K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2018

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh dựng nước và bảo vệ đất nước.Một trong những câu ca dao nói về sức mạnh của sự đoàn kết:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật sâu sắc.Một cây sẽ yếu ớt, mong manh trước cuồng phong bão táp.Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây,rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng rời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên những thành công lớn mà tập thể nhỏ hay cá nhân không thể làm nên được.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho câu tục ngữ:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đại đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.
Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chông Mỹ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mỹ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tron mặt trận giả phóng miên Nam và trong mặt trận tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ bằng chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó đã trở thành chân lý,truyền thống ngàn  đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay, trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy nên luôn giành được thắng lợi,giữ vững được độc lập, thống nhất tổ quốc. Tinh thần đoàn kết ấy được ông bà ta truyền dạy từ đời này qua đời khác và trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Một cây làm chẳng lên non cũng như sức mạnh của một con người yếu ớt khó có thể mà đứng vững trước phong ba bão tố, khi có khó khăn dễ dàng bị quật ngã. chỉ có ba cây chụm lại, nhiều người cùng chung sức thì mới có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất.Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sông Hồng , ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa đã đắp nên những con đê ấy. Ai đã đắp nên những con đê ấy? Không riêng ai cả.Hàng chục triệu con người đã dùng bàn tay nhỏ bé với công cụ lao động thô sơ,đắp từ thủa xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn nghìn năm nay. Đó là công trình tuyệt vời và sức mạnh của sự đoàn kết và là minh chứng cho câu ca dao:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Ngày nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước và hợp tác quốc tế,nhân dân ta đã xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Vũng tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta đã và đang hoàn thành các công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500KV Bắc Nam…và còn biết bao công trình to lớn khác đã đang và sẽ mọc lên như muốn nói với bạn bè năm châu rằng đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỷ, câu ca dao của ông cha ta vẫn là một chân lý không gì lay chuyển được. đó là một bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra trong cuộc sống hàng ngàn năm của mình. chúng ta càng hiểu vì sao Bác Hồ căn dặn thế hệ sau rằng:”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

6 tháng 10 2018

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”
- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết
- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
a. Trong lịch sử
- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm
- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,….
- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
b. Trong thực tế cuộc sống
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất
- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng... 
- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật,…
3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.

III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ

6 tháng 10 2018

Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:

 “Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. 

Lời răn dạy của cha ông  thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”. 

Trong cuộc sống, thậm chí cũng như trong lịch sử đã chứng minh về những hạn chế của sự đơn độc. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta… Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá. 

Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.

Câu tục ngữ có ý nghĩa thật lớn lao đối với thế hệ trẻ chúng ta. Hiểu rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ, dân tộc Việt Nam có sự gắn bó đoàn kết chặt chẽ hơn, mọi khó khăn gian khổ đều được vượt qua và nhanh chóng sánh vai với năm châu bốn bể.


k đúng mk nhé


 

10 tháng 4 2018
Mở bài

Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp tạo ra sức mạnh giúp dân tộc ta làm nên những sự nghiệp lớn lao.

2. Thân bài

a. Giải thích

Nghĩa của câu tục ngữ: chia rẽ, đơn lẻ thì yếu; đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để đi tới thành công.

b. Chứng minh


+ Trong thực tế lịch sử

- Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.

- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất: đắp đê, ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng...

+ Trong đời sống

Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, đoàn kết là yếu tố quyết định mọi thành công. Đó là bài học lớn mà người xưa nhắc nhở chúng ta luôn phải ghi nhớ. Bác Hồ từng khẳng định Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

3. kết bài

Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp để giúp nhau cùng tiến bộ.
Những bài văn bất hủ của học sinh (7)Đề: Tả con lợn.Nhà em có nuôi một ***** có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...Đề: Tả về người bạn thân của em.Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun....
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh (7)

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có nuôi một ***** có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...

Đề: Tả về người bạn thân của em.

Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.

Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.

Đề: Tả con gà.

Nhà em có nuôi một con gà rất to và đẹp, nó nặng chừng 10 kg, bụng to như cái chậu, mỏ nó như hai hạt trấu chắp lại....

Đề: Tả con voi.

Chủ nhật tuần vừa rồi em được mẹ em cho đi chơi công viên, ở đó có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con voi. Con voi có cái tai như cái chổi, cái mồm như cái máy tính laptop của mẹ em.

Đề: Tả con gà trống.

Mẹ đi chợ mua cho em một con gà trống con. Em rất thích. Sau mấy tháng chăm nom chú gà, bây giờ nhà em có thêm được 5 chú gà con.

Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".

Vì em chăm học nên em đỡ đần.

Đề: Tả cô giáo em.

Cô giáo em cao 1m3, dáng người to ngang trông rất vừa vặn... Mỗi khi chúng em lên nộp bài, mắt cô sáng lên như 2 cái đèn pin.

 

1
1 tháng 3 2018

Hay vcl

  • Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

  • Ai đưa con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng bay ra.

  • Anh về học lấy chữ hương,

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

  • Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

  • Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

  • Anh đi anh nhớ non buồi

Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh

  • Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

  • Ai về Hà Tĩnh thì về,

Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.

  • Ai về Tuy Phước ăn nem,

Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.

  • Ai về đến huyện Đông Anh,

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.

Cổ Loa hình ốc khác thường,

Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.

  • Anh hùng là anh hùng rơm,

Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

  • Ai về tôi gửi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

  • Anh đi Bình Định ở lâu,

Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng.

Hai hàng nước mắt rưng rưng,

Chàng xa thiếp cách, ngang chừng muốn băng.

Phụ mẫu nhà la dức rầm rầm,

Cơm sao ngơ ngáo, làm không muốn làm.

Bởi chưng thiếp bắc chàng nam,

Giơ tay không nổi còn làm việc chi.

  • Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

  • Ai về Nhượng Bạn thì về,

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

  • Anh ơi! Cố chí canh nông

Chín phần ta cũng dự trong tám phần

Hay gì để ruộng mà ngăn,

Làm ruộng lấy lúa,chăn tằm lấy tơ.

C[sửa]

  • Cây cao thì gió càng lay ,

Càng cao danh vọng càng dày gian nan.

D[sửa]

  • Dã tràng se cát biển đông,

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

  • Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

  • Dạy con từ thuở còn thơ,

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

  • Dù em con bế con bồng,

Thi đua yêu nước quyết không lơ là.

  • Dù ai đi ngược về xuôi,

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

  • Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

  • Dao cau rọc lá trầu vàng

Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa.

  • Ai về đến huyện Sa Pa

Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương

Đ[sửa]

  • Đi cho biết đó biết đây,

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

  • Con gái nói có là không,

Nói yêu là ghét, nói buồn là vui.

  • Đàn ông đi biển có đôi,

Đàn bà đi biển mồ côi một mình.

  • Đời người có một gang tay,

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

  • Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,

Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông.

  • Đa tình thì vướng nợ tình,

Trách người đã vậy, trách mình sao đây !

  • Đã cam quấn quít má đào,

Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng.

  • Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?

Buồn trông chênh chếch sao Mai.

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

  • Đôi ta bắt gặp nhau đây,

Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.

  • Đôi ta như tượng mới tô,

Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.

  • Đôi ta như lửa mới nhen,

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

  • Đôi ta như rắn liu điu,

Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.

  • Đôi ta như ruộng năm sào,

Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?

  • Đôi ta như thể đồng tiền,

Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.

  • Đôi ta như thể con bài,

Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao

Đôi ta như đá với dao,

Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.

  • Đôi ta như ngãi Phan Trần,

Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.

  • Đôi ta như rượu với nem,

Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.

  • Đôi ta như lúa đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Đôi ta như chỉ xe ba,

Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.

  • Đêm nằm lưng chẳng tới giường,

Trông cho mau sáng ra đường gặp em.

  • Đi ngang thấy ngọn đèn chong chóng,

Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.

  • Đường dài ngựa chạy biệt tăm,

Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.

  • Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng,

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

  • Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:

Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

  • Đói lòng ăn nửa trái sim,

Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Người thương, ơi hỡi, người thương,

Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.

  • Đôi ta cùng bạn chăn trâu,

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.

Bao giờ cho gạo bén sang,

Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.

  • Đường xa thì thật là xa,

Mượn mình làm mối cho ta một người.

Một người mười tám đôi mươi,

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

  • Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  • Đêm qua vật đổi sao dời,

Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.

  • Đêm qua trời sáng trăng rằm,

Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền,

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh em những mơ màng,

Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,

Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,

Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,

Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,

Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

  • Đợi chờ trúc ở với mai,

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.

  • Đi qua nghiêng nón, cúi lưng,

Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người.

  • Đôi ta thương mãi nhớ lâu,

Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm.

  • Đấy, đây xứng đáng cũng vừa,

Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao.

  • Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,

Khoai lang ngâm, ngọn mía cũng giâm.

Củi kia chen lẫn với trầm,

Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ em!

  • Đi đâu bỏ nhện giăng mùng,

Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu!

  • Đại Hoàng phong cảnh hữu tình,

Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài.

  • Đố ai lặn xuống vực sâu,

Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

  • Đố ai bắt chạch đằng đuôi,

Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.

  • Đố ai biết đá mấy hòn,

Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.

  • Đố ai lượm đá quăng trời,

Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.

  • Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ,

Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm.

Tháng tư mua nứa đan thuyền,

Tháng năm tháng sáu gặt miền ruộng chiêm.

  • Đố ai tát bể Đông Khê,

Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm.

  • Đông Thành là mẹ là cha,

Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.

  • Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Nghệ thì vô!

  • Đường lên Mường Lễ bao xa?

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.

  • Đường lên xứ Lạng bao la?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…

  • Đường về Kiếp Bạc bao xa?

Đường về Kiếp Bạc có cây đa Bồ Đề.

Có yêu anh cắp nón ra về,

Giàu ăn, khó chịu chớ hề thở than.

  • Đất ta bể bạc, non vàng,

Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu.

  • Đố ai biết lúa mấy cây,

Biết sông mấy khúc, biết cây mấy tầng.

  • Đi bộ thì khiếp Hải Vân,

Đi thuyền thì khiếp sóng Thần, hang Dơi.

Yêu nhau cho thịt cho xôi,

Ghét nhau đưa đến Kim Bôi , Hạ Bì.

  • Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngả Ba Sình.

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

  • Đức Thọ gạo trắng nước trong,

Ai về Đức Thọ thong dong con người.

  • Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát

Giếng Đại Từ nước mát nước trong

Dòng Tô uốn khúc lượn quanh

Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.

  • Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

  • Đố anh con rết mấy chân?

Núi Đầu Mâu mấy thước, chợ Hôm mấy người?

  • Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ nọ em về

Bấy lâu sông cận biển kề

Phân tay mai trúc dầm dề hột châu.

  • Đống Đa ghi để lại đây,

Bên kia thanh miếu, bên này Bộc am.

  • Đồng Nai có bốn rồng vàng,

Lộc họa Lễ phú San đàn Nghĩa thi.

  • Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,

Con bế con bồng, con dắt, con mang.

Bò đen húc lẫn bò vàng,

Hai con húc chắc, đâm quàng xuống sông.

Thằng bé chạy về bảo ông

”Bò đen ta ngã xuống sông mất rồi”.

  • Đàn ông miệng rộng thì tài,

Đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng.

  • Đàn ông nông nổi giếng khơi,

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

  • Đói thì đầu gối phải bò,

Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

  • Đồng tiền không phấn không hồ,

Sao mà khéo điểm khéo tô mặt người!

  • Đem chuông đi đấm nước người,

Chẳng kêu cũng đấm ba hồi lấy danh.

  • Đi đâu mà bỏ mẹ già,

Gối nghiêng ai sửa, tách trà ai dâng.

  • Đói lòng ăn hột chà là,

Để cơm nuôi mẹ , mẹ già yếu răng.

  • Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,

Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.

  • Đã sinh ra kiếp ở đời,

Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.

Gái thời trinh tịnh lòng son,

Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.

Trai lành gái tốt ra người,

Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.

  • Đã rằng là nghĩa vợ chồng,

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

  • Đắng cay cũng thể ruột rà,

Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.

Em chồng ở với chị dâu,

Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày.

Con cô, con cậu thì xa,

Con chú, con bác thật là anh em.

  • Đói thì ăn ngô, ăn khoai,

Đừng ở với dượng, điếc tai láng giềng.

  • Đường đi những lách cùng lau,

Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.

Duyên sao cắc cớ, hỡi duyên!

Cầm gương, gương tối, cầm vàng, vàng phai.

  • Đừng nài lương giáo khác dòng,

Vốn đều con Lạc cháu Hồng khi xưa.

  • Đôi ta như cái đòng đòng,

Đẹp duyên, nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.

  • Đồn rằng quan tướng có danh,

Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng:"Ấy mới tài",

Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra!

Giặc sợ, giặc chạy về nhà

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

  • Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ Nhu

Chín trăng em đợi mười thu em chờ.

  • Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc,

Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân,

Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần,

Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.

  • Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Mười lóng lánh cá tôm,

Muốn ăn bôn súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm,

E - Ê[sửa]

  • Em như hoa gạo trên cây

Anh như một đám cỏ may bên đường.

Lạy trời cho cả gió sương,

Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ may.

Em liều một cái bánh bò

Còn nào chót chét,cặp giò chặt hai.

G[sửa]

  • Gió đưa cây cải về trời,

Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.

  • Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

  • Gánh cực mà đổ lên non,

Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau.

  • Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,

Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?

  • Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa,

Trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua.

  • Gái Thái Bình lòng ngay dạ thẳng,

Trai bạc tình một cẳng về quê.

  • Gắng công kén hộ cốm Vòng

Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui

  • Gà khôn gà chẳng đá lang

Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi.

H[sửa]

  • Hoa thơm ai chẳng muốn đeo,

Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời.

  • Hoa thơm ai chẳng nâng niu,

Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề.

  • Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin,

Hay là em (còn) để làm tin trong nhà.

  • Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.

  • Học trò xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành

  • Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi

I[sửa]

Ích nước lợi nhà

L[sửa]

  • Làm trai cho đáng nên trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

  • Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

  • Làm trai lấy được vợ hiền,

Như cầm đồng tiền mua được của ngon.

  • Làm trai quyết chí tu thân,

Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.

  • Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

  • Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

  • Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

  • Lênh đênh ba bốn thuyền kề,

Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông Dâu.

Vì tằm em phải hái dâu,

Vì người lịch sự em ngồi rầu bên nong.

Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,

Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.

Gió đưa cây trúc ngã quỳ

Ba năm trực tiết còn gì là xuân?

  • Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

  • Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

  • Muốn sang thì bắc Cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

  • Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

  • Mười năm lưu lạc giang hồ,

Một ngày tu tỉnh, cơ đồ lại nên.

  • Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.

  • Mẹ già như chuối chín cây,

Gió lay mẹ rụng, con phải mồ côi.

  • Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

  • Một năm chia mười hai kỳ,

Thiếp ngồi, thiếp tính khó gì chẳng ra.

Tháng giêng ăn tết ở nhà,

Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.

Tháng ba đi bán vải thâm,

Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về.

Tháng sáu em đi buôn bè,

Tháng bảy, tháng tám trở về đong ngô.

Chín mười cắt rạ đồng mùa,

Một, chạp vớ được anh đồ dài lưng.

Anh ăn rồi anh lại nằm,

Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.

Chẳng thà lấy chú lực điền,

Gạo bồ, thóc giống còn phiền nỗi chi.

N[sửa]

  • Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

  • Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

  • Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên đường hay không.

  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

  • Nực cười châu chấu đá xe,

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.

  • Ngoài miệng thì nói Nam mô,

Trong lòng thì chứa ba bồ dao găm.

  • Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo,

Nghèo tiền nghèo bạc chả lo là nghèo.

  • Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

  • Nam Kì sáu tỉnh em ơi

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

  • Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

  • Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.

Một tay thì cắp hỏa mai,

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.

Tùng tùng trống đánh ngũ liên,

Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.

  • Người ta rượu sớm trà trưa,

Thân em đi sớm về trưa cả đời.

Lạy trời ứng nghiệm một lời,

Cho em gặp được một người em thương.

  • Người ta bán vạn mua ngàn,

Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.

  • Người ta đi đôi về đôi,

Thân em đi lẻ về côi một mình.

  • Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

  • Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

  • Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

*Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

:Trong trời trông đất trông mây

Trong mưa trông nắng trông ngày trông đêm

:Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

O - Ô - Ơ[sửa]

  • Ở đời muôn sự của chung,

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.

  • Ớt nào mà ớt chẳng cay,

Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng

Vôi nào là vôi chẳng nồng,

Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.

  • Ở sao vừa được lòng người,

Ở rộng người cười, ở hẹp người chê

P[sửa]

  • Phượng hoàng ở chốn cheo leo,

Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà.

Bao giờ gió thuận mưa hòa,

Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng.

  • Phải duyên phải kiếp thì theo,

Cám còn ăn được, nữa bèo như anh.

  • Phấn son tô điểm sơn hà,

Làm cho rỡ mặt đàn bà nước Nam.

  • Phong lưu là cạm ở đời,

Hồng nhan là bẫy những người tài hoa.

  • Phượng hoàng đậu nhánh vông nem,

Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi.

Ngã tư Chợ Gạo nước hồi,

Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai.

Q[sửa]

  • Qua cầu ngả nón trông cầu,

Cầu bao nhiêu nhịp, ngả sầu bấy nhiêu.

  • Qua đình ngả nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

  • Quảng Nam có núi ngũ hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

  • Quan văn mất một đồng tiền,

Xem bằng quan võ mất quyền quận công.

  • Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,

Nay anh học gần, mai anh học xa.

Lấy anh từ thuở mười ba,

Đến năm mười tám thiếp đà năm con.

Ra đường thiếp hãy còn son,

Về nhà thiếp đã năm con với chàng.

  • Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,

Nay anh học gần, mai anh học xa.

  • Tiền gạo thì của mẹ cha,

Cái nghiên, cái bút thật là của em.

  • Quân tử là quân tử Tàu,

Ăn cơm thì ít, ăn rau thì nhiều.

R[sửa]

  • Ra đi là sự đã liều,

Nắng mai phố lạ, mưa chiều thôn xưa.

  • Rồng vàng tắm nước ao tù,

Người khôn ở với người ngu bực mình.

  • Rượu nhạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

  • Rủ nhau đi cấy đi cày,

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

  • Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả me chua trên rừng.

Em ơi chua, ngọt đã từng,

Non xanh, nước bạc ta đừng quên nhau.

  • Ruộng đồng mặc sức chim bay,

Nước sông lai láng cá bầy đua bơi.

  • Rừng có mạch, vách có tai,

Người trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

  • Ra đi ngó trước ngó sau,

Ngó nhà thấy cột, ngó nhau thấy buồn.

  • Ra đường bà nọ bà kia,

Về nhà không khỏi cái nia cái sàng.

Ra đường võng lộng nghêng ngang,

Về nhà hỏi vợ cơm rang đâu rồi ?

  • Ra sông mới biết cạn sâu,

Ở trong lạch hói, biết đâu mà dò.

  • Ra về bụng nhớ người thương,

Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than!

  • Ra về ruột nọ quặn đau

Nhơn sâm sắc uống mấy tàu cho nguôi.

Rau muống bắt cuống rau răm,

Làm chi đến nỗi chàng cầm cổ tay.

  • Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng,

Dù thương cho lắm cũng chồng người ta.

  • Rau răm hái ngọn còn tươi,

Lạng nghe anh nói mấy lời mà cay.

Kể chi những chuyện trước đây,

Lòng em tưởng những núi này, non kia.

  • Rèm xưa ba bức mành manh,

Mắt cô thế ấy tu hành được đâu.

  • Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai,

Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,

Thương người quân tử lạc loài tới đây.

  • Rồng nằm bể cạn phơi râu,

Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi.

  • Ru con con ngủ cho rồi,

Mẹ ra chỗ vắng, mẹ ngồi than thân.

  • Ruộng ai thì nấy đắp bờ,

Duyên ai nấy gặp, đừng chờ uổng công.

  • Rủ nhau đi cấy đi cày,

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

  • Rượu lạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.

  • Rượu nằm trong nhạo chờ nem,

Qua nằm thuyền vắng chờ em một mình.

  • Rừng như biển thánh khôn dò,

Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra.

S[sửa]

  • Số giàu đem đến dửng dưng,

Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.

  • Số giàu tay trắng cũng giàu,

Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.

  • Sông sâu có thể bắc cầu,

Lòng người nham hiểm biết đâu mà mò.

  • Sông sâu còn có kẻ dò,

Lòng người nham hiểm ai đo cho tường.

  • Sông dài cá lội biệt tăm,

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ.

Ruộng ai thì nấy đắp bờ,

Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công.

  • Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

  • Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,

Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng,

Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,

Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?

  • Sài Gòn có bến Chương Dương,

Có dinh Độc Lập có đường Tự Do.

T[sửa]

  • Thời giờ ngựa chạy, tên bay,

Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.

Đông qua Xuân lại đến liền,

Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang.

Giờ con chăm học, chăm làm,

Thì mai sau sẽ giỏi dang giúp đời.

Nước nhà mong đợi con ơi,

Hãy luôn ghi nhớ những lời thầy khuyên.

  • Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

  • Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,

Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.

  • Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

  • Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

  • Trứng rồng lại nở ra rồng,

Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

  • Tay bưng dĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

  • Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

  • Thân em như hạt mưa sa,

Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.

  • Thôi thà đừng biết cho xong,

Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

  • Tròng trành như nón không quay,

Như thuyền không lái như ai không chồng.

Gái có chồng như gông đeo cổ,

Gái không chồng như mảnh gỗ long đinh.

Gỗ long đinh anh còn chữa được,

Chớ không chồng chạy ngược chạy xuôi,

Không chồng khổ lắm chị em ơi!

  • Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền. (khăng khăng đợi thuyền.)

  • Tiếc thay hột gạo trắng ngần,

Đã vo nước đục, lại vần than rơm.

  • Tiếc thay hạt gạo tám xoan,

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

  • Tóc mai sợi vắn sợi dài,

Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.

  • Trách ai tính chuyện đa đoan,

Đã hái được mận lại toan bẻ đào.

  • Trách người quân tử vô danh,

Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao.

  • Trúc xinh trúc mọc đầu đình,

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

  • Thân tui thui thủi một mình,

Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang.

Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng,

Tôi xin được dạo cung đàn tình chung.

  • Thức khuya mới biết đêm dài,

Ở lâu mới biết lòng người có nhân.

  • Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

  • Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu co người nào nghe.

  • Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

  • Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

  • Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

  • Thân em như cá giữa rào,

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

  • Thân em như cam quýt bưởi bòng

Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.

  • Thân em như con hạc đầu đình,

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

  • Thân em như ớt chín cây,

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

  • Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

  • Thân em như miếng cau khô,

Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

  • Thân em như chiếc chổi đầu hè,

Để anh khuya sớm đi về chùi chân.

  • Thân em như cái cọc rào,

Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

  • Thân em như cái sập vàng,

Anh như manh chiếu rách giữa đàng bỏ quên.

Lạy trời cho gió cả lên,

Cho manh chiếu rách trải trên sập vàng.

  • Thân em như trái xoài trên cây,

Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,

Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

  • Thân em như rau muống dưới hồ,

Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

  • Thân em như đóa hoa rơi,

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?

  • Thân em như cánh hoa hồng,

Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.

  • Thân em như cá trong lờ,

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

  • Thân em đi lấy chồng chung,

Khác nào như cái bung xung chui đầu.

  • Thân em như quả dưa tây,

Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn.

  • Thân em như thể cánh bèo,

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

  • Thân em vất vả trăm bề,

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.

Có lược chẳng kịp chải đầu,

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

  • Thân em như cột đình trung,

Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.

  • Thân em như cúc mọc bờ rào,

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.

  • Thân em như miếng bánh xèo,

Nằm trong chạn bếp... biết mèo nào tha.

  • Thân em như tấm lụa điều,

Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.

  • Thân em như cá trong bồn,

Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!

  • Thân em như cái chuông vàng,

Để trong thành nội có ngàn quân canh.

Thân anh như thể cái chày,

Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.

  • Thân em chẳng đáng mấy tiền,

Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.

  • Thân em như mấy củ khoai,

Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.

  • Thân em như cỏ ngoài đồng,

Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.

  • Thân em như cánh chuồn chuồn,

Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

  • Thân em như giọt nắng xuân,

Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.

  • Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.

Thanh Trì cảnh đẹp người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

  • Trầu Bà Điểm xé ra nửa lá,

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi,

Buồn tình gá nghĩa mà chơi,

Hay là anh quyết ở đời với em?

  • Thương thay thân phận con rùa,

Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.

  • Thương thay cây quê giữa rừng,

Cay nồng ai biết, ngát lừng ai hay.

  • Thương thay thân phận đàn bà,

Hơn hai, ba tuổi vẫn là đàn em.

  • Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã,

Thuốc Đồng Môn thuốc hút phà hơi.

Trầu nồng thuốc thắm ai ơi,

Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.

  • Tháng chạp là tháng trồng khoai,

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Tháng ba cày vỡ ruộng ra,

Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng.

Ai ai cùng vợ cùng chồng,

Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay.

Tháng năm gặt hái đã xong,

Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy.

Năm nong đầy em xay em giã,

Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.

Sang năm lúa tốt tiền nhiều,

Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng.

Đói no có thiếp có chàng,

Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.

  • Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.

Tháng ba thì đậu đã già,

Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.

Tháng tư đi tậu trâu bò,

Để ta sắp sửa làm mùa tháng năm.

Sớm ngày đem lúa ra ngâm,

Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.

Gánh đi, ta ném ruộng ta,

Đến khi nên mạ, thì ta nhổ về.

Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,

Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.

Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,

Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.

Ruộng thấp đóng một gàu giai,

Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.

Chờ cho lúa có đòng đòng,

Bây giờ ta sẽ trả công cho người.

Bao giờ cho đến tháng mười,

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.

Gặt hái ta đem về nhà,

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

  • Tháng giêng chân bước đi cày,

Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.

Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,

Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà.G

  • Tháng giêng ăn tết ở nhà,

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè.

Tháng tư đong đậu nấu chè,

Ăn tết đoan ngọ trở về tháng năm.

Tháng sáu buôn nhãn bán trăm,

Tháng bảy hôm rằm, xá tội vong nhân.

Tháng tám chơi đèn kéo quân,

Trở về tháng chín chung chân buôn hồng.

Tháng mười buôn thóc, bán bông,

Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.

  • Trời cho cày cấy đầy đồng,

Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê.

Một mai gặt lúa đem về,

Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung.

  • Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Thằng Sang nói chuyện lung tung

Thằng Trung nói chuyện mọi người dễ nghe

thằng Sang như con chó đẻ

Nó ngu hơn cả thằng điên giữa đường

U[sửa]

  • Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ

  • Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

  • Ước gì anh hóa ra gương,

Để cho em cứ ngày thường em soi.

Ước gì anh hóa ra cơi,

Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.

  • Uốn tre uốn thuở còn măng,

Dạy vợ dạy thuở băn khoăn mới về.

  • Ước gì sông hẹp một gang,

Bắc cầu trải gấm cho chàng sang chơi.

V[sửa]

  • Về ăn bánh đúc lá đa,

Người ơi người hỡi công cha ngày ngày.

  • Văn chương đựng không đầy lá mít,

Võ thì đá không bể nổi mảnh sành,

Nghe vua treo bảng cũng xòng xành ra thi.

Bảng đề không biết chữ chi,

Mài nghiên, mút bút có khi hết ngày.

  • Ví dầu dượng cháu người dưng,

Cháu cho dượng lấy dượng cưng suốt đời.

  • Văn chương phú lục chẳng hay,

Trở về làng cũ, học cày cho xong.

Sớm ngày vác cuốc thăm đồng,

Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.

Hết mạ ta lại quảy thêm,

Hết lúa ta lại mang tiền đi đong.

Nữa mai lúa chín đầy đồng,

Gặp về đập sảy bõ công cấy cày.

X[sửa]

  • Xa xôi em chớ ngại ngùng,

Xa người, xa tiếng nhưng lòng không xa.

  • Xấu xa cũng thế chồng ta,

Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.

Y[sửa]

  • Yêu nhau yêu cả đường đi,

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

  • Yêu nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

  • Yêu nhau cởi áo trao nhau,

Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay.

  • Yêu nhau củ ấu cũng tròn,

Ghét nhau thì củ bồ hòn cũng vuông.

  • Yêu nhau cau bảy bổ ba,

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.

Những bài ca dao khác[sửa]

  • Tiền trao cháo múc

Không tiền cháo trút trở ra

Tin nhau buôn bán cùng phịch nhau

Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời

Thay gì lừa đảo kiếm lời

Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang

Theo chi những thói gian tham

Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau

Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật giàu sau mới bền

  • Mẹ già như chuối ba hương,

Như cơm nếp mật, như đường mía lau.

Đường mía lau càng lâu càng ngát,

Cơm nếp mật ngào ngạt hương say.

Ba hương lây lất tháng ngày,

Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.

Mẹ già như áng mây trôi,

Như sương trên cỏ, như lời hát ru.

Lời hát ru vi vu trong gió,

Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan.

Mây trôi lãng đãng trên ngàn,

Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.

Xem tiếp[sửa]

  • Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hước
  • Ca dao Việt Nam về tình yêu quê hương, đất nước, con người
  • Ca dao Việt Nam về quan hệ xã hội
  • Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình
9 tháng 9 2018
  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

21 tháng 10 2016

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.Chúc bạn học tốt!
21 tháng 10 2016
 

Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người.

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.
Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.a) - Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân...
Đọc tiếp

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

a) 

- Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

- Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. 

- Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].

(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)

b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

(Di chúc)

1
16 tháng 7 2017

 a, Đoạn trích thứ nhất

    - Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

    - Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

    Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    b, Đoạn trích thứ hai

    - Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

    Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.