K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2018

Cuộc sống đầy biến động . Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tái mái trường Thuận Thành yêu dấu này . Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường , thăm thầy , thăm cô.
Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn . Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở hà nội

Bánh xe lăn đều và nhan htreen con đường quen thuộc . Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường . Lòng tôi cứ bồn chộn rạo rực . Xe dừng lại ngay trước cổn gtruwonwfg. Cảnh trường khac sxuwa nhiều quá tôi gần như ko thể nhân jra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay , giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp . CỎng tường này là này là nơi lũ học trò chung tôi vẫn đợi nhau . Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó ...Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm...Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đua hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm ....cùng các bạn . Nước mắt tôi ứa ra , họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang . Tôi không thể kìm nổi xúc động này . Thầy cô ơi .. tiếng gọi sao mà thân thương quá . Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa , tôi bước vào , hàng vú sữa đã thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc, hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời . Ve kêu râm ran .ve ve ...Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấo thơ đẹp đẽ . Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này . Tôi lẩm bẩm " hàng gế đá , xanh hàng cây góc sân trường , bạn thân hỡi ..." tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi..Xúc động !

Tôi ghét lại chỗ hàng liễu xanh rì , đó là nơi tôi và các thầy cô cùn gcacs bạn chụp bức hình cuối cùng " bức ảnh " tôi nghĩ trong dầu và chạy lại về phía phi cơ Tôi bới tung va li tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi ! mắt tôi sáng lên vui vẻ Tay tôi lướt trên bướt ảnh , lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các b ạn . nƯớc mắt trao dâng , cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi

Tôi chạy vào văn phfong , chẳng có ai ngoài Bác hiền bác bảo v ệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng . Bác quý học sinh như con của mình . Bác dã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa . Hồi đó bố mẹ gởi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi . Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác . hai b ác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ . Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đún gđắn . Tôi tiến gần chỗ bác :

Bác...bác hiền ơi..>! tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi , chăm chú nhìn
Trang...hã ?

Giọng bác run run , mát bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ . Bác trách tôi:
Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiu chuyện mà chẳng biết kể với ai , bác cứ ngóng mày mãi \! THẾ Hôm nay có việc gì mà lại về đây

Cháu về thăm bác . Tôi đùa
Thăm bác ? lại xạo rồi Bác cười hiền hậu . 

Sao bác biết ? tôi nũng nịu > Cháu đùa thôi . HÔm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường
à ! ra thế >Bác cười
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật vui vẻ . Một lúc bác hiền bảo 
Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây
BỌn tôi ngồi đùa 1 cách vui vẻ . nhác thấy xa có bo ngs người quen quen tôi tìm lại kí ức " cô huyền ' tôi nghĩ . Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa . \ĐÚNG rồi tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm lấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi :
Cô không khỏe ạ \! tôi thắc mắt
à...ừ ...! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt

Tôi lúng túng hỏi

Thế cô uống thuố chưa à ? cô đừng quá sực cô à ! Cô nhfin tôi với con mắt trìu mến . 2 cô trò trò chuyện với nhau cả buổi sáng . CÔ hroi tôi nhìu về cuộc sống của tôi .CÁc thầ y cô khác trng trường cùng đến nhưng chảng còn ai , toàn giáo viên trẻ . Cô đứng lên nghiêm mặt
Trang!
Dạ! tôi bật dạy
Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ cô vẫn cưng tôi như ngày nào toi hôm đó , tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi ngủ với cô , 2 cô trò nsoi chiện thâu đêm suốt sáng.

8 tháng 8 2018

Cuộc sống đầy biến động . Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tái mái trường Thuận Thành yêu dấu này . Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường , thăm thầy , thăm cô.
Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn . Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở hà nội

Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc . Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường . Lòng tôi cứ bồn chộn rạo rực . Xe dừng lại ngay trước cổn gtruwonwfg. Cảnh trường khac sxuwa nhiều quá tôi gần như ko thể nhân jra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay , giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp . CỎng tường này là này là nơi lũ học trò chung tôi vẫn đợi nhau . Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó ...Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm...Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đua hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm ....cùng các bạn . Nước mắt tôi ứa ra , họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang . Tôi không thể kìm nổi xúc động này . Thầy cô ơi .. tiếng gọi sao mà thân thương quá . Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa , tôi bước vào , hàng vú sữa đã thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc, hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời . Ve kêu râm ran .ve ve ...Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấo thơ đẹp đẽ . Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này . Tôi lẩm bẩm " hàng gế đá , xanh hàng cây góc sân trường , bạn thân hỡi ..." tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi..Xúc động !

Tôi ghét lại chỗ hàng liễu xanh rì , đó là nơi tôi và các thầy cô cùn gcacs bạn chụp bức hình cuối cùng " bức ảnh " tôi nghĩ trong dầu và chạy lại về phía phi cơ Tôi bới tung va li tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi ! mắt tôi sáng lên vui vẻ Tay tôi lướt trên bướt ảnh , lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các b ạn . nƯớc mắt trao dâng , cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi

Tôi chạy vào văn phfong , chẳng có ai ngoài Bác hiền bác bảo v ệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng . Bác quý học sinh như con của mình . Bác dã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa . Hồi đó bố mẹ gởi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi . Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác . hai b ác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ . Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đún gđắn . Tôi tiến gần chỗ bác :

Bác...bác hiền ơi..>! tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi , chăm chú nhìn
Trang...hã ?

Giọng bác run run , mát bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ . Bác trách tôi:
Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiu chuyện mà chẳng biết kể với ai , bác cứ ngóng mày mãi \! THẾ Hôm nay có việc gì mà lại về đây

Cháu về thăm bác . Tôi đùa
Thăm bác ? lại xạo rồi Bác cười hiền hậu . 

Sao bác biết ? tôi nũng nịu > Cháu đùa thôi . HÔm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường
à ! ra thế >Bác cười
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật vui vẻ . Một lúc bác hiền bảo 
Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây
BỌn tôi ngồi đùa 1 cách vui vẻ . nhác thấy xa có bo ngs người quen quen tôi tìm lại kí ức " cô huyền ' tôi nghĩ . Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa . \ĐÚNG rồi tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm lấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi :
Cô không khỏe ạ \! tôi thắc mắt
à...ừ ...! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt

Tôi lúng túng hỏi

Thế cô uống thuố chưa à ? cô đừng quá sực cô à ! Cô nhfin tôi với con mắt trìu mến . 2 cô trò trò chuyện với nhau cả buổi sáng . CÔ hroi tôi nhìu về cuộc sống của tôi .CÁc thầ y cô khác trng trường cùng đến nhưng chảng còn ai , toàn giáo viên trẻ . Cô đứng lên nghiêm mặt
Trang!
Dạ! tôi bật dạy
Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ cô vẫn cưng tôi như ngày nào toi hôm đó , tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi ngủ với cô , 2 cô trò nói chuyện thâu đêm suốt sáng.

Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường dầy xúc đọng cảu tôi . TÔI RA Về , tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác HIỀn và cô sẽ trở lại vào 1 ngày ko xa . chuyến đi nàu đã giúp tô đậm thêm những kỉ niêm về mọi người , về thầy cô và các bạn . Ngay ngày sau đó bài phòng sự về trường Thuận Thanh đã được in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc.

 

11 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Nhân ngày 20 tháng 11, em về thăm lại mái trường xưa. Nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ.

Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn dòng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được quét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xuê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?” Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám.

 

Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:

- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.

Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:

- Học sinh cũ của mấy anh chị à!

Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:

- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?

Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:

- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.

- Vậy à? – cô đáp.

Em hỏi cô:

- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.

 

- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.

Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm:

- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.

Cô trả lời:

- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.

Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.

Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

1 tháng 3 2022

Tham khảo bài 1:

Tuần trước đã diễn ra lễ kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Tôi đã có dịp về thăm lại mái trường cấp hai yêu dấu sau mười năm xa cách.

Vẫn là mái trường Trung học cơ sở Ban Mai, nhưng lại có thật nhiều thay đổi sau nhiều năm. Đứng từ ngoài nhìn vào, trông nó thật rộng lớn và đẹp đẽ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Khi bước vào bên trong sân trường được lát gạch, rất rộng nhưng không có một chút giấy rác nào. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò.

Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Vẫn là những dãy nhà quen thuộc. Nhưng chúng đã được sửa sang nên trở nên khang trang hơn. Bên ngoài các dãy nhà đều được quét sơn màu vàng óng. Bên trong các phòng học cũng được trang bị tiện nghi hơn, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Các phòng học không chỉ có đầy đủ các thiết bị học tập. Mà còn được trang bị thêm máy chiếu, điều hòa…

Lúc này, không khí của buổi lễ kỉ niệm thật sôi nổi. Rất nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ ngôi trường này đã trở về. Hôm nay, các thầy cô đều ăn mặc rất trang trọng. Các cô mặc áo dài đồng phục đỏ thắm. Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi trắng. Khuôn mặt của ai cũng mừng rỡ khi gặp lại các học trò của mình.

Tôi cũng gặp lại cô giáo chủ nhiệm năm xưa. Tôi hạnh phúc ôm chầm lấy cô. Cô ân cần hỏi thăm sức khỏe, công việc của tôi. Hình ảnh của cô trong kí ức với hiện tại không có sự thay đổi. Cô vẫn trẻ trung như trước đây, mỉm cười chào hỏi chúng tôi. Những người bạn cũ đã lâu không gặp giờ cũng có dịp gặp lại. Chúng tôi đều đã trưởng thành hơn. Mỗi người đều thành công ở một khía cạnh khác nhau. Những nụ cười, những tấm ảnh là điều còn lại sau buổi gặp gỡ.

Buổi lễ kỉ niệm trường thật đáng quý. Chúng tôi như được trở lại với những năm tháng tuổi học trò. Tôi yêu biết bao mái trường cấp hai - nơi đã lưu giữ thật nhiều kí ức đẹp của mình.

Tham khảo bài 2:

Trong suốt cuộc đời dài và rộng của con người, thì những tháng năm được ngồi trên ghế nhà trường là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất bởi khi ấy, ta chỉ là những đứa học trò hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ, không bị tiền bạc áo cơm đè nặng trên đôi vai. Tôi cũng có những năm tháng như vậy với những kỷ niệm đẹp đẽ dưới những mái trường thân yêu bên cạnh những người bạn và thầy cô yêu quý. Một trong những kỷ niệm mà tôi nhớ nhất không bao giờ quên với thầy cô giáo của mình là khi tôi học lớp ba, bị trượt kỳ thi học sinh giỏi.

Khi tôi còn nhỏ, tôi đã được cha mẹ dạy rằng phải học hành thật tốt, như vậy mai sau mới đỡ vất vả. Suy nghĩ ấy đã hình thành trong con người tôi bởi thế cho dù khi còn bé đến lúc lớn lên tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ vì tương lai của bản thân. Khi tôi còn học lớp ba, tôi đã rất cố gắng rất nhiều trong những môn văn hóa như văn và toán. Bởi vậy ngay từ đầu năm, tôi đã dễ dàng để lại ấn tượng tốt trong lòng cô giáo của tôi khi đó, cô Hà – giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Cô luôn giúp đỡ tôi trên lớp, tận tình giảng dạy và chỉ bảo cho tôi. Tôi còn nhớ, có một lần tôi viết văn được cô cho mười điểm. Điểm mười ấy giống như một dấu ấn ghi nhận năng lực của tôi, luôn nhắc nhở tôi phải cố gắng hơn nữa để học tốt môn học này. Cô Hà luôn khuyến khích tôi sáng tạo trong các bài văn của mình. Nhờ có sự nhiệt tình của cô mà lòng tôi như được thổi lửa, tôi yêu môn văn lúc nào không hay. Cô luôn trêu tôi: “Em có tố chất học văn đấy. Cố lên! Biết đâu mai sau trở thành cô giáo như cô thì sao?” Mỗi khi ấy, tôi chỉ biết cười với cô nhưng trong lòng tôi vui lắm, cảm thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để cố gắng hơn trong học tập. Trường tiểu học của tôi hồi ấy cuối năm nào cũng tổ chức thi học sinh giỏi để các học sinh có cơ hội được cọ sát và rèn luyện bản thân. Năm ấy, tôi cũng thấy mình náo nức, có chút phấn khích đợi chờ vào cuộc thi cuối năm để có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân mình. Ngày thi cuối cùng cũng đến. Lúc làm bài thi do chủ quan, đinh ninh mình sẽ làm được nên tôi cũng không đọc kỹ đề bài, chỉ đọc lướt qua đề bài văn và cứ thế cắm cúi viết mà chẳng hề hay biết mình đã lạc đề. Hôm ấy đi thi về, cô giáo có hỏi qua thì tôi cũng cứ thế tự tin trả lời rằng mình làm bài tốt. Mấy ngày sau đó, tôi cũng không nghĩ về bài làm quá nhiều nữa mà bắt đầu nghỉ xả hơi. Đến một buổi tối, mẹ tôi đi làm về thông báo cho tôi rằng hôm nay cô giáo có gọi cho mẹ nói kết quả thi học sinh giỏi. Lúc nghe lời mẹ nói, tai tôi như ù đi, tôi không nói gì được vì sốc, chỉ biết cứ thế chạy vội lên phòng không chịu ra ngoài vì quá thất vọng vì bản thân: môn văn tôi dưới trung bình dù cho đấy là môn mà tôi tự tin nhất. Tôi chỉ biết tự trách bản thân, tại sao lại ngu xuẩn đến mức chủ quan mà không đọc kỹ yêu cầu của đề để rồi đến cuối cùng lại xảy ra sai lầm ngu ngốc như thế. Cả buổi tối hôm đấy, tôi cứ nằm trong phòng khóc mà ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau dậy, đầu tôi đau như búa bổ, cảm thấy cả người mình mẩy đều mệt mỏi rã rời, không những thế còn thấy nóng bừng khó chịu. Lúc đi qua chiếc gương ở phía tủ quần áo tôi mới để ý cả mặt đều nổi lên những chấm đỏ rất dễ sợ, vội bảo mẹ thì mới biết mình bị sốt phát ban. Lúc ấy tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất: “Sao số mình xui xẻo thế, đã thi trượt học sinh giỏi lại còn bị ốm cùng lúc thế này!”. Do cơn sốt nên cuối cùng hôm chụp ảnh tập thể lớp cuối năm ấy tôi đã không thể đến. Mấy ngày sau đến trường, tôi không dám nhìn thẳng mặt cô, lúc nào cũng chỉ biết cúi gằm xuống mặt đất vì cảm thấy bản thân đã làm cô thất vọng. Thế nhưng ngay buổi sáng cô đã gọi riêng tôi xuống sân trường khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Cô nói:

- Đứa trẻ ngốc, cô nghe mẹ em kể lại rồi. Việc gì em phải làm khổ mình như thế. Người xưa đã có câu: thắng không kiêu bại không nản. Trong đời học sinh của em còn nhiều cuộc thi thử thách hơn này nhiều, vậy nên đừng có buồn, điều quan trọng là phải biết rút ra bài học để lần sau mình không tái phạm nữa. Vậy nên cô mong em trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội để cố gắng và phát huy bản thân mình hơn nữa nhé!

- Dạ vâng ạ! – Tôi nghẹn ngào mà trả lời.

Tôi sau khi nghe lời dặn dò chỉ bảo của cô xong liền cảm thấy mắt mình có chút cay cay. Cô vẫn luôn quan tâm tôi và mong muốn tôi có thể lớn khôn, trưởng thành hơn nữa trên con đường học tập đầy gian nan. Hơn nữa ngày hôm ấy, tôi còn được cô tặng cho một bất ngờ lớn hơn – tôi được chụp cùng cô một bức hình riêng để làm kỷ niệm cuối năm học. Bức ảnh tôi và cô cùng nhau đứng dưới gốc phượng đỏ rực năm ấy vẫn được tôi giữ gìn đến tận bây giờ. Mỗi lần lôi bức ảnh ra ngắm, tôi lại nhớ về một thời học trò non nớt, đã từng có lúc ngốc nghếch mà mắc phải sai lầm như thế và cũng thấy trong lòng mình ngọt ngào biết bao vì đã có được một người cô giáo đã tận tâm chỉ bảo mình đến như vậy. Lời dạy bảo của cô luôn in sâu trong trái tim tôi.

Giờ đây, tôi đã lớn khôn, đã dần trưởng thành qua từng ngày, cô cũng đã lái biết bao chuyến đò dẫn dắt những lứa học sinh nên người nhưng tôi vẫn giữ liên lạc với cô. Vào những dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, tôi lại về thăm lại trường xưa, thăm lại người cô giáo đã từng dìu dắt mình suốt năm lớp ba. Dù thời gian có trôi qua, tôi vẫn sẽ luôn nhớ về cô – người mẹ hiền thứ hai của tôi cùng kỷ niệm tuổi học trò nhỏ của mình hồn nhiên mà quý giá.

1 tháng 3 2022

thoi bớt tham khảo đi em:<

17 tháng 10 2019

Tham khảo:

1, Hãy Kể Một Kỉ Niệm Khó Quên

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.


Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

13 tháng 11 2019

Tham khảo:

-tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường cũ

Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng dương học tập đầy gian khó, tôi đã đử tự tin dê về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa - nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.

Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường - những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh va thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều.



Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi.

Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét " 9/2 SIU WẬY" trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu " ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG", mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là " 9/2 SIU WẬY" thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương.

Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề " thủ công" độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm ban bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu " Em yêu cô" gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc.

Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.

30 tháng 12 2017

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

25 tháng 12 2016

???????????????????????????????????????????????????????

 

20 tháng 10 2016

Tôi làm người hàng xóm của nhà anh chị Dậu. Nhà tooi cũng nghèo, nhưng làm sao mà nghèo mà lại còn thê thảm như chị Dậu.

Nhà chị vừa phải đóng sưu cho chồng, vừa phải gánh thêm cả suất sưu của người em chồng chế từ năm ngoái. Hôm vừa rồi tôi đã vô tình chứng kiến cảnh chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ đối với tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Chuyện thế này:
Sáng sớm hôm ấy, tôi và mấy người hàng xóm khác của chị Dậu ra đình đea anh Dậu tối qua bị cùm kẹp, hành hạ để thúc sưu đang mê man bất tỉnh.
Chị gọi mãi anh mới tỉnh, về đến nhà, vì cảm thấy quá đáng thương cho tình cảnh của anh Dậu nên tôi đã chạy về đưa cho chị Dậu bát gạo để chị nấu cho cả nhà ăn rồi về nhà nấu cơm.

Đang nấu thì tôi nghe tiếng chó sủa, tiếng tù và mõ inh ỏi vang gần nhà. Tôi lật đật chạy qua nhắc chị Dậu bảo anh Dậu trốn đâu đó thì trốn, kẻo lát người ta đến thúc sưu không có, lại đánh đập thì chị phải nuôi, chăm sóc anh mấy tháng cho hoàn hồn.
Chị dạ vâng rồi bảo: "để cháu cho chồng cháu ăn bài húp đã rồi cháu đưa anh ấy đi trốn, nhịn suông từ tối qua rồi còn gì".
Tôi nghe vậy thì biết vậy, về nhà ăn cơm rồi nằm nghỉ trưa thì thấy tiếng cai lệ và người nhà lí trưởng nhà bên chị Dậu.
Tôi chạy sang, đứng nép ở ách nhà đơn sơ của chị xem thì thấy tên cai lệ tay roi song, tay thước chửi mắng nói:"Thằng kia, tiền sưu đâu? nộp mau".
Nghe vậy, chị Dậu liền nói: "Ông cho chá khất vài bữa, tại nhà cháu phải nuoopj cả suất sưu của chú nó nữa nên đâm ra mới lôi thôi như thế", tên người nhà lí trưởng và tên cai lệ nói: "Mầy nói cho cha mày nghe đấy à? tiền sưu nhà nước mà dám mở mồm xin khất. không nộp, tao dỡ cả nhà máy đi chứ không nói suông như thế này đâu."
Nghe đến đó, tôi sợ quá nhưng vẫn cố nán lại xem thì thấy tê cai lệ cứ sấn tới đòi trói anh Dậu, đòi điệu ra đình.
Tên cai lệ với tên ngươi nhà lý trưởng này tôi biết. Hai bọn hắn chỉ to giọng thế này thôi, chỉ độc ác, tàn nhẫn thế này chứ cứ nhìn thấy mấy ông lớn là lại co rúm vào, nịnh nọt, xu nịnh đủ kiểu để lấy lòng.
Trước mặt dân thi cứ ra oai thế này, tân nhẫn, hung dữ thế này thôi nhưng tí về báo cáo với ông lớn lại lễ phép ngay ấy mà.
Nghĩ bụng thế nhưng tôi sực nhớ ra mình đang nép ở nhà chị Dậu lúc hắn đạp vào người chị Dậu rồi sấn tới chỗ anh Dậu, chị dậu nói "nhà cháu đang khó khăn, mong ông trông lại ạ!" tên cai lệ bịch mấy phát vào ngực chị rồi lại sai tê người nhà lí trưởng bắt trói anh Dậu. Tên người nhà lý trưởng thấy anh dậu đang vật vã, không dám làm gì vì sợ nhỡ anh Dậu có hề gì thì biết ăn nói làm sao? tên cai lệ giật chiếc roi trên tay lý trưởng, xông đến anh Dậu thì chị Dậu bảo:"chồng tôi đau ốm, mấy ông không được phép hành hạ".
Vừa dứt lời tên cai lệ đã tát vào mặt chị rồi sấn đến anh Dậu có vẻ như bực quá. Chị Dậu bảo:"mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". rồi chị túm tóc tên cai lệ, lẳng cho một cái ngã nhào ra cửa như miệng vẫn thét trói anh Dậu.
Tên lý trưởng thấy vậy liền giơ gậy lên thì bị chị Dậu nhanh hơn túm lấy gậy vứt ra một bên. rồi hai người đu đẩy nhau, áp vào nhau.
Hai đứa trẻ khóc om sòm. Tôi thấy thương quá, muốn vào nhưng chân cứ như bị chôn chặt dưới đất. Tôi nhìn cũng biết, sức lẻo khẻo của hai anh chàng kia làm sao đấu nổi sức khỏe của người đàn bà lực điền như chị Dậu.
Bỗng anh Dậu nói: "đừng đánh người ta, phải tù phải tội. Chị Dậu liền đáp: " nhưng mà họ vô lí quá, tôi không chịu được". Khi hai tên bỏ đi, tôi chạy ngay về nhà vì sợ tên cai lệ bắt tội nghe trộm. lúc đó, tôi thấy phục chị Dậu quá.
Sau câu chuyện đó, nhà chị Dậu trở nên yên bình hơn. Tôi vô cùng khâm phục vì sức phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Hết đấu lí lại đến đấu lực với tên cai lệ và lý trưởng.
Nhưng hầu hết, người dân chúng tôi ai cũng hiểu, chị làm vậy là vì tình thương chồng con, muốn cho hai tên đó biết răng, chị hiền dị, nhẹ nhàng nhận nhục nhưng không có nghĩa là chị yếu đuối.

Chỗ nào có *** không hiểu thì bạn hỏi tớ nhé!

17 tháng 12 2016

Tôi làm người hàng xóm của nhà anh chị Dậu. Nhà tooi cũng nghèo, nhưng làm sao mà nghèo mà lại còn thê thảm như chị Dậu.

Nhà chị vừa phải đóng sưu cho chồng, vừa phải gánh thêm cả suất sưu của người em chồng chế từ năm ngoái. Hôm vừa rồi tôi đã vô tình chứng kiến cảnh chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ đối với tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Chuyện thế này:
Sáng sớm hôm ấy, tôi và mấy người hàng xóm khác của chị Dậu ra đình đea anh Dậu tối qua bị cùm kẹp, hành hạ để thúc sưu đang mê man bất tỉnh.
Chị gọi mãi anh mới tỉnh, về đến nhà, vì cảm thấy quá đáng thương cho tình cảnh của anh Dậu nên tôi đã chạy về đưa cho chị Dậu bát gạo để chị nấu cho cả nhà ăn rồi về nhà nấu cơm.

Đang nấu thì tôi nghe tiếng chó sủa, tiếng tù và mõ inh ỏi vang gần nhà. Tôi lật đật chạy qua nhắc chị Dậu bảo anh Dậu trốn đâu đó thì trốn, kẻo lát người ta đến thúc sưu không có, lại đánh đập thì chị phải nuôi, chăm sóc anh mấy tháng cho hoàn hồn.
Chị dạ vâng rồi bảo: "để cháu cho chồng cháu ăn bài húp đã rồi cháu đưa anh ấy đi trốn, nhịn suông từ tối qua rồi còn gì".
Tôi nghe vậy thì biết vậy, về nhà ăn cơm rồi nằm nghỉ trưa thì thấy tiếng cai lệ và người nhà lí trưởng nhà bên chị Dậu.
Tôi chạy sang, đứng nép ở ách nhà đơn sơ của chị xem thì thấy tên cai lệ tay roi song, tay thước chửi mắng nói:"Thằng kia, tiền sưu đâu? nộp mau".
Nghe vậy, chị Dậu liền nói: "Ông cho chá khất vài bữa, tại nhà cháu phải nuoopj cả suất sưu của chú nó nữa nên đâm ra mới lôi thôi như thế", tên người nhà lí trưởng và tên cai lệ nói: "Mầy nói cho cha mày nghe đấy à? tiền sưu nhà nước mà dám mở mồm xin khất. không nộp, tao dỡ cả nhà máy đi chứ không nói suông như thế này đâu."
Nghe đến đó, tôi sợ quá nhưng vẫn cố nán lại xem thì thấy tê cai lệ cứ sấn tới đòi trói anh Dậu, đòi điệu ra đình.
Tên cai lệ với tên ngươi nhà lý trưởng này tôi biết. Hai bọn hắn chỉ to giọng thế này thôi, chỉ độc ác, tàn nhẫn thế này chứ cứ nhìn thấy mấy ông lớn là lại co rúm vào, nịnh nọt, xu nịnh đủ kiểu để lấy lòng.
Trước mặt dân thi cứ ra oai thế này, tân nhẫn, hung dữ thế này thôi nhưng tí về báo cáo với ông lớn lại lễ phép ngay ấy mà.
Nghĩ bụng thế nhưng tôi sực nhớ ra mình đang nép ở nhà chị Dậu lúc hắn đạp vào người chị Dậu rồi sấn tới chỗ anh Dậu, chị dậu nói "nhà cháu đang khó khăn, mong ông trông lại ạ!" tên cai lệ bịch mấy phát vào ngực chị rồi lại sai tê người nhà lí trưởng bắt trói anh Dậu. Tên người nhà lý trưởng thấy anh dậu đang vật vã, không dám làm gì vì sợ nhỡ anh Dậu có hề gì thì biết ăn nói làm sao? tên cai lệ giật chiếc roi trên tay lý trưởng, xông đến anh Dậu thì chị Dậu bảo:"chồng tôi đau ốm, mấy ông không được phép hành hạ".
Vừa dứt lời tên cai lệ đã tát vào mặt chị rồi sấn đến anh Dậu có vẻ như bực quá. Chị Dậu bảo:"mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". rồi chị túm tóc tên cai lệ, lẳng cho một cái ngã nhào ra cửa như miệng vẫn thét trói anh Dậu.
Tên lý trưởng thấy vậy liền giơ gậy lên thì bị chị Dậu nhanh hơn túm lấy gậy vứt ra một bên. rồi hai người đu đẩy nhau, áp vào nhau.
Hai đứa trẻ khóc om sòm. Tôi thấy thương quá, muốn vào nhưng chân cứ như bị chôn chặt dưới đất. Tôi nhìn cũng biết, sức lẻo khẻo của hai anh chàng kia làm sao đấu nổi sức khỏe của người đàn bà lực điền như chị Dậu.
Bỗng anh Dậu nói: "đừng đánh người ta, phải tù phải tội. Chị Dậu liền đáp: " nhưng mà họ vô lí quá, tôi không chịu được". Khi hai tên bỏ đi, tôi chạy ngay về nhà vì sợ tên cai lệ bắt tội nghe trộm. lúc đó, tôi thấy phục chị Dậu quá.
Sau câu chuyện đó, nhà chị Dậu trở nên yên bình hơn. Tôi vô cùng khâm phục vì sức phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Hết đấu lí lại đến đấu lực với tên cai lệ và lý trưởng.
Nhưng hầu hết, người dân chúng tôi ai cũng hiểu, chị làm vậy là vì tình thương chồng con, muốn cho hai tên đó biết răng, chị hiền dị, nhẹ nhàng nhận nhục nhưng không có nghĩa là chị yếu đuối

14 tháng 10 2017

Bạn zô mạng đi

14 tháng 10 2017

MB:

+ Giới thiệu

+ Con trai trở về thăm cha

TB:

Đoạn 1

+ Cảm xúc khi đc về quê hương

+Cảnh quang của quê hương thay đổi ra sao ?

+ Tìm cha ? Cảm giác khi bt cha mất?

Đoạn 2

+ Tìm ÔNG GIÁO. Đi thăm mộ cha

+Hỏi sự tình của sự việt cha mất

Đoạn 3

+ Cảm thấy bức rức, ân hận

+ Nhớ lại những chuyện của mình với cha

KB:

+ Lời hứa trân trọng mãnh vườn của cha để lại

+ Tự lập sự nghiệp

+ Lời hứa để CHO CHA ĂN NGHĨ NƠI SUỐI VÀNG

Bài văn cụ thể

Bài làm Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.

Dàn ý mình tự lặp còn bài viết mình tra trên mạng bn nhé =) . Chút bn học tốt 😄