K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2018

Tham khảo nhé :

Sau chín tháng học tập, kì nghỉ hè là thời gian không chỉ để các em “xả hơi” mà đây là dịp để các em có những trải nghiệm mới, có những bài học mới lí thú, bổ ích và sinh động tại nơi các em nghỉ hè. Trên thực tế, ở nhiều nơi, bắt đầu bước vào kì nghỉ hè, nhiều phụ huynh đã lo lắng cho việc đưa con đến nhà thầy cô, đến trường để học thêm. Nhiều phụ huynh cho rằng vì trong hè không phải học chính khóa, sợ các em quên kiến thức nên tranh thủ cho con học thêm nhiều dưới mọi hình thức. Điều đó, không chỉ gây nên sự mệt mỏi mà còn tạo thêm áp lực cho các em khi mà thời tiết oi nồng, vừa xong chương trình học chính khóa, các em lại phải bước vào chương trình học thêm liên miên. Và như thế, mùa hè với bao điều bổ ích dường như sẽ qua nhanh đối với các em.

Có những gia đình không đưa con em mình đi học thêm thì lại bỏ mặc các em chìm đắm trong game, điện tử hay tụ tập bạn bè… điều đó không những làm cho con em mình không có kì nghỉ hè đúng nghĩa mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu đối với bản thân các em và xã hội.

Dù ở thành phố, thị xã, khu trung tâm hay vùng nông thôn, các gia đình hãy dành sự quan tâm đúng mức để tổ chức cho các em một kì nghỉ hè bổ ích. Muốn vậy, cần sắp xếp một cách khoa học lịch trình tổ chức và những công việc sẽ thực hiện trong thời gian các em nghỉ hè. Cụ thể là, phụ huynh cần xây dựng kế hoạch cho những chương trình hè.

Thứ nhất là chương trình trải nghiệm thực tế. Chương trình này sẽ dễ dàng hơn đối với đối tượng học sinh ở vùng nông thôn vì thường ngày các em đã được tiếp xúc với cuộc sống nơi thôn dã, đồng quê và trực tiếp thực hiện những công việc thường nhật. Ngoài việc tham gia học kì quân đội do tổ chức Đoàn Thanh niên tiến thành, phụ huynh ở thành phố nên cho con em mình trải nghiệm thực tế qua các hoạt động như dã ngoại, quan sát, tham quan… qua đó, giúp các em vừa được thảnh thơi đầu óc, tâm hồn rộng mở và am hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh mình.

Thứ hai là chương trình về nguồn. Bởi trong năm học, các em khó có thời gian về quê thăm ông bà, anh em hai bên nội ngoại hay đi thăm một số di tích lịch sử của quê hương. Vì vậy, kì nghỉ hè là dịp để bố mẹ hay anh chị tổ chức cho các em về thăm quê, thăm ông bà, thăm một số di tích lịch sử để các em thêm yêu nguồn cội, quê hương bản quán của mình. Nếu có thể, tổ chức cho các em ở cùng ông bà một vài ngày để các em học được và nghe lời chỉ bảo của ông bà.

Thứ ba là chương trình rèn kĩ năng. Đó là chương trình đưa các em về với thực tế cuộc sống, trải nghiệm và qua đó, các em sẽ được rèn những kĩ năng cần có. Chẳng hạn như kĩ năng phòng tránh đuối nước, kĩ năng tránh cảm nắng, kĩ năng giao tiếp với cộng đồng, kĩ năng chia sẻ với những người xung quanh, kĩ năng hòa nhập… Chương trình này giúp các em thêm yêu cuộc sống xung quanh mình, dày dạn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Thứ tư là chương trình kết nối. Học sinh trong thời gian hè có nhiệm vụ phải tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. Vì thế, đây là cơ hội để các em được sinh hoạt trong một môi trường mới, được phối hợp với địa phương để tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như tình nguyện, từ thiện, văn nghệ thể thao… Các em vừa được làm, vừa được trải nghiệm và qua đó sẽ được trưởng thành hơn.

Thứ năm là chương trình củng cố kiến thức. Sau khi tổ chức những chương trình nói trên, để các em không quên nhiệm vụ học tập, phụ huynh cần tổ chức cho con em mình đến trường học hè theo kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hè của nhà trường. Tuy nhiên, việc tham gia học hè ở mức độ vừa phải, chương trình không quá nặng nề dẫn đến gây áp lực cho các em. Trong thời gian này, phụ huynh cần khéo léo tổ chức cho con em mình kết hợp giữa việc học trên lớp với tham gia các công việc thường nhật ở nhà. Như thế, các em vừa được củng cố kiến thức vừa được rèn ý thức tự giác, kĩ năng làm các công việc trong gia đình.

Tùy thuộc vào lứa tuổi, bậc học, phụ huynh cần tư duy và lên kế hoạch cho kì nghỉ hè của con em mình thật khoa học và hiệu quả. Trước khi nghỉ hè, các nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn thêm cho phụ huynh. Hãy tạo cho các em một tâm thế thật thoải mái, hồn nhiên để bước vào kì nghỉ hè đầy bổ ích, hãy cho các em một mùa hè đích thực, để qua đó, các em trưởng thành hơn, có nhiều kỉ niệm đẹp và thêm yêu cuộc sống hơn

3 tháng 8 2018

Hè em đi chơi , cày game , hè rất bổ ích vs em nhưng em bt cô sẽ tặng em 1 điểm 0  => 

10 tháng 5 2021

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”là một bài ca yêu nước vô cùng thắm thiết. Phần sau của bức thư cho thấy tình yêu thiên nhiên của Xi-át-tơn, chan hòa với tình yêu xứ sở. Ông đã khiêm nhường viết
"Tôi biết người da trắng không hiểu cách sốngcủa chúng tôi". Bằng so sánh hai nền văn hóa, hai cách sống của người da đỏ và người da trắng - kẻ đi "chinh phục" là hoàn toàn khác nhau. Người da trắng "lấy đi từ trong lòng đất những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời".Ở thành phố người da trắng "chẳngcó nơi nào yên tĩnh cả, chẳng cỏ nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai". Người da trắng đã bắn hạ hàng ngàn con trâu rừng khi có đoàn tàu chạy qua. Cách nói, cách phê phán của Xi-át-tơn về hành động khai thác đến cạn kiệt, tàn phá môi trường của người da trắng, để lại những bãi hoang mạc, đầy thuyết phục, gần hai thế kỉ sau ta vẫn thấy mới mẻ, sâu sắc.

Xi-át-tơn khiêm tốn tự cho mình là "kẻ hoang dã" ông nói lên với tất cả niềm tự hào về cách sống của người da đỏ. Họ coi dòng sông "là người anh người em", họ cảm thấy "nhức nhối con mắt" nơi thành phố của người da trắng, họ “ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông” v. v ...

Xi-át-tơn nêu lên những lời cảnh báo, những lời khuyên chân thành sâu sắc. Ông cảnh báo: "Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con ngưởi khôngnghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếngtranh cãi của nhữngchú ếch ban đêm bên hồ?". Ông nêu lên điều kiện hay là sự khuyên bảo. Phải biết chung sống, chan hòa với thiên nhiên: "Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú cây cối và con ngườicùngnhau hít thở. Người da trắngcũngcùngchia sẻ, hít thở bầu khôngkhí đó".Những điều kiện mà Xi-át-tơn đưa ra đều hướng về mục tiêu bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Một cách nói trùng điệp, mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục:

 

"Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho...". Hay: "Nếu có bán cho Ngàimành đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nóthành một nơi thiêngliêng cho ngaycả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ". Hay: "Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắn phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em".

Cuối bức thư, Xi-át-tơn nêu rõ mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, phải học cách sống giữa thiên nhiên: "Con người là gì nếu cuộc sống thiếu những con thú?"..."Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc". Và sâu sắc thay khi vị thủ lĩnh người da đỏ nói: "Đất là Mẹ". "Con người chưa biết làm tổ để sống". Biết "làm tổ để sổng" tức là làm cho chính mình! Ngày nay, chúng ta nói: Trái đất và bầu trời là ngôi nhà chung của nhân loại. Bài học yêu quý, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên môi trường là bài học vô cùng sâu sắc đối với mọi người, đối với chúng ta khi đọc "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.

 

Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi "Đất là mẹ", nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay: ... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình. Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ. Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

 

Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ: Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ. Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.

 

Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ. Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là "Mẹ", coi mọi vật xung quanh mình là "anh em", thì người da trắng coi chúng là "kẻ thù", là "vật mua được", "tước đoạt dược"... Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.

 

Xuất phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến "đất" mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến "đất" như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.

 

Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm... Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.

 

Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em. Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.

 

Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.

21 tháng 7 2023

Có lẽ mùa hạ lãng mạn và ngọt ngào bao giờ cũng làm cho con người ta say mê đắm đuối. Đó là thời gian để chúng ta được nghỉ ngơi nhiều hơn, sau một năm học tập miệt mài hay sau những tháng ngày làm việc chăm chỉ. Gắn liền với cái đẹp ấy là một phần kí ức chẳng thể quên về hoa phượng. Đo đỏ khoe sắc rực cả một góc trời như những cây đuốc khổng lồ chiếu sáng khắp nơi càng thắp lên lửa cho mùa hè, gắn bó thân thiết với mái trường!. Rồi hè về mang theo bản hòa ca của những nhạc sĩ ve sầu, luôn là thanh âm sôi động náo nhiệt rộn ràng nhất mà em được nghe. Hơn thế hạ còn có những cơn mưa rào trắng xóa cả đất trời chợt đến rồi lại chợt đi, những cơn gió nam mát rượi đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa nắng gắt. Bên cạnh đó là ngoài kia hồ sen đang nở rộ, những bông hoa khoe ra đài cao của mình dưới ánh sáng gọi ong bướm đến. Cây cối trong vườn đón nhận tinh hoa của đất trời để cống hiến cho đời những trái chín mọng. Khép lại, mùa hè chính là thời gian của niềm vui và tự do mà em tin rằng chắc chắn ai cũng nghĩ như thế. Những kỷ niệm trong những chuyến đi chơi mùa hè sẽ mãi mãi gắn liền với chúng ta và trở thành những câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời ta. Ôi em yêu mùa hạ quá!

28 tháng 7 2016

mùa hè thật thú vị, các bạn nhỉ? các bạn có thấy vậy không? đối với mình mùa hè chứa đầy những kỉ niệm vui mà không kể hết. mùa hè thì các hoạt động bắt đầu như: bơi, du lịch, xem phim.... Đó là nhưng hoạt động bổ ích không kém phần vui vẻ. mà hè này chắc chắn đã nhiều người được đi bơi em cũng vậy. các bạn thấy bơi thế nào ? Nó rất vui đúng không? bởi vì nó xua tan cái ói bực mùa hè mà thì đối với trẻ con chúng mình thì rất nhiều trẻ con thích bơi. mình cũng nằm trong những số đó. Bơi thật thú vị được thoải sức làm những điều mình muốn trên mặt nước mát. Năm nay cũng cũng vậy dù không được đi du lịch nhưng thay vào đó hè này bố mẹ em đã cho em đi bơi. Đó là hoạt động mà hè này em thường xuyên làm. em còn nhớ như in ngầy đầu đi bơi của mình. nó làm cho em vui và hạnh phúc. đó là một ngày nắng ói ơi là ói, nắng như thiêu như đốt. em cùng người thân và hàng xóm rủ nhau đi bơi cho mát. 4h mọi người bắt đầu xuất phát. đích đến là ngầm nhật tiến ( tức sông thương). ở đó thật tuyệt, vừa mới dừng chân chúng em em đã thi nhảy xuống xe. gió thổi hiu hiu qua rồi ngừng lại cho ông mặt trời thổi hơi nắng. nắng còn nhảy múa ở trên mặt sông nữa. trải dài một màu vàng óng ánh. bùm! chúng em nhảy xuống nước. ban đầu lạnh lạnh em cố vận động nhiều dưới nước để ấm lên. mọi người xung quanh đang cố tập bơi - em nhủ thầm. cố gắng nữa mới bơi được chút. mệt em lên bờ nghỉ. rồi tán chuyện với chị hàng xóm. một lúc sau chúng em tiếp tục, nhìn xuống nước mới đục làm sao. mới bơi sải lại quá nắng bọn em rủ nhau sang bên kia vì có bụi tre. mọi người bơi nốt đoạn rồi quàng khăn rồi lên xe đi về. sau đó vẫn còn những lần đi nữa em đã tiến bộ vượt bậc đã biết bơi nhưng chẳng giỏi. những lần đi bơi mà chưa biết bơi em không cảm thấy buồn mà vui vì học được một ít. có câu " có công mài sắt có ngày nên kim mà" ai chưa biết bơi thì tập bơi nhiều nhé. đừng buồn dù các bạn không biết bơi nhưng các bạn bây giờ đã cố gắng sự cố gắng không ngừng nghỉ ấy sẽ giúp các bạn biết bơi ha. em rất thích mùa hè, thích đi bơi được trải nghiệm thật nhiều, em rất vui.

 

6 tháng 3 2020

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

11 tháng 12 2017

Bài làm

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…
Chắc có lẽ,khi đặt bút vào những vần thơ,ý thơ đầu tiên thì kí ức cứ như ùa về một cách mãnh liệt.Như thể hiện rõ tiêu đề tác phẩm ngay hình ảnh đầu tiên,Tế Hành đã nhắc đến Quê hương với con sông thân thương,một tỉnh thuộc miền Trung,nơi hầu như quanh năm các con con sông "khoác lên mình tấm lụa xanh biếc".
Ngoài hình ảnh con sông còn là dòng nước,hàng tre.Những chi tiết đẹp đẽ gắn liền vs đất quê dân giã.Biện pháp nhân hoá,phóng đại,giúp bộc lộ cho người đọc cái nhìn,cái tưởng tượng thật kì thú về dòng nước sông trong vắt như chiếc gương,khẻ làm nền soi cho những hàng tre đung đưa với những chiếc lá được nhà thơ ví von như là "tóc" của con người.Vâng!Nhắc lại màu xanh biếc của sông,đó còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ.Tiếp tục là một hình ảnh so sánh.Đắm mình trong cảnh sông nước khá làm hữu tình,nhà thơ muốn hoá thân vào trưa hè,với những tia nắng rực rỡ,nóng bỏnh nhất "toả" khắp dòng nước trôi.Hai gam màu đối lập vàng của năng-xanh của sông như có sức sống kì diệu,ánh lên một vẻ đẹp lấp loáng như trong thơ Tế Hanh viết.Hơn hết khi khôg gian kỷ niệm hiện lên trog ngần, tỏa nắg và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người,đồng thơi mang đến sức lay độg thật mãnh liệt cho quí độc giả.
Đoạn trích trên đã thật sự để lại ấn tượng sâu sắc với những chi tiết gần gũi thân yêu của vùng quê đất Quảng_nơi chôn nhau cắt rốn của chính Tế Hành,qua đó thể hiện tình yêu,nỗi nhớ trong một tâm cảm về quê hưogw là vô cùng đậm nét.

15 tháng 1 2022

Tế Hanh rất nặng lòng với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của tác giả. Bài thơ được viết ra bằng tất cả những nỗi nhớ, niềm thương đối với quê hương mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Điều mà tác giả nhớ nhất khi xa quê, đó là con sông. Con sông nơi quê hương của ông có “xanh biếc”. Nước trong xanh, trong vắt có thể soi bóng, in bống những hình ảnh đẹp của quê hương. Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường...
Đọc tiếp

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo
3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.
4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác
5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường em
6. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về lòng dũng cảm
7. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về con ếch trong truyện. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
8. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh các bạn học sinh góp tiền, quà để gửi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt
9. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương

Gợi ý :

- Giới thiệu về chủ đề

 

Giúp mik vs mn ơi

9
27 tháng 12 2017

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



27 tháng 12 2017

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

4 tháng 8 2018

Chà, một kì nghỉ hè dài đã trôi qua, lại một lần nữa chúng em cắp sách véo von đùa giỡn chạy trên con đường xưa để đến trường. Ôi, cổng trường kia rồi, chỉ còn cách một đoạn nữa là tới. " Lạ thật ! " em reo lên khi thấy mái trường này có gì đó là lạ. Em vội chạy tới lớp học 5A3 mà mình đã ngó ngiêng xem sơ qua ở năm ngoái vì biết trước sẽ đến học lớp này. Chạy dọc theo hành lang lớp học, em  thấy rồi , kia là bảng tên  lớp 5A3. Em chạy đến và 30 cặp mắt đổ xô về phía cánh  cửa. Một vài bạn reo lên " Ơ kìa, sao đến trễ thế, ta hẹn 6 : 30 mà ! " Em nói rằng : " Xin lỗi, xin lỗi nhé, tại ngày đầu nên không quen dậy sớm ". Thật lạ, các bạn đều trông cao hơn một ít so với năm ngoái, ai cũng đều vui và hí ha hí hửng như chuột. Uyên đến và vỗ vai em : " An à, hè dài quá bạn nhỉ ? Nào, ta vào lớp.". Đã 7 giờ rồi, " Tùng , tùng.tùng " Bác bảo vệ đánh cái trống trường vừa tròn 15 tuổi, nó đã  ở đây từ  lâu rồi, nên cái trống này chẳng có gì xa lạ với các anh chị học ở đây. Cô giáo em bước vào lớp, trang nghiêm và mĩ lệ, cô thắt mái tóc mượt óng lên bằng sợi dây thun màu hồng. Cô nhỏ nhẹ và hiền dịu : " Chào các em, chào mừng các em lên lớp 5, chúc mừng các em đã trở thành học sinh của lớp khối lớn nhất bậc tiểu học là lớp 5, cô mong là các em sẽ cố gắng phấn đấu học tập, nếu các em yếu có gì thì hỏi cô nhé, đừng ngại ngùng, cô biết các em không tiện nói vì ngại và xấu hổ, nhưng đừng lo, cô sẽ không chê bai, các bạn sẽ không nói xấu các em nên đừng tự ti nhé ! " Thật kì diệu, cô giáo mới thật hiền,xinh và giỏi giang. Giờ ra chơi, em biết cô tên là Hiền, thật đúng với tính tình của cô, tiện thể em hỏi cô về chuyện mái trường thì được biết mùa hè vửa rồi nhà trường đã có tu sửa lại tí chút, nên việc em thấy lạ cũng chỉ  là  đương nhiên thôi.

Mình sai thì thôi nha, cũng có thể mình làm lạc đề, nếu có sai thật thì bạn k sai mình nha, tại mình không chép mạng nên thấy chắc mình ghi lạc đê