K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2019

- Câu thơ thứ hai:

     + Nhà thơ đứng từ xa quan sát thấy thác nước tuôn xuống ầm ầm biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên ắng

 

     + Chữ “quải” biến cái động thành tĩnh, thống nhất với cảm nhận của tác giả

- Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển thành động bởi chữ “treo”

     + Hình ảnh dòng thác mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở

     + Thế núi cao và sườn núi dốc đứng, tạo ra dòng chảy mạnh, huyền ảo

     + Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở tốc độ chảy nhanh, mạnh

→ Một dòng thác mạnh, nhanh, dốc

- Câu thơ thứ tư:

     + Nhà thơ đứng giữa ranh giới giữa hư với thực

     + Tưởng tượng ra con thác giống như dải ngân hà giống như hàng ngàn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống

     + Tác giả gợi lên cảm xúc kì diệu trong lòng bạn đọc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có

2 tháng 1 2022

Tham khảo

Biện pháp tu từ điệp ngữ : "Vì"

Tác dụng : 

 - Nêu lên mục đích chiến đấu của các chiến sĩ

- Cảm xúc lắng sâu lại tìm về ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh.

5 tháng 1 2022

thank

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 11 2018

1.

a. Tuy không phải bài thơ Đường song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối rất tài tình.

+ Đối trong hành động: Cử đầu - Đê đầu (Ngẩng đầu - Cúi đầu)

+ Đối trong diễn biến tâm trạng: vọng minh nguyệt - tư cố hương ("nhìn trăng sáng" là hiện diện của bên ngoài, "nhớ cố hương" là hiện diện của sự vận động mạch tâm trạng ở bên trong)

b. Tác dụng của phép đối: Tác giả ngắm trăng trong hoàn cảnh xa quê và khôn nguôi nhớ về quê hương. Trăng là vật trung gian, trăng là cầu nối gắn kết không gian ở quê hương và không gian nơi tác giả đang ở. Ngẩng đầu - Cúi đầu cho thấy sự thao thức, trằn trọc của Lý Bạch trong đêm. Vì vậy dù không phải bài thơ Đường nhưng bài thơ vẫn tạo dựng được nghệ thuật đối tài tình, tiêu biểu cho chùm thơ viết về đề tài "Vọng nguyệt hoài hương" (trông trăng nhớ quê hương). Phép đối làm sâu sắc thêm nỗi nhớ, tình cảm của tác giả đối với quê hương.

2. Bài thơ có sự thống nhất liền mạch trong suy nghĩ và hành động của nhân vật trữ tình bởi với 4 từ: "nghi", "cử", "đê", "tư" cho thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật. Trăng là điểm tựa. Ánh trăng sáng chiếu rọi như soi tỏ lòng Lý Bạch mà ông ngỡ là sương. Vì băn khoăn không biết đó là ánh trăng hay là sương nên tác giả ngẩng đầu để xác minh. Và khi đã tường tỏ và cảm nhận được ánh trăng, tác giả lại thấy bùi ngùi nhớ thương quê hương và vợ con gia đình ở quê cũ. Bởi vậy, hành động và diễn biến tâm trạng như phản ứng dây truyền, có sự thống nhất liền mạch giữa bên ngoài và bên trong.

Bài thơ của Lý Bạch vì thế mà trở nên tiêu biểu và có sức bám rễ lâu bền trong lòng bao thế hệ độc giả.

6 tháng 11 2018

mk cảm ơn nhé

25 tháng 3 2019

- Điệp từ: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”

- Điệp từ làm nổi bật nhân vật ta giữa thiên nhiên, khẳng định vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn

- So sánh để tìm ra nét độc đáo của cảnh vật

- Tạo cho câu thơ có giọng điệu êm ái, du dương

- Ta khi đứng đầu, khi đứng giữa câu thơ, khi đối nhau qua một từ câu thơ, tạo nên sự uyển chuyển

28 tháng 4 2018

• Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

• Tác dụng: Cách điệp từ trong các câu thơ có ý nghĩa rất đặc biệt nó tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ, không gian như được mở rộng bao la và cả những hình tượng thơ sâu sắc đã làm cho tâm hồn của tác giả có những cảm nhận mới mẻ từ đó giúp cho nhân vật hiểu sâu sắc và có định hướng trong sáng tác.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.