K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2018

Đề bài:

Câu 4: Những từ nào trong các cặp dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fanngười say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc aođo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Trả lời:

– Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

31 tháng 8 2018

Giải câu hỏi 4 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 6 tập 1) – Phần soạn bài Từ mượn trang 26 SGK ngữ văn lớp 6 tập 1.

Đề bài:

Câu 4: Những từ nào trong các cặp dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn gọi điện đến.
b) Ngọc Linh là một fanngười say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c) Anh đã hạ nốc aođo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Trả lời:

– Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu so sánh thú vị: “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đúc đồng… hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

-> Vẻ đẹp rắn rỏi, kiên cường của con người trước khó khăn, thử thách.

16 tháng 12 2018

https://koreanupdates.com/kuawards2018/?fbclid=IwAR3wBWvlQ8qlZD77LO95Obs-jRWAsJcaYR-tC9COJJZoJYeZRpUeAfY_VEs 

Vào ủng hộ BTS Hộ <3 

20 tháng 7 2018

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.

18 tháng 7 2018

1. Giải nghĩa các từ mượn tiếng Hán sau :

Khai giảng: ngày đầu đến trường
Thủ môn : người giữ cửa (khung thành)
Hải đăng: Tòa nhà cao giữa biển
Lâm tặc : trộm rừng
Thủy chung : sắt son, không đổi như nước
Thi sĩ: người làm thơ
Hóa trang: mạc trang phục khác
Sơn hà: núi sông
Thạch mã: ngựa đá
Hải cẩu .: chó biển

18 tháng 7 2018

2

Quê hương,cội nguồn của văn hóa dân tộc, đã đi vào những trang văn của bao thi sĩ.Thật vậy ,quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên,là nơi ông cha ta nghìn năm bảo vệ và giũ gìn truyền thống dân tộc.Quê hương là những gì thân thương gần gũi và gắn bó nhất trong đời sống hàng ngày ...là những câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể,là những khúc hts ầu ơ ru ta sớm ngày,là những chiếc cuốc,chõng tre ,thúng cha hay làm...Quê hương là nơi chúng ta,những người còn sống báo hiếu cha ông vào dịp lễ tết ,bằng những mâm cơm giản dị tưởng nhớ về người đã khuất.Quê hương không hiện đại và văn minh nhủ đo thị nhưng nó là cội nguồn là lẽ sống ,là bản sắc văn hóa dân tộc mà ta cần thừa hưởng và phát huy.
Thi sĩ: người làm thơ
truyền thống: văn hóa lâu đời và tốt đẹp

19 tháng 4 2018

Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một xứ sở lạ kì.

Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.

Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!" Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.

Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.

19 tháng 4 2018

Đề nghị mọi người để lại nguồn sau khi làm bài ( tự nghĩ thì thôi )

14 tháng 1 2020

a) So sánh đồng loại:

– So sánh người với người:

Thầy thuốc như mẹ hiền.

– So sánh vật với vật:

Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ (Đoàn Giỏi).

b) So sánh khác loại:

– So sánh vật với người:

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Bác Hồ)

Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

– So sánh cái cụ thể với cái trìu tượng:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

14 tháng 1 2020

Câu 1

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. So sánh đồng loại

+ người - người : Thầy thuốc như mẹ hiền.

+ vật - vật : Tổ quốc tôi như một con tàu (Xuân Diệu).

b. So sánh khác loại

+ vật - người : Thân em như tấm lụa đào(Ca dao).

+ cụ thể - trừu tượng : Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa).

15 tháng 2 2020

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.

c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

15 tháng 2 2020

đây là bài chương trình địa phương(phần tiếng việt) rèn luyện chính tả tập 1 không phải tập 2

28 tháng 12 2017

PHÓ TỪ

Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu:

(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Theo Em bé thông minh)

(2) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

- Xác định các cụm từ có chứa những từ in đậm;

- Nhận xét về nghĩa của các từ in đậm trên. Chúng bổ sung ý nghĩa cho những từ nào, thuộc từ loại gì?

- Xếp các cụm từ có các từ in đậm vào bảng sau và nhận xét về vị trí của chúng trong cụm từ?

phụ trước

động từ, tính từ

trung tâm

phụ sau

Gợi ý:

- Các cụm từ: đã đi nhiều nơi , cũng ra những câu đố , vẫn chưa thấy có người nào , thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng;

- Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra(những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng;

- Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

phụ trước

động từ, tính từ

trung tâm

phụ sau

đã

đi

nhiều nơi

cũng

ra

những câu đố

vẫn chưa

thấy

thật

lỗi lạc

soi

(gương) được

rất

ưa nhìn

to

ra

rất

bướng

2. Phân loại phó từ

a) Tìm các phó từ trong những câu dưới đây:

(1) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

(2) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào … Anh phải sợ …

(Tô Hoài)

(3) [...] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

(Tô Hoài)

Gợi ý: Các phó từ: lắm (1); đừng, vào (2); không, đã, đang (3).

b) Các phó từ vừa tìm được nằm trong cụm từ nào, bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm ấy?

Gợi ý:

- Các cụm từ chứa phó từ: chóng lớn lắm; đừng trêu vào; không trông thấy; đã trông thấy; đang loay hoay;

- Xác định các từ trung tâm của cụm: lớn, trêu, trông thấy, loay hoay.

c) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong cụm rồi xếp chúng vào bảng phân loại sau:

Ý nghĩa bổ sungVị trí so với động từ, tính từ
Đứng trướcĐứng sau
Chỉ quan hệ thời gian  
Chỉ mức độ  
Chỉ sự tiếp diễn tương tự  
Chỉ sự phủ định  
Chỉ sự cầu khiến  
Chỉ kết quả và hướng  
Chỉ khả năng  

d) Điền các phó từ trong bảng ở mục 1 vào bảng phân loại trên.

Gợi ý: đã, đang – chỉ quan hệ thời gian; thật, rất, lắm – chỉ mức độ; cũng, vẫn – chỉ sự tiếp diễn tương tự;không, chưa – chỉ sự phủ định; đừng – chỉ sự cầu khiến; vào, ra – chỉ chỉ kết quả và hướng; được – chỉ khả năng.

đ) Dựa vào bảng phân loại trên, hãy cho biết những phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ mang nghĩa gì? Thực hiện yêu cầu này đối với các phó từ đứng sau động từ, tính từ.

Gợi ý: Căn cứ vào vị trí của phó từ so với động từ, tính từ, người ta chia phó từ thành hai loại: đứng trước và đứng sau. Các phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Các phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. a) Trong các câu sau đây có những phó từ nào? Chúng nằm trong cụm từ nào?

(1) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

(Tô Hoài)

(2) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Em bé thông minh)

Gợi ý: Các cụm từ có phó từ: đã đến; không còn ngửi thấy; đã cởi bỏ hết; đều lấm tấm màu xanh;đương trổ lá lại sắp buông toả ra; cũng sắp có nụ; đã về; cũng sắp về; đã xâu được sợi chỉ.

b) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ trong những câu trên bổ sung cho động từ và tính từ.

Gợi ý:

- Xem gợi ý trong mục (I.2.d);

- Lưu ý thêm các phó từ:

+ không còn: phủ định sự tiếp diễn tương tự (không: chỉ sự phủ định; còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự);

+ đều: chỉ sự tiếp diễn tương tự;

+ đương (đang), sắp: chỉ quan hệ thời gian;

+ cũng sắp: chỉ sự tiếp diễn tương tự trong tương lai gần (cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp: chỉ quan hệ thời gian – tương lai gần)

2. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

Gợi ý: Chú ý đến diễn đạt, không gò ép khi sử dụng phó từ; xem lại bảng phân loại để nắm chắc nghĩa của từng loại phó từ.

Tham khảo đoạn văn và cách phân tích sau:

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

- Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

- Tác dụng của các phó từ:

+ Các từ vừa, ngay, đã, vẫn đang: chỉ quan hệ thời gian.

+ Cụm từ ở ngay phía cửa hang: chỉ hướng.

+ Các từ bất ngờ, quá: chỉ mức độ.

+ Từ không kịp: chỉ khả năng.

28 tháng 12 2017

bn hk đến đó rồi hả!!!,mk chưa hk

2 tháng 10 2016

sách vnen hả e