K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2018

Chả có j để ns

Chỉ ns là các anh rất đẹp trai, hát hay, rap ngầu, nhảy đẹp,...( liệt kê đến mai chắc cx k hết) 

TUYỆT VỜI

BANGTAN SONYEODAN

8 tháng 8 2018

BANGTAN SONYEONDAN

14 tháng 9 2023

*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

* Giá trị nội dung:

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

* Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.- Tìm đọc trước bài thơ...
Đọc tiếp

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.

1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:

- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.

- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm

- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).

- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận

0
21 tháng 3 2021
Đề 1: Thuyết minh về chiếc kính đeo mát.

Hướng dẫn lập dàn ý: Để thuyết minh cho bài viết này cần chú ý trình bày được cấu tạo, tác dụng, cách bảo quản của kính đeo mắt. Dựa trên sự quan sát những đặc điểm hình thức bên ngoài về hình dáng; màu sắc; chất liệu; chủng loại; cách bảo quản; tác dụng… của từng loại kính sẽ cho ta những khám phá đầy đủ.

Cần dự kiến về phương pháp thuyết minh cho phù hợp với nội dung bài viết, có thể dùng phương pháp định nghĩa, giải thích, so sánh, dùng số liệu, nêu ví dụ.

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kính đeo mắt.

Thân bài

– Hình dáng: mắt kính, gọng kính.

– Màu sắc: trắng, nâu, xám, đen.

– Chất liệu: mi-ca, nhựa, sắt..

– Chủng loại: kính râm, kính lão, kính cận.

– Cách bảo quản: Đựng trong hộp, tránh cọ sát làm xây xước.

– Công dụng: dùng chắn bụi, giúp nhìn rõ chữ, làm đồ trang sức.

Kết bài

Kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích cho con người, nhờ nó mà đôi mắt chúng ta được bảo vệ tốt hơn tránh khỏi các xâm hại từ bên ngoài.

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.

Hướng dẫn lập dàn ý: Để làm tốt đề bài này cần chú ý trình bày cấu tạo của chiếc bút bi, tác dụng của bút dùng để làm gì, cách bảo quản và giữ gìn chiếc bút. Ngoài ra có thể thuyết minh kĩ các bộ phận dựa vào những kiến thức từ thực tiễn mà bản thân em nhìn thấy được, cần có phương pháp thuyết minh phù hợp như: định nghĩa, giải thích, so sánh, nêu ví dụ, dùng số liệu…

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh Chiếc bút bi.

Thân bài

– Hình dáng: Dáng chung của chiếc bút, thân bút, nắp bút, đầu bút, ruột bút.

– Màu sắc: màu sắc từng phần của chiếc bút.

– Cấu tạo của từng bộ phận: nắp bút, thân bút, đầu bút, ruột bút.

– Cách bảo quản: phải đậy nắp, dùng nhẹ tay không ấn mạnh, để nơi khô ráo thoáng mát.

– Công dụng: Dùng trong nhà trường, trong văn phòng các cơ quan.

Kết bài

Bút bi là loại bút thông dụng cho tất cả mọi người, nó được dùng trong các trường hợp khác nhau rất tiện lợi.

Đề 3: Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến.

Hướng dẫn lập dàn ý: Đôi dép lốp cao su là vật dụng được dùng nhiều trong kháng chiến, các em cần tìm tư liệu sau đó quan sát hình dáng bên ngoài, công dụng,… em có thể trích dẫn một vài mẩu chuyện đế thuyết minh cho bài viết thêm hấp dẫn.

Mở bài

Giới thiệu đặc điểm chung nhất về đôi dép cao su.

Thân bài

– Giới thiệu nguồn gốc xuất xứ, những đặc điểm bên ngoài mà em nhìn thấy về đôi dép cao su.

– Màu sắc, hình dáng, chất liệu, công dụng.

– Một số câu chuyện về đôi dép cao su mà em biết.

Kết bài

Đôi dép cao su là vật dụng thân thiết của bộ đội ta thời kháng chiến, đôi dép cao su gắn với hình ảnh Bác Hồ, một con người giản dị sống mãi trong tâm trí người dân Việt Nam.

Đề 4: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

Hướng dẫn lập dàn ý: Chiếc áo dài là trang phục truyền thông của người Việt Nam. Trong bài thuyết minh áo dài cần trình bày những thông tin về lịch sử ra đời, hình dáng, chất liệu, màu sắc… Chiếc áo trải qua thời gian có những biến đổi cách tân trong các thời kì, đến nay vẫn là trang phục tôn vóc dáng người phụ nữ.

Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh áo dài.

Thân bài

– Lịch sử ra đời của chiếc áo dài.

– Hình dáng: chỉ rõ hình dáng chung và hình dáng của từng bộ phận như cố áo, tay áo, thân áo…

– Màu sắc: theo sớ thích của từng người và từng lứa tuổi khác nhau.

– Những tiện lợi khi mặc áo dài

– Cách bảo quản: không được giặt bằng máy, phơi nơi râm mát.

Kết bài

Người phụ nữ Việt Nam luôn tự hào về trang phục áo dài, trải qua biến đối của thời gian nhưng nó không bị lãng quên. Ngày nay, người dân Việt Nam luôn tự hào khi giới thiệu áo dài với bạn bè năm châu, đó là biểu tượng của người phụ nữ Việt, đẹp mà giản dị.

Đề 5: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

Hướng dẫn lập dàn ý: Nón lá là vật dụng quen thuộc với người dân thôn quê hơn là ở thành phố. Để thuyết minh về nón lá cần chú ý trình bày đặc điểm cấu tạo, tác dụng, cách bảo quản… Ngoài ra, bạn có thế kề một vài làng nghề truyền thông làm nón nối tiếng ở Việt Nam, những bài thơ, bài ca nói về chiếc nón để thấy rằng nón là vật dụng gần gũi, quen thuộc với người dân Việt.

Mở bài

Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

Thân bài

– Hình dáng chiếc nón: hình chóp, hình xiên

– Nguyên liệu: lá cọ, mo cau, tre nứa, dây cước, dây len và tranh ảnh đế trang trí.

– Cách thức làm nón: phơi lá cho mềm sau đó là phẳng, làm 16 vòng nón bằng tre chuốt đều nhau, mo cau cắt xếp ngay ngắn trong lớp lá. Khi khâu nón dùng sợi cước khâu theo 16 vòng, mũi khâu đều và thẳng hàng.

– Các loại nón: nón quai thao, nón bài thơ, nón lá già.

– Những nơi làm nón nối tiếng ở Việt Nam: nón làng Chuông (Hà Nội), nón Huế, nón Quảng Bình.

– Tác dụng của nón: che nắng mưa, bảo vệ sức khoẻ, làm quà tặng, là vật trang trí.

– Bảo quản: không dùng đựng đồ, không tác động mạnh sẽ làm rách.

Kết bài

Cảm nghĩ của em về chiếc nón, chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi được tạo thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bảo vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng bắp ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phục vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu. Việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian.

Và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để chúng ta có thể sử dụng.

Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút. Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,…

Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đã chế tạo ra cây bút để nhờ đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

tham khảo:

Bút bi là một đồ dùng quen thuộc và rất phổ biến trong đời sống con người. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên và những người làm việc văn phòng, công sở, bút bi là một dụng cụ không thể thiếu.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Điều khiến ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn làm ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938, ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi ra đời, bút bi đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và trở nên thông dụng khắp thế giới.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn.

Bút bi có cấu tạo 3 phần cơ bản là vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong.

Ruột bằng nhựa dẻo hình trụ bên trong rỗng để chứa mực gọi là ống mực. Ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Độ thanh hay đậm của nét bút là do kích thước của viên bi này. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này. Loại ống mực không nạp được thì chỉ sử dụng một lần và không thể bơm thêm mực.

Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có thể có nắp. Bộ phận điều chỉnh bút chính là phần ngòi bút. Ngòi bút được làm bằng kim loại không gỉ để tránh bị gỉ sét theo thời gian. Bên trong nó là một viên bi cũng làm bằng kim loại. Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực được ra đều hơn.

Bút bi có thế có nắp để dậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

So với các loại bút khác thì bút bi phổ biến hơn cả. Bút bi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà giá lại rẻ, thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng, không xảy ra nhiều vấn đề lỗi, cũng không cần phải bảo dưỡng nghiêm ngặt. Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi có tác dụng rất rõ ràng, là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn,… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kì như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu,… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh…

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. Một cây bút tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng. Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu nằm trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học, nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập,…

Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng email vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi, phải không bạn!

Cùng với sách, vở,… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt: dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh làm rơi bút, hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi.

Bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người. Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó bằng công nghệ điện tử, nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Chiếc bút bi giá rẻ nhưng sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được. Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản.

9 tháng 12 2021

Tham Khảo:
Trong cuộc đời học sinh, có lẽ bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập vô cùng quen thuộc đối với mọi người . Cây bút bi đã gắn bó đồng hành với mỗi chúng ta trên những trang giấy hay những bài kiểm tra. Có lẽ vì vậy mà không sai khi nói rằng, bút bi chính là một người bạn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống đặc biệt là đối với những bạn học sinh.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử ra đời của cây bút bi tuy nhiên có một câu chuyện rất phổ biến và khá đáng tin cậy về xuất xứ của cây bút bi như sau: Một người Mỹ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Và sau đó nhiều chiếc bút bi hiện đại khác cũng được sáng chế và ra đời.

Cấu tạo của bút bi gồm có hai phần chính đó là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút bi hầu hết đều được làm bằng nhựa có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại bút hoặc cũng có một số loại bút có vỏ được làm bằng kim loại nhẹ để bảo vệ lớp ruột ở bên trong . Vỏ bút không dài lắm, chỉ từ 12-15cm, rất phù hợp để chúng ta cầm tay viết một cách dễ dàng. Bên trên vỏ có thể in các hình ảnh hoạt hình hoặc các chữ để trang trí cho chiếc bút thêm xinh xắn. Và hầu hết ở phía dưới của vỏ sẽ có ghi tên hãng bút,tên nhà sản xuất và kích cỡ của đầu bút bi. Bên trong chiếc vỏ xinh xắn đó chính là phần ruột của bút. Bộ phận này khá đơn giản chỉ gồm một chiếc ruột bút rỗng bên trong chứa mực để viết và một chiếc lò xo cố định phía đầu bút để thuận tiện cho việc viết lách. Điều đặc biệt là ở đầu ruột bút sẽ có một viên bi nhỏ, kích cỡ chỉ tầm khoảng 5-12mm. Đây chính là bộ phận giúp cho bút có thể viết được và mực có thể ra đều đều. Còn mực bút cũng có rất nhiều loại mực phong phú như đen, xanh, đỏ… rất tiện lợi cho chúng ta lựa chọn thỏa thích. Ngoài ra chiếc bút bi còn có các bộ phận khác như phần nắp bút, nắp bấm… góp phần tạo nên được một chiếc bút bi hoàn hảo.

Chiếc bút bi có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người trong cuộc sống. Nhờ có nó mà mọi người có thể lưu giữ thông tin trên giấy, sử dụng để ghi chép những tài liệu quan trọng. Đây cũng là phương tiện để chúng ta bày tỏ cảm xúc trên trang giấy thay vì nói ra bằng lời. Đặc biệt đối với học sinh, chiếc bút bi là một đồ dùng không thể thiếu và luôn đồng hành với họ trong mọi lúc mọi nơi. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp học sinh viết nên được một bài văn hay, giải được bài toán khó. Một chiếc bút bi tốt có thể giúp người học sinh viết nên ước mơ tươi đẹp của mình. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp gắn kết những người học sinh lại với nhau qua những dòng lưu bút chia tay… Có thể nói bút bi đã trở thành một người bạn đồng hành của mỗi người học sinh trên con đường bước tới tương lai. Chính vì vậy mà chúng ta càng cần phải biết trân trọng và gìn giữ chiếc bút bi của mình, không để nó bị xây xước hay hỏng hóc.

Mặc dù ngày nay đã có rất nhiều các loại thiết bị điện tử có thể thay thế cho bút bi như máy tính, điện thoại…. nhưng có lẽ chiếc bút bi sẽ mãi là đồ dùng tiện ích nhất đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Cây bút bi đã, đang và sẽ mãi là đồ dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.

ŨA BẠN HAY NHƯNG NGẮN THÌ BẠN TỰ KÍM ĐI NKA

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá