K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2019

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào đề: Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu trong đó con người là những người du hành không biết mệt mỏi. Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri thức và hiểu biết phong phú thì sao chúng ta cần không ngừng cố gắng, vươn lên, thành quả của mọi nỗ lực là những trải nghiệm đáng quý nhất.

II. Thân bài

– Định nghĩa về trải nghiệm: Trải nghiệm là tổng hợp những tri thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với những sự vật, sự kiện.

– Trải nghiệm là thành quả giá trị không chỉ để chúng ta học tập mà còn là những khám phá thú vị để ta trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

– Trải nghiệm không chỉ là việc khám phá một mảnh đất mới, thưởng ngoạn một danh thắng mà còn là cơ hội để chúng ta học tập, tích lũy thêm những kinh nghiệm, rèn luyện những kĩ năng cần thiết

– Tích cực tham gia vào một hoạt động nào đó, thực hiện một mục tiêu nào đó không phải bao giờ chúng ta cũng sẽ đạt được thành công nhưng chắc chắn ta sẽ có thêm những trải nghiệm ý nghĩa

– Để có trải nghiệm chúng ta đừng ngại gian khổ, ngại hi sinh, thất bại bởi sau tất cả những khó khăn, thử thách trong hoạt động khám phá, dù không thành công chúng ta cũng đã tự tích lũy cho mình một vốn hiểu biết thật phong phú .

– Trải nghiệm giúp con người luôn bình tĩnh, mạnh mẽ trong cuộc sống bởi họ đã có trải nghiệm và họ biết mình cần làm như thế nào.

– Để có những trải nghiệm, chúng ta hãy hành động, tự mình tham gia để cảm nhận được những thành quả từ những hoạt động ấy.

III. Kết bài

- Trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành và phát triển của con người. Vì vậy đừng ngại những hoạt động, hãy xách ba lô đi để trải nghiệm, phát triển các bạn nhé.

I. Mở bài:

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
II. Thân bài:

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.

Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

2. Bàn luận về tinh thần tự học.

a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp:

– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

– Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .

– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động:

Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết bài: Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa, học mãi”.

22 tháng 9 2021

lên mạng tìm đi bạn

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách,...
Đọc tiếp

Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào…Những người trẻ có thể ngồi “ chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc… xuất hiện ngày càng nhiều cũng một phần có lý do từ việc ảnh hưởng của thế giới ảo đó. Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại nhưng để phát huy hiệu quả những tính năng, tiện ích của nó, giới trẻ nên tập thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh.
Thực hiện các yêu cầu sau:
câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Câu văn “Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc…,” được sử dụng biện pháptu từ nào? Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu.
Câu 3. Khái quát nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, em rút ra bài học gì khi sử dụng điện thoại thông minh?

2
18 tháng 4 2022

C1 : Nghị luận.

C2 : BPTT : liệt kê

không có dấu chấm lửng trong câu.

C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.

C4: Em rút ra được bài học :

+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.

+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

18 tháng 4 2022

C1 : Nghị luận.

C2 : BPTT : liệt kê

công dụng của dấu chấm lửng: tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa kể ra hết

C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.

C4: Em rút ra được bài học :

+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.

+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

7 tháng 11 2016

_ Cảnh rừng Việt Bắc : +) tiếng suối như tiếng hát xa.

+) trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa.

=> Ko gian yên tĩnh , trong đêm khuya , âm thanh , ánh sáng .

_ Nghệ thuật : so sánh , điệp từ

<=> Tạo nên 1 bức tranh có 2 màu sáng , tối ; trắng hoặc đen , đó là vẻ đẹp huyền ảo , lung linh , chập chờn , ấm áp , quấn quýt hào quyện vs nhau .

_ Cảnh rừng Việt Bắc trong 1 đêm khuya nhưng ko hoang vắng , lạnh lẽo.

=> Tác gải là ng yêu thiên nhiên .

 

 

7 tháng 11 2016

Bức tranh thiên nhiên không gian : trong rừng ( tiếng suối ) thời gian : buổi tối ( trăng) âm thanh : tiếng suối như tiếng hát cảnh vật có suối , trăng , cổ thụ, hoa. Màu sắc sáng như 1 bức tranh sơn mài. Nghệ thuật so sánh tinh tế tiếng suối như tiếng hát cho thấy sự gần gũi và điệp ngữ : lồng Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Ba vật thể lớn bé cao thấp khác nhau nhưng vẫn lồng vào nhau nâng đỡ chi nhau tại một bức tranh thật lung linh. Qua bài thơ này ta thấy ngoài có lòng yeu nước cong có tình yêu quê hương chân thành sâu sắc.