nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng (rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây) vai trò của đất là

Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”

Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...

3,biện pháp là 

cày sâu bừa kĩ,kết hợp bón phân hữu cơ làm ruộng bậc thang trồng xen cây nông nghiệp giứa các băng cây phân xanh cày nông bừa sục giữ nc liên tục thay nc thường xuyên và bón vôi

4,tác dụng là phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất làm tăng năng suất cây trồng và chhaats lượng nông sản 

5,Tăng năng suất cây trồng

- Tăng chất lượng nông sản

- Tăng vụ 

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

6,biến thía côn trngf là Biến thái côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời, gồm biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

tác hại là giảm chất lượng nông sản giảm năng suất cây trồng

ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây

lá qủa bị đốm đen nâu

cành gãy lá úa vàng lá bị thủng

cây củ bị thối thận cành bị sần sùi 

12 tháng 11 2018

câu7 nguyen tắc là phòng là chính

trừ sớm/triệt để

sử dụng các biện pháp rừ sâu tổng hợp

biện pháp là

biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu,bệnh hại/biện pháp thủ công/biện pháp hóa học/biện pháp sinh học

VD là mk k bt

3 tháng 10 2018

cau  1 

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.

2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuếnông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.

3. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.

Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

c 2 Cây lúa cung cấp lương thực cho con người. Lúa cho thóc, gạo dùng làm cơm trong các bữa ăn hàng ngày. Từ gạo người ta cũng có thể làm ra đươc các loại bánh như bánh chưng, bánh giày, bánh nếp,... Từ gạo người ta cũng làm ra bún, phở... Một món ăn rất ngon, một thức quà đặc biệt làm từ lúa non, đó là cốm. Những hạt cốm xanh non, thơm mùi lúa là thức quà thanh nhã. Cây lúa khi đã lấy hết những hạt thóc, còn lại thân và lá, người ta đem phơi khô làm thành rơm, rạ. Rơm làm thức ăn cho trâu, bò; làm chất đốt, để lợp nhà,... Rơm ủ mục làm phân bón cho ruộng đồng. Từ rơm, người ta cũng có thế trồng nấm rơm hay để làm chổi; đan, tết lại để làm mũ. Trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh, người dân thường rất quý chiếc mũ rơm, vừa che nắng, che mưa, lại có thể dùng để nguỵ trang, tránh được bom đạn. Vỏ trấu có thể dùng làm chất đốt hay để ấp trứng. Cám gạo còn là thức ăn chủ yếu cho gia súc. Cây lúa có rất nhiều công dụng, từ thân đến lá, thóc, gạo đều có thể sử dụng.

c 3 vì chúng đẹp và có giá trị dinh dưỡng cao/ Gia đình anh An ở tỉnh Đồng Nai, có diện tích đất vườn rộng rất thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Anh là người dám nghĩ dám làm và mong muốn được làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Nghe nói hiện nay giống gà Đông Tảo đang được nhiều người ưa chuộng và bán được giá cao nên gia đình anh định chuyển từ chăn nuôi gà công nghiệp sang chăn nuôi gà Đông Tảo.Theo em, gia đình anh An có nuôi được gà Đông Tảo không? Nếu có, anh cần phải thực hiện những công việc gì để nuôi thành công giống gà đặc sản này?

3 tháng 10 2018

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/năm giai đoạn (1986-2015). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp vẫn là Ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi, các ngành kinh tế khác còn bị tác động bởi suy thoái kinh tế, ngành Nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2014, ngành Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3% so với 2,6% (2012-2013), đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng cao.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6-3%). Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất Ngành đã tăng từ 57% (2010) lên 64,7% (2013); 67,8% (2014) và khoảng 68% (2015); năng suất lao động xã hội ngành Nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82-83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên 177,4 triệu đồng/ha (2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân nông thôn năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XI đề ra).

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt tới 30,8 tỷ USD. Mặc dù, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao nhưng nông nghiệp là Ngành duy nhất có xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy sản.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng, cụ thể có thể nhìn nhận cả về cơ hội và thách thức như sau:

Về cơ hội

Thứ nhất, các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)… cùng với những cơ chế đã và đang tiếp tục được ký kết sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp hiện nay còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục như: Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ; kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thấp; chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chưa hình thành; chất lượng nguồn nhân lực thấp và dưới áp lực do hội nhập tạo ra... tất cả những vấn đề trên bắt buộc quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp sẽ phải diễn ra nhanh và quyết liệt hơn.

Thứ hai, vị thế của ngành Nông nghiệp gia tăng thông qua cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản thế giới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong AEC, TPP, EVFTA, các cơ chế khác, rộng hơn là WTO... nên tác động của những cơ chế liên kết này lên kim ngạch xuất khẩu sẽ là không nhiều. Tuy nhiên, với việc mở rộng thị trường nội địa gấp nhiều lần, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường hơn, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nhiều mặt hàng nông sản vì vậy cũng sẽ giảm thiểu. Quan trọng hơn, thông qua các thị trường trung gian, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

Thứ ba, thu hút đầu tư vào ngành Nông nghiệp. Trong bối cảnh nhà đầu tư thời ơ với ngành Nông nghiệp, những cơ hội mới từ hội nhập, nông nghiệp sẽ đón những dòng đầu tư mới, nhất là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp - những lĩnh vực hiện nay còn bỏ ngỏ do thiếu nguồn lực. Các tác động lan tỏa từ gia tăng đầu tư vào nông nghiệp sẽ thực sự quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi gánh nặng của ngành Nông nghiệp nội địa được san sẻ.

Thứ tư, thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường kinh doanh trong nước. Đây là tác động mà các doanh nghiệp, người sản xuất thực sự mong đợi trên cơ sở hệ thống chính sách sẽ được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế. Những đổi mới này một mặt tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, mặt khác đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải tự đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh.

Những thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cũng đối diện với không ít thách thức trong bối cảnh hội nhập, cụ thể:

Một là, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhưng giá thành của nhiều sản phẩm còn cao, do công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp yếu, năng suất lao động thấp, trong khi thị trường nông sản nội địa đang có sự cạnh tranh quyết liệt ở tất cả các phân khúc. Các sản phẩm nông nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện.

Hai là, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Điều này gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng đước ven biển, tài nguyên nước ngầm ở Tây Nguyên, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinh học...). Môi trường ở nông thôn cũng chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Khi lợi thế thiên nhiên mất dần, sản lượng và chất lượng nông sản của Việt Nam sẽ giảm, năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế theo đó cũng suy yếu.

Ba là, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà Việt Nam không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt không còn khả năng canh tác (Phạm Tất Thắng, 2017). Mặt khác, số lượng các cơn bão, sự tàn phá của từng trận bão, thời tiết lạnh và nóng đã xuất hiện một cách bất thường. Dự báo, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bốn là, khoa học công nghệ trong nông nghiệp vừa thiếu, vừa lạc hậu. Mức độ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp thấp, mặc dù một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu chuyển sang đầu tư vào nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít, chỉ khoảng vài phần trăm; đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng và tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững. Thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển, quy mô nhỏ, tỷ lệ hao hụt, thất thoát cao. Phần lớn vật tư, thiết bị nông nghiệp dựa vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, hơn 90% số máy kéo bốn bánh và máy công tác kèm theo, máy gặt đập liên hợp phải nhập khẩu.

Năm là, đội ngũ khoa học nông nghiệp tuy đông nhưng không mạnh. Cán bộ có đủ năng lực chủ trì đề tài nghiên cứu đưa lại kết quả cao chiếm tỷ lệ thấp, còn thiếu cán bộ đầu ngành giỏi; nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Công nghệ sinh học thiếu nhân lực trình độ cao nên chậm được triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa gắn lý thuyết với thực hành, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu trên một đơn vị sản phẩm.

Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Để phát triển bền vững nền nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cần thiết có những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và cơ quan hữu quan, trong đó cần chú trọng một số mục tiêu sau:

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp cần tập trung mạnh vào tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong nông nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả trong nước lẫn xuất khẩu; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp.

Thứ hai, thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, không nên cố định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp. Cần thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp cả trong mục tiêu trung hạn và dài hạn (50 hay 100 năm), để có chiến lược bảo tồn và sử dụng đất nông nghiệp trước khi thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị. Đối với loại đất nông nghiệp, cần tạo điều kiện cho người sử dụng đất quyết định phương thức sử dụng từng loại đất phù hợp theo tín hiệu thị trường hơn là cố định phương thức sử dụng cho từng loại đất. Nông dân có thể chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, rau màu, các nông sản khác có giá trị hơn theo tín hiệu thị trường.

Thứ ba, cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu. Đảm bảo minh bạch hóa, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, quản trị dịch hại và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan dịch vụ công cho nông nghiệp chỉ nên cung ứng dịch vụ công ở những nơi và các phạm vi, lĩnh vực mà thị trường không đáp ứng được, những lĩnh vực mang tính chất chủ đạo. Các phạm vi còn lại nên để tư nhân và tổ chức nghề nghiệp cung ứng. Ngân sách dịch vụ công, cần thiết và có thể đấu thầu tự do, công khai.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp. Đây sẽ là động lực mới để nông nghiệp nước ta nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Thứ tư, để chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần tập trung nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp; Thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp với các vùng đất có những biến đổi khác nhau về khí hậu; Xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển để có thể giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân đối với rủi ro, bảo đảm nông nghiệp ít có sự tác động xấu của biến đổi khí hậu; Các địa phương, nhất là các tỉnh ở vùng thấp cần có kế hoạch ứng phó kịp thời, bố trí sản xuất nông nghiệp phù hợp.

Thứ năm, thực hiện các biện pháp như tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; Quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.