K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Viếng lăng Bác – Viễn Phương


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim. 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
 
Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận tại sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ? 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! 
 

Lòng yêu nước – Ê-ren-bua
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”

27 tháng 9 2016

Viết bài văn dài lắm nên mình viết dàn ý rồi bạn triển khai ra nhé

 Mở bài: -Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm cảnh toàn trường.

Thân bài: Tả bao quát:

-Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với bao điều mới lạ.

-Mọi cảnh vật như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.

Tả chi tiết:

Bây giờ, trước mắt em là sân trường thưa thớt người. Chỉ nghe đâu đây những tiếng đá cầu vang dội.

Đứng trên hành lang tầng 2 nhìn xuống, những học sinh đi sớm đuổi chạy nhau như cánh bướm trắng dập dờn trên cánh đồng hoa.

Nhiều chú chim bay nhảy, hót líu lo trên cánh hoa phượng đỏ rực một vòm trời.

Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông. Những bạn nam thi nhau bắn bi, đánh cầu.

Những bạn nữ thì ngồi trên ghế đá trò chuyện, học thuộc lòng bài cũ.

Một lát sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.

Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.

Kết bài: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp Mai đây, dù phải xa ngôi trường thân yêu này, nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường mến yêu.

 

27 tháng 9 2016

Cảm ơn bạn nhiều lắm luôn đó!!

7 tháng 3 2018

không chép trên mạng nha

7 tháng 3 2018

” Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn”   nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn.  Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh  Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.

7 tháng 3 2018

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.

Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.

Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.

Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.

Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

THAM KHẢO

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
"Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh"… "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … "Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ".

Hồi bé, đã bao lần tôi thả hồn tưởng tượng về những làng quê trong truyện đọc, nhưng chưa từng gặp một ngôi làng như nơi mình đang sống. Mười bảy tuổi, lên tàu Thống Nhất vào Nam, đến với miệt vườn sông nước; và sau này đi thực tế viết văn, làm báo, có dịp đến nhiều nơi nhưng tôi vẫ không thấy ở đâu giống ngôi làng thân thiết ấy!…
Làng tôi chẳng giống một làng nào bởi nó được ấp iu riêng trong kỉ niệm. Làng gần gụi, thiêng liêng và gợi nhớ như nỗi nôn nao của mỗi mùa thu nghe tiếng trống tựu trường, như cái giỏ tre bên hông bà ngoại trên đồng, như hương vị miếng trầu bà nội bỏm bẻm chiều nào trên chiếc võng.
Thì ra, thời gian có thể làm phôi phai nhiều thứ, nhưng kỉ niệm ấu thơ chẳng bao giờ phai nhạt. Phải chăng vì thế mà người ta có thể có những quê hương thứ hai nhưng cũng chỉ có một quê hương thứ nhất".

26 tháng 10 2016

“Tự nhiên như thê": ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu cùa mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm đựợc cô gái còn son lấy chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

(Mùa xuân của tôi - Vũ Băng)
 
13 tháng 10 2016

Nguyễn Khuyến từng được Xuân Diệu mệnh danh là nhà thơ cùa làng cảnh Việt Nam. Thế nhưng ngoài những bài thơ tả cảnh (tiêu biểu là ba bài thơ thu) Nguyễn Khuyến còn có những bài thơ đậm đà tình nghĩa. Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là một trong số những bài thơ như thế:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xơ.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ mở đề một cách rất tự nhiên, mộc mạc và giản dị đúng như phong cách của người thi sĩ:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Câu thơ là lời chào mời niềm nở thể hiện niềm vui mừng khôn xiết của những người bạn thân thiết lâu nay mới gặp gỡ nhau. Thế nhưng sự độc đáo của bài thơ lại ở những câu thơ kết tiếp. Những câu thơ liên tục dựng lên những tình huống hóm hỉnh, vui tươi.

Kết cấu đề thực luận của một bài Đường luật gần như bị phá vỡ thay vào đó là những câu thơ kể người kể việc. Bạn bè từ xa lâu nay mới đến thăm, chủ nhà rất mừng lòng. Nhà thơ muốn đem tất cả mọi thứ mình có để thiết đãi bạn. Và đúng là có nhiều thứ thật: có cá, có gà, có bầu, có mướp… thế nhưng những thứ ấy đều không thể đem ra dùng được. Bởi

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Và:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bâu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Những câu thơ vẽ ra tình huống quả là độc đáo. Tất cả dường như đều nằm ngoài thiện ý của nhà thơ. Thế là từ chuyện chọn thứ gì để mà tiếp bạn, tác giả đã dắt tay người bạn thân và cùng mời luôn người đọc đi thăm thú vườn cây ao cá, thăm thú cuộc sống thanh bạch, ấm áp, vươi tươi mà nhà thơ đang hưởng thụ.

Sự táo bạo của bài thơ còn tiếp tục mở ra trong câu thơ thứ bảy:

Đấu trò tiếp khách trầu không có

Phải chăng cái sự nghèo của Nguyễn Khuyến lại đến mức thế ư? Chắc là không phải thế! Nhà thơ chắc đã thi vị hóa cái nghèo của mình. Làm như thế nhà thơ muốn tách hẳn mình ra khỏi cuộc sống bon chen với bao nhiêu thứ bổng lộc mà thực dân Pháp đang muốn mang ra dụ dỗ. Và tất nhiên câu thơ này là bước đệm tuyệt vời cho sự bùng nổ ý tứ ở câu thơ thứ tám:

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Vậy là tiếp bạn, nhà thơ chẳng có mâm cao cỗ đầy, chẳng có cao lương mĩ vị mà chỉ có một tấm lòng chân thành, giản dị, thiết tha.

Bài thơ của Nguyễn Khuyến là một bài thơ độc đáo về câu từ, sắc sảo trong việc sử dụng biện pháp liệt kê. Sự phá cách đầy sáng tạo của nhà thơ đã làm nên một bài thơ đặc sắc, đậm đà tình nghĩa. Nó vừa khẳng định tài năng vừa khẳng định nhân cách cao đẹp, lại vừa ngợi ca tình bạn thắm thiết, chân thành.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

13 tháng 10 2016

bạn có thể viết nguyên giá trị nhân đạo được ko? -_- nha ^-^vui

23 tháng 6 2018

Ngày nay, nhiều thế hệ thanh niên luôn phát huy và kế thừa truyền thống quý báu đó, đã không ngừng xây dựng những hoài bão và đem kiến thức để tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và góp phần chung tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Mỗi người một vai trò và một vị trí xã hội, nhưng chúng ta lắng nghe một vài chia sẻ của họ, nhân dịp cả nước đang hướng về ngày 30/4 lịch sử.

Tuổi trẻ chúng tôi hôm nay mãi mãi ghi tạc và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn của các thế hệ cha ông. Các thế hệ thanh niên hôm nay sẽ luôn luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với những hy sinh cao cả đó. Bằng những ước mơ và hoài bão trong sáng, cố gắng học tập, làm việc và trau dồi tư tưởng tích cực trong các hoạt động rèn luyện, bồi dưỡng trong mọi lĩnh vực, luôn luôn là lực lượng xung kích cách mạng, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới như Bác Hồ hằng mong muốn.

Trưởng thành trong phong trào đoàn viên, tôi hiểu thanh niên ngày nay đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực của mặt trái trong nền kinh tế thị trường. Các vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội và tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng, đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của từng đối tượng thanh niên. Bên cạnh đó, nạn quan liêu tham nhũng của một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính quyền đang tác động trực tiếp có tính tiêu cực vào tâm tư, tình cảm của thanh niên và trong bối cảnh hội nhập , công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, đã khiến không ít thanh niên thiếu hoài bão, lý tưởng, hạy theo lối sống thực dụng, tư tưởng vọng ngoại, văn hóa lai căng, thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật …

Cho nên ngay thời điểm này và hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân càng phải chăm lo giáo dục , định hướng tư tưởng, bồi dưỡng thế hệ trẻ, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, toàn diện, coi đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bởi nó liên quan trực tiếp tương lai của cả dân tộc.

Truyền thống yêu nước, yêu dân tộc đã chảy sẵn trong dòng máu của mỗi người Việt khi sinh ra. Ngày xưa, trong những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của ông cha, đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh. Ngày nay, được sinh ra và lớn lên trong thời bình, chúng tôi luôn biết ơn và trân trọng những công lao to lớn đó, thế hệ của thanh niên chúng tôi, luôn soi mình trước tấm gương của lịch sử dân tộc, để học tập, phấn đấu và cống hiến bằng việc nâng cao kiến thức, tài năng góp phần xây dựng và làm rạng danh đất nước, đưa hình ảnh Việt Nam hào hùng rạng ngời như giáo sư Ngô Bảo Châu, kiện tướng Lê Quang Liêm…

Tuổi trẻ ngày nay có quá nhiều điều kiện để học hỏi và phát huy khả năng, đem những điều học được để áp dụng, sáng tạo ra những sản phẩm, những công trình thiết thực để ứng dụng vào công việc hàng ngày. Bởi lao động không chỉ là cách để hoàn thiện bản thân, mà đó còn là cách thể hiện lòng yêu nước thiết thực rõ ràng nhất mà những người trẻ ngày nay mang dòng máu Lạc Hồng có thể làm cho đất nước. Chợt nhớ lại câu nói đầy ý nghĩa: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm được gì cho Tổ quốc”. Giới trẻ ngày nay nếu hiểu được hết ý nghĩa câu nói này và sống tích cực, phấn đấu không ngừng thì đất nước sẽ vững chãi, non sông sẽ hùng cường.

Đất nước độc lập, tiền đồ rạng rỡ của dân tộc được mở ra trước mắt thế hệ trẻ. Trong điều kiện mới và sống những năm tháng tuổi trẻ, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi nghĩ rằng mỗi người đoàn viên, thanh niên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và vai trò của tuổi trẻ trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đất nước nói chung.

Trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân, việc hoàn thiện bản thân cho mình những cái nhìn tích cực, những tư tưởng tốt không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ, mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn thử thách. Vì thế, chúng tôi luôn không ngừng học tập và củng cố niềm tin vào tiền đồ tất thắng của chủ nghĩa xã hội để có nhận thức và hành động đúng trước những thông tin đa chiều. Trên cơ sở đó, thực hiện tốt cuộc vận động “4 xây, 3 chống” (Xây: ý thức công dân, tinh thần tình nguyện, lòng hiếu học, yêu lao động; Chống: lối sống ích kỷ, lối sống lạc hậu, lối sống vô văn hóa) vào các việc làm thiết thực hằng ngày nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Chính sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gương Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời đại mới.

3 tháng 12 2021

Nếu các bạn chỉ làm 1 bài thì cũng được nha

3 tháng 12 2021

sao nhiều thế