K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2018

Gắn đây bn !

Tế bào gai có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thủy tức. Chúng có chức năng: tự vệ, tấn công.

Hok tốt

# MissyGirl #

27 tháng 9 2018

dùng để tự vệ và bắt mồi

20 tháng 10 2019

nhanh mn ơi 

20 tháng 10 2019

câu 1 : do muỗi anophen truyền trùng sốt rét vào máu người và vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anophen vùng lầy ,bụi rậm

câu 2 giúp bảo vệ và bắt mồi bằng cách phóng sợi gai có chất độc ra

câu 3

27 tháng 9 2018
  • Cơ thể thủy tức gồm 2 lớp tế bào:
    • lớp ngoài gồm tế bào gai và tế bào mô bì - cơ,  tế bào sinh sản, tế bào thần kinh có chức năng bảo vệ, che chở, di chuyển, bắt mồi, tự vệ, sinh sản
    • lớp trong gồm tế bào mô cơ - tiêu hóa có chức năng tiêu hóa

Chúc bạn học giỏi tk cho mk

27 tháng 9 2018

nhanh mik k

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Các câu tục ngữ có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường ngày đặc biệt là đối với những người nông dân chân chất lam lũ.

4 tháng 12 2021

Tham Khảo 
Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.

4 tháng 12 2021

Thank you bạn nhé! Mà mik mới gởi sao bạn làm nhanh thế?

 

7 tháng 5 2021

Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kỳ, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị trong cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc sống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đây là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.

8 tháng 5 2021

 Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn. Người có đức tính giản dị thường có đời sống thanh bạch, cao quý. Nhìn bề ngoài tưởng chừng như họ đang ở trong khó khăn về vật chất không có gì là vui vẻ, hạnh phúc nhưng thực chất tâm hồn họ vô cùng an nhàn, tự do, tự tại. Họ lấy việc làm vườn làm thú vui, lấy việc đọc sách để di dưỡng tinh thần, thực hành lối sống hòa đồng cởi mở để kết nối với cộng đồng một cách bền chặt nhất. Người yêu mến lối sống giản dị là tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc khắc nghiệt của vật chất, có thể làm chủ chính mình, sống theo cách mình mong muốn. Để rèn luyện được tính giản dị và xây dựng lối sống giản dị, trước hết bạn phải yêu lao động và siêng năng làm việc. Tiền bạc, vật chất giúp bạn thực hiện được những mong muốn, đáp ứng được những nhu cầu sống nhưng đừng quá đề cao nó. Hãy sống đạm bạc với những gì mình có, thực hành tiết kiệm, không khoe mẽ hình thức bề ngoài. Hãy học cách cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn mà không cần báo đáp. Hãy lịch sự và tinh tế trong lời nói, cử chỉ, hành vi, tử tế với mọi người. Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Không có sự vĩ đại nào lại không có sự giản dị, lòng tốt và sự thậ

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru những bài ca dao – dân ca. Lớn lên, chúng ta được đọc, được học những bài thơ, những truyện ngắn và một vài cuốn tiểu thuyết,… cổ tích, ca dao, những bài thơ, các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì? Đọc văn thơ, học văn thơ, chúng ta thu lượm được những gì?

Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy đọc bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học có uy tín lớn. Văn bản được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động). Đây là tác phẩm thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về những vấn đề thuộc văn chương, khác bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị xã hội… Vì là đoạn trích trong một bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta được học không gồm ba phần hoàn chỉnh: đặt, giải quyết và kết thúc vấn đề. Nổi bật trong văn bản là ba nội dung quan trọng mà tác giả Hoài Thanh gọi chung là Ý nghĩa văn chương: nguồn gốc, nhiệm vụ của văn chương nói chung, của các tác phẩm thơ, văn, kịch nói riêng.

Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương. Theo Hoài Thanh, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy đúng không ? Rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích: Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương.

Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương… Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn để này.

Từ một câu văn ngắn gọn giải thích nguồn gốc văn chương, nhà văn giải thích tiếp: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hai câu văn cô dọng nêu ra nhiệm vụ, chức nâng cơ bản của văn chương, tập trung trong hai cụm từ “hình dung của sự sống”, “sáng tạo ra sự sống”. Điều đó nghĩa là gì ? Phải chăng tác giả muốn nói : Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ? Ở đây, hình dung là danh từ, nó có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.

Hai câu thơ của Bác Hồ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya) đã hình dung, phản ánh, tái hiện bức tranh phong cảnh đêm rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Hay qua bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương cũng đã hình dung cảnh và người, sự sống rất đáng yếu của mảnh đất Sài Gòn ngọc ngà xưa và nay. Cách hình dung, cách tái hiện, phản ánh cuộc sống của văn chương vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng đúng như Hoài Thanh nói.

Mỗi nhà văn, nhà thơ có cách phản ánh, cách hình dung lại sự sống riêng tuỳ thuộc vốn sống, tài năng và tâm hồn của mình. Tâm hồn của con người thì bao la, vô tận. Do đó, Hoài Thanh viết : “Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác”. Đó cũng là nhiệm vụ của văn chương: nhiệm vụ sáng tạo. Điều ấy nghĩa là gì ? Nghĩa là: qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống vượt trên thực tế, đẹp hơn cuộc đời thực tại.

Như Nguyễn Trãi chẳng hạn. Sau khi đất nước thanh bình, đời ông gặp nhiều ẩn ức, ông đã cáo quan, về Côn Sơn. Rừng núi nơi đây vẫn như xưa, có suối chảy, có đá rêu phong, có thông, có trúc… lặng im, vô cảm. Vậy mà, trong Bài ca Côn Sơn, tất cả đã sống dậy, có đàn cầm tấu nhạc, có chiếu êm, giường phẳng, mái nhà râm mát và… ngân nga tiếng thơ nhàn tản, thảnh thơi của con người. Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra sự sống khác hẳn cuộc sống mà ông đã đối mặt. Không chỉ sáng tạo ra sự sống cho riêng mình để giải tỏa những ẩn ức, bế tắc, nhà văn còn gửi gắm những thông điệp, những mong muốn, khát vọng tới bạn đọc để nhắc nhở chúng ta hãy yêu, ghét đúng đắn, hãy chia sẻ, cộng hưởng niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ, khát vọng với nhà văn để quyết tâm làm những điều thiện, điều có ích, để cuộc sống mà nhà văn hình dung được ngày càng tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn, thậm chí khác hẳn sự sống trong áng văn chương.

Miêu tả cảnh đêm rừng Việt Bắc trong bài Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh mong muốn cuộc kháng chiến lúc bấy giờ sớm thành công để núi rừng Việt Bắc, Tổ quốc Việt Nam sẽ đẹp hơn, cuộc sống của nhân dân sẽ hạnh phúc hơn. Ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong bài Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn “mọi người đều yêu Sài Gòn như tôi”. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp. Yêu Sài Gòn, “mọi người” – trong đó có nhà văn – và bạn đọc sẽ góp phần tích cực tạo ra một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn.

Sau những áng văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc… Phải chăng đấy chính là nhiệm vụ “sáng tạo sự sống” của văn chương như Hoài Thanh quan niệm.

Nói tới nhiệm vụ hình dung lại, sáng tạo ra sự sống, cũng là đề cập tới một ý nghĩa quan trọng nữa của văn chương. “Và vì thế – Hoài Thanh viết – Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Phần hai của văn bản Ý nghĩa văn chương tập trung giảng giải, bình luận về công dụng của văn chương. Chúng ta hiểu nghĩa từ công dụng là: tác dụng, là hiệu quả, là sự bồi đắp trí tuệ, sự truyền cảm… của văn chương đối với bạn đọc nói riêng, con người nói chung. Vậy, qua ý kiến của Hoài Thanh, chúng ta hiểu công dụng của văn chương như thế nào?

Hoài Thanh viết: “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu,…”. Nghĩa là văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc… với mọi người, dắt chúng ta sống gần với nhau hơn trong tình nhân ái, tình thương yêu, đoàn kết giữa con người với con người… “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho người đọc, làm giàu thêm thế giới tâm hồn của chúng ta. Không những thế, văn chương còn góp phần tô điểm biết bao sắc màu, âm thanh làm cho thế giới, con người, cuộc sống được tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn. […]

Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay… Hoài Thanh viết như thế, đã nhấn mạnh thêm công dụng của văn chương. Hiểu và suy ngẫm những ý kiến ấy, rồi liên tưởng tới các áng văn chương đã được đọc, được học, ta thấy quả đúng như vậy. Đọc những bài ca dao tình nghĩa con người, ta càng thêm yêu ông bà, cha mẹ ta hơn.

Qua những bài ca, những câu hát than thân, ta càng hiểu rõ và càng thương cha ông ta, nhất là những người chị, người mẹ Việt Nam ngày xưa. Tương tự như thế, đọc chùm thơ Đường của Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ, tình yêu quê hương của chúng ta được bồi đắp bởi những cung bậc rung động thật tinh tế. Qua hai bài kí: Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi, ta thấm thía thêm biết bao vẻ đẹp của cây lúa Việt Nam, của mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Tổ quốc ta,…

Kể sao cho hết, dẫn sao cho cùng những tác dụng, những công dụng kì diệu của văn chương ! Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. Văn chương góp phần tôn vinh cuộc sống của con người. Có nhà lí luận nói chức năng của văn chương là đem lại cho con người, hướng con người tới những điều “Chân, Thiện, Mĩ”. Hoài Thanh, tuy không dùng những từ mang tính khái quát như thế, nhưng qua những lí lẽ giản dị, kết hợp những cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, tác dụng của văn chương.

Nói khác đi, bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi văn chương, tôn vinh tài hoa và công lao của các văn nghệ sĩ. “Nếu pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào… !”. Câu cuối văn bản thật thú vị. Tác giả vừa như muốn khẳng định vai trò kì diệu của văn nghệ sĩ vừa nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta hãy biết ơn các nhà văn, hãy quý trọng các áng thơ văn nói riêng và văn chương nói chung. Đó là một câu văn hàm nhiều nghĩa, buộc chúng ta phải tiếp tục suy ngẫm…

Tóm lại, với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã cho rằng: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạo ra sự sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho chúng ta. Nếu lịch sử nhân loại xóa bỏ văn chương thì sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng. Quan niệm như thế có thể là chưa đầy đủ, nhưng đã có những điều cơ bản và đúng đắn, giúp cho chúng ta hiểu rõ: nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Nhờ đó, chúng ta đọc văn, học văn, hiểu và suy ngẫm về văn chương được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1 tháng 3 2022

Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là văn bản “Ý nghĩa văn chương”.

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt. Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhận đau thương ấy chinh là nguồn gốc thi ca”. Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc. Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương. Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi người cầm bút có cảm xúc mãnh liệt trước một tình cảnh hay hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Từ đó tác giả kết luận nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Theo ông thì lòng nhân ái bao la chính là nguồn gốc của văn chương.

 

Đây là lời nhận xét rất đúng đắn. Tuy vậy, bên cạnh nó còn có những quan điểm khác nhau như văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ... Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa.

Để làm rõ hơn nguồn gốc văn chương, Hoài Thanh tiếp tục đưa ra nhận định về vai trò của tình cảm trong sáng tạo của văn chương. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha.

Ở câu thứ nhất tác giả nhấn mạnh: cuộc sống vốn dĩ thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống theo đúng quy luật tự nhiên của nó. “Văn chương thậm chí góp phần sáng tạo ra cuộc sống, làm cho đời sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn”. Ở câu thứ hai, ông khẳng định: “Văn chương sáng tạo nên những hình ảnh, những ý tưởng mới lạ, tiến bộ mà trong cuộc sống hiện tại chưa có, để mọi người phấn đấu, biến ý tưởng đó thành hiện thực”.

Thực tế cho thấy sự sáng tạo văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương chân thành của nhà văn, nhà thơ. Thông qua văn chương, các tác giả giúp người đọc nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ hay thần thoại, cổ tích, chúng ta hình dung được tổ tiên xưa kia sinh sống ra sao trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên; những bài học về đạo lý và kinh nghiệm sống ở đời được gần gũi qua các loại hình văn học cư thấm dần vào máu thịt, tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho mỗi con người.

Văn chương hướng con người tới chân, thiện, mỹ của cuộc đời. Vì vậy nó là món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích hơn đối với gia đình và xã hội. Cách đây hàng trăm năm, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nguồn gốc của câu tục ngữ trên cũng xuất phát từ lòng nhân ái, từ mục đích muốn con người có cách ăn nói sao cho đúng, cho hay; có cách ứng xử với nhau tốt đẹp hơn.

 

Hay câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” được lưu truyền từ đời này sang đời khác, mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Vì bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo là thước đo phẩm chất đạo đức của con người.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện... khuyên nhủ mọi người hãy xây dựng tình cảm gia đình đầm ấm, thuận hòa. Một trong những lời khuyên đó là:

“Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Cuộc sống lao động chân lấm tay bùn của người nông dân xưa kia trở nên đẹp đẽ, thơ mộng biết bao trước cái nhìn yêu thương trìu mến đối với con người và thiên nhiên chốn quê nhà:

“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”

Chỉ bằng hai dòng thơ nhưng tác giả dân gian đã vẽ nên bức tranh sinh hoạt tuyệt đẹp, đó là cảnh thôn nữ tát nước đêm trăng. Ánh trăng tràn ngập khắp nơi, sóng sánh trong từng gàu nước, Một gàu nước là một gàu trăng. Cô gái múc nước mà như múc ánh trăng vàng. Sự liên tưởng độc đáo đã tạo ra hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng. Câu hỏi tu từ đầy tính nghệ thuật cũng là cách tỏ tình vô cùng tinh tế của người xưa.

Để ca ngợi vẻ đẹp của làng quê và phẩm chất cao quý của dân quê, ca dao có bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen. Hoa sen thường mọc trong đầm lầy và trong đầm không hoa nào đẹp bằng sen. Sen là loài hoa hương sắc vẹn toàn. Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, bài ca dao còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, dẫu sống gần bùn mà vẫn giữ được phẩm chất thanh cao, trong sạch. Lòng yêu quê hương tha thiết của người xưa được thể hiện rất rõ qua bài ca dao này:

Bàn về sự hấp dẫn đặc biệt và công dụng to lớn của văn chương, Hoài Thanh viết: “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những câu chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cứ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” Văn chương khơi dậy những cảm xúc cao thượng của con người. Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, bao thế hệ người đọc say mê và vui buồn cùng nhân vật Thúy Kiều. Họ căm giận bọn Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám sinh bao nhiêu thì thương xót cho số phận nàng Kiều bấy nhiêu và càng ghê tởm cái xã hội tôn thờ đồng tiền: “Trong tay đã sẵn đồng tiền,/Dẫu lòng đổi trắng thay đen, khó gì!”. Đọc bài văn “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, người đọc hiểu thêm tình thương yêu của mẹ đối với đứa con; hiểu thêm về vai trò quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người. Đọc bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch, ta càng thấm thía tình quê hương sâu nặng của kiếp người sống trong cảnh xa nhà đằng đẵng suốt bao năm.

 

Nhận định về tác dụng to lớn của văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. Đây chính là chức năng giáo dục của văn chương. Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Đặc điểm của văn chương là nâng con người vượt lên trên những lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn chương, người đọc sẽ sống cùng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân vật. Những giờ phút đến với văn chương, tâm hồn ra thanh thản biết bao! Có thể nói văn chương đã đem đến cho con người niềm vui lớn lao và một đời sống tinh thần phong phú.

Văn chương thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của con người vẻ đẹp ngôn từ, vấn điệu, bằng kết cấu khéo léo của cốt truyện... nhưng trước hết nó làm rung động tâm hồn người đọc bằng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm. Những hình tượng điển hình như Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Huấn Cao, chị Dậu, Chí Phèo... có sức sống muôn đời bởi đó chính là hiện thân đầy đủ nhất, khái quát nhất vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống con người.

Văn chương còn dạy cho ta bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Văn chương giúp ta nâng cao kiến thức, mở rộng tâm hồn. Vì vậy, văn chương vừa là người bạn thân thiết vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta trên đường đời. Văn chương như một phép màu kì diệu làm cho những thứ bình thường trong cuộc sống bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường.

Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa quả trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay...

Chúng ta thử đọc lại bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…”

Khung cảnh thiên nhiên hiện lên sinh động với dòng suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt. Phiến đá phẳng phủ rêu xanh mướt, mịn như chiếu êm, Thông, tùng mọc như nêm. Rừng trúc bạt ngàn màu xanh tỏa bóng râm che mát hồn người. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trãi, Côn Sơn có một vẻ đẹp riêng, không giống với bất cứ cảnh đẹp ở mộ nơi nào khác.

Những vần thơ trên giúp chúng ta hiểu thêm cội nguồn tình yêu quê hương, đất nước của thi hào Nguyễn Trãi, đọc Côn Sơn ca, lòng ta xao xuyến, bồi hồi và càng thêm gắn bó với từng mảnh vườn, góc phố quê hương. Văn chương có vai trò quan trọng và có tác dụng lớn lao như vậy nên nó là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống nhân loại. Thử hình dung một ngày nào đó: Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến mức nào! Đây chính là giá trị to lớn và vĩnh cửu không có gì có thể thay thế được văn chương. Các thi sĩ văn nhân từ xưa đến nay đã dùng văn chương để tạo dựng nên thế giới tinh thần phong phú của nhân loại.

 

Hoài Thanh, trước và sau như một: trân trọng và đề cao giá trị của văn chương, Hoài Thanh đã khẳng định thế giới văn chương thật kì diệu, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người

1 tháng 3 2022

Em tham khảo :

Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "

Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.

Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.

Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.

Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.

Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"

Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.

1 tháng 3 2022

tham khảo :
 Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "