K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

để mị coi của chị gái coi thế nào hí hí

I. Văn nét chung:

1. Tác giả

2. Hoàn cảnh sáng tác

- Thòi gian : 1948

- Đơn vị : Tây Tiến

+ Địa bàn hct : Tây Bắc

+ Thành phần lính

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Nhan đề, ảm xúc

* lúc đầu:

- cảm nhận chủ đạo

- giúp, đọc nhận ra đối tượng của nỗi nhớ

2. Tìm hiểu các phần

1.2 Hai đoạn thơ đầu:

a) Bức tranh Tây Bắc dữ dội : hùng vĩ

* Biểu hiện:

- địa danh

- bí ẩn, mịt mù

- vực thẳm, hiểm trở của núi cao, dốc đứng

- sức dữ dội của thác, thú dữ

* Nghệ thuật miêu tả:

-  sử dụng danh từ phù hợp

- từ ghép , từ láy tạo hình

- các thanh bằng , trắc

- phép đối lặp

* Hình ảnh người lính tây tiến

b) Đoạn 2 : Tây bắc diễm lệ, trữ tình

* Cảnh đêm liên hoan :

- tưng bừng, náo nhiệt

- cảm xúc lãng mạng đa tình

* Khung cảnh chiều sương ở tây bắc:

- Tĩnh lặng, huyền ảo

- Cảm xúc : bâng khuâng buồn

2.2 Hình ảnh người lính tây tiến( đoạn 3 )

a, vẻ đẹp ngoại hình

- Các chi tiết:

+ gầy gò, tiền tụy

+ lạ : phong thái

- Bút pháp : hiện thực, lãng mạng

b, vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng

* Vẻ đẹp tâm hồn

- Mộng - khát vọng lập chiến công - vẻ đẹp anh hùng

- Giấc mơ - dáng kiều thơm - khát vọng tly . hạnh phúc - đa tình, hào hoa

* Vẻ đẹp lí tưởng

* Vẻ đẹp của sự hy sinh

Em không biết gì hết đâu chị nhé. Em chép nguyên vẹn của chị em rồi ạ. Chả biết có đúng không

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

27 tháng 1 2022

TYSM!!!!!

27 tháng 4 2021

Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:

              "Bỗng nhận ra hương ổi

                Phả vào trong gió se

                Sương chùng chình qua ngõ

                Hình như thu đã về".

Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:

                  "Hình như thu đã về".

Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.

*Chú thích:

(1): Thành phần cảm thán

(2): Câu phủ định

24 tháng 4 2022

dunno

6 tháng 11 2017

Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học nước ta trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng, truyền thống ấy lại càng được phát huy mạnh mẽ.

Ta hiểu vì sao, trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ Chủ nghĩa yêu nước đã là chủ đề nổi trội nhất của văn học Việt Nam... Chủ nghĩa yêu nước trong văn học có một nội dung hết sức phong phú và những hình thái biểu hiện vô cùng đa dạng, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử khác nhau, và tuỳ theo những môi quan hệ khác nhau của mỗi cây bút đối với đất nước, với nhân dân mình, đối với truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc mình.

Một trong những biểu hiện cảm động của lòng yêu nước trong văn học là phát hiện và diễn tả vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Nói đến hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến, trước hết phài kể đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

1. Trong bài Tây Tiến, với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng bắt ngay lấy những cảnh dữ dội và hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời;

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

Nhà ai pha luông mưa xa khơi...

Nhưng, với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ cũng rất nhạy cảm với vẻ đẹp có tính chất xứ lạ phương xa của những cô Xoè Thái và hình ảnh giàu chất thơ của những dòng sông Tây Bắc rất đỗi trữ tình đổ xuôi giữa hai bờ hoa cỏ:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa...

2. Đất nước trong thơ Hoàng Cầm Bên kia sông Đuống lại gần với một vùng văn hoá Kinh Bắc cổ kính, ở đây mỗi thôn xóm mỗi quả đồi, ngọn núi đều có dấu tích một truyền thuyết lịch sử, gắn với một mái đình, một ngôi chùa, một ngọn tháp.. Đây cũng là quê lương của tranh làng Hồ, của hát Quan họ của những hội làng nô nức vào những dịp đầu xuân... Chỉ cần nhắc đến những địa danh nào đó là mỗi người Việt Nam tưởng như động đến những gì thân thiết nhất và đáng tự hào nhất về quê hương đất nước mình:

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đinh đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút tháp

Giữa huyện Long Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu...

Trên vùng đất cổ kính ấy, thường thấy thấp thoáng hình ảnh nhừng cô gái Kinh Bắc thật tươi tắn và dịu dàng, "cười như mùa thu toả nắng".

Nhưng giặc đến. Tất cả đều tan tác. Bài thơ là một mạch tình cảm dạt dào đầy xót xa, đau đớn và căm giận…

 3. Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi lại có màu sắc khác, ấy là Đất nước được nhìn ngắm qua con mắt cùa một người vừa giành được quyền làm chủ. Vì thế những cảnh vật dù rất đỗi bình thường quen thuộc cũng trở nên mới mẻ, đằm thắm, rộn ràng và rộng dài bát ngát:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa...

Nhưng thiên hướng của Nguyễn Đình Thi là thế: hình ảnh đất nước dưới ngòi bút của ông thường hiện ra cảm động nhất là trong dau thương, bất hạnh. Vì thế, cảnh dù giàu chất thơ vẫn pha vị ngậm ngùi:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lả rơi đầy....

(...) Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Qua thơ Nguyễn Đinh Thi, dường như chỉ trong đau thương, đất nước mới thế hiện đậm nét vẻ đẹp và phẩm chất anh hùng:

Nước Việt Nam từ máu lừa

Rũ bùn dứng dậy sáng loà.

4. Có lẽ đẹp hơn cả là hình ảnh đất nước trong thơ Tố Hữu. Có thế nói bài Việt Bắc là mội bức tranh đầy màu sắc và chất thơ về rừng núi chiến khu. quê hương cách mạng. Với Tố Hữu, cảnh bao giờ cũng gắn với người và lung linh một thứ ánh sáng riêng rất đỗi trong trẻo dịu dàng - ánh sáng của lý tưởng và của một hồn thơ giàu tình mến thương:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung...

Đó là cành và người qua nỗi nhớ của Tố Hữu. Nhớ nhất  là những ngày gian nan vất vả, cùng nhân dân chia ngọt xẻ bùi:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi...

5. Nói đến nhừng bài thơ đặc sắc nhất ra đời vào khoảng 1960, phải kể đến bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Tác phẩm giầu tính tượng trưng, ông sáng tạo nên hình ành Tây Bắc như là biểu tượng của Đất nước, của nhân dân, của truyền thống kháng chiến, của sự sống, của nguồn thơ:

Nhựa nóng mười năm, nhân dân máu đổ

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ...

Tác giả đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh rất cảm động về Đất nước quê hương, khi ý nghĩa biểu tượng, tư tưởng triết lý gắn được với những kỉ niệm cụ thể và thắm thiết về cành và người mà ông đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở. Chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương...

6. Một trong những nét mới của quan niệm về đất nước trong văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám là quan niệm đất nước là cùa nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra đất nước, mở mang đất nước và bào vệ đất nước. Quan niệm này đã thể hiện một cách khá thống nhất trong các bài thơ đã phân tích trên đây (Tây Tiến, Bên kia sống Đuống, Đất nước, Việt Bắc và Tiếng hát con tàu). Quan niệm ấy càng được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975).

Đó chính là chủ đề của trích đoạn Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Đỉềm.

Đoạn thơ dùng phương thức trữ tình - chính luận, phát biểu một định nghĩa về khái niệm đất nước theo quan niệm nói trên.

Trước hết đất nước là một cái gì tuy thật lớn lao - là "Thời gian đằng đằng, không gian mênh mông" - nhưng không hề trừu tượng và xa lạ. Nó là miếng trẩu bà ăn, là cái kèo cái cột trong nhà, là hạt gạo một nắng hai sương, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm v.v... Nghĩa là hết sức gần gũi, thậm chí là máu thịt của mỗi chúng ta:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất nước

Đất nước, ấy là công trình sáng tạo của nhân dân. Nhân dân mỡ màng, xây đắp đến đâu thì đặt tên đến đấy. Mỗi tên gọi là một ước mơ, một nỗi niềm trăn trở, một lối sống, một niềm tin:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gỏt ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương...

Tóm lại Đất nước chính là những cuộc đời - "Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Đất nước, ấy là lịch sử. Lịch sử dựng xây và bảo vệ. Có được Đất nước hôm nay, biết bao lớp người đã phải đổ mồ hôi và máu. Để truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng, hòn than nhóm lửa, truyền lại cho ta tiếng nói và văn chương - những ca dao, thần thoại... Và khi:

Cỏ ngoại xâm thi chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất nước này là Đất nước nhân dân.

Tóm lại, trích đoạn Đất nước là một định nghĩa bằng thơ. Nó phài dùng nhiều yếu tố của văn chính luận, nhưng không đến nỗi khô khan. Vì tác giả đã khéo khai thác kho tàng phong phú của văn hoá dân gian để tạo nên một thế giới hỉnh tượng vừa quen thuộc vừa mới mẻ, giàu ý nghỉa tượng trưng khái quát mà vẫn cò thể lay động lòng người.

Đổi với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước có thể coi là cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất. Giặc Pháp rồi giặc Mỹ đã đập mạnh vào cái huyệt thần kính đó. Chúng đã phải trả giá bằng thất bại nhục nhã trước sức mạnh của lòng yêu nước đó. Đấy là cơ sở tư tưởng cùa dòng thơ yêu nước dồi dào phong phú tuôn chảy suốt 30 năm của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Mỗi bài thơ là một phát hiện về đất nước đẹp và hùng trong chiến đấu và chiến thắng.

7 tháng 11 2017

a) Giải thích nhận định :
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
b) Phân tích , chứng minh :
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.
c) Đánh giá chung : 
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn.

=^.^=

Thanks ^^

2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải và khổ 2 bài ''Mùa xuân nho nhỏ''.

TB: Phân tích đoạn thơ:

"Mùa xuân người cầm súng
=> Những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ mùa xuân cho quê hương.

Lộc giắt đầy trên lưng
=> Từ ''lộc'' được hiểu theo 2 nghĩa: lộc non của hoa lá và lộc của niềm tin chiến thắng bên quanh người lính. Người dân ta luôn có lòng tin vững vàng vào mùa xuân chiến thắng.

Mùa xuân người ra đồng
=> Hình ảnh người nông dân ra đồng với nhiệm vụ tạo ra những sản phẩm cho đất nước

Lộc trải dài nương mạ”.

=> Với người nông dân ''lộc'' chính là sự bội thu mùa màng, ấm no

=> Nhà thơ sử dụng các điệp ngữ ''Mùa xuân'', ''lộc'', ''người'' để nhấn mạnh vào mùa xuân của con người với hình ảnh sóng đôi để tô đậm hình ảnh của những nguồn lực chủ yếu của đất nước.

KB: Bày tỏ tình cảm của em với khổ thơ

_mingnguyet.hoc24_

2 tháng 2 2023

Bạn cần đưa bài thơ (ngữ liệu) lên luôn nhé.

11 tháng 6 2021

tk : Những tín hiệu báo thu về được nhà thơ Hữu Thỉnh miêu tả thật sâu sắc qua khổ thơ đầu bài thơ" Sang Thu ".(1)"Bỗng nhận ra hương ổi": Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải là với sắc vàng của hoa cúc, sắc trời xanh biết hay là mùi hương cốm mới,.....mà là với mùi hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến.(2)"Phả vào trong gió se": Động từ "phả" làm cho làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất trong làn gió se - làn gió heo may mang hơi lạnh và khô.(3)Cùng với hương ổi phả vào trong làn gió se nhè nhẹ của mùa thu là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ: "Sương chùng chình qua ngõ".(4)Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian.(5) Ẩn trong hình ảnh đó, nghệ thuật nhân hoá khiến cho làn sương như mang tâm trạng của con người: Nó cũng như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa.(6) Từ "ngõ" ở đây vừa có thể hiểu là ngõ tả thực và cũng có thể hiểu là ngõ cửa giao mùa giữa hạ và thu.(7) "Hình như thu đã về" : Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" chỉ cái đã xảy ra đã diển tả được tình yêu mùa thu của tác giả.(8) Cùng với đó, từ "Bỗng" ỡ câu thơ đầu cũng thể hiện tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên của người thi sĩ, nó kéo con người ta ra khỏi bộn bề của công việc để trở về với thiên nhiên.(9) Và dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không giám tin là thu đã về.(10) Đây chính là một lời thông báo đầy ý nghị của tác giả: Thu đã về.(11) Bằng sự cảm nhận tinh tế, một hồn thơ nhẹ nhàng, khả năng kết hợp từ thật độc đáo, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật đẹp, qua đó thể hiện tình yêu mùa thu, tình yêu thiên nhiên của chính bản thân mình.(12)

2 tháng 4 2020

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống:

"Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng!".

"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

#tham khảo#

chúc bạn học tốt