K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2018

bạn hãy tham khảo ở trên google nha

os_os

26 tháng 7 2018

Nhưng mình chỉ cần viết đoạn văn thôi

29 tháng 9 2019

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.  Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ  “Sinh viên’Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.

Về vấn đề đạo đức của HS hiện nay (nói bao quát là đạo đức thanh thiếu niên - TTN), dư luận xã hội cho rằng: HS “chưa ngoan” là do “nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS”; và do môn giáo dục công dân (GDCD - tức môn giáo dục đạo đức) chỉ là môn học phụ.

Hai cách hiểu như thế về nguyên nhân khiến HS “chưa ngoan” - theo tôi - là không khoa học và chưa nhìn thẳng và nhìn sâu vào hiện thực đời sống xã hội, mà chỉ là sự nhìn nhận vấn đề một cách quá đơn giản, hời hợt, sơ sài, né tránh những gì mà họ cho rằng “phạm húy”(?).

Như chúng ta đã chứng kiến thường ngày, qua các phương tiện truyền thông và nhận định của Bộ Công an:  Tội phạm lứa tuổi TTN nói chung và tội phạm trong HSSV nói riêng đang gia tăng nghiêm trọng và có nhiều kẻ phạm tội rất man rợ, gây kinh hoàng cho xã hội và tạo tâm lý thất vọng về “một bộ phận không nhỏ” TTN đang sống rất buông thả, lười biếng học hành và lao động, yêu đương bừa bãi, ham hưởng thụ, thích quậy phá, coi thường luật pháp (chứ không phải là không biết gì về pháp luật!), sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền và ăn chơi - kể cả cướp của, giết người (thậm chí giết cả ông, bà, cha, mẹ...)!!! Song, nguyên nhân chính của tình trạng suy đồi đạo đức của TTN và HSSV là do đâu? Điều này lâu nay cán bộ các cơ quan có trách nhiệm, các chuyên gia tâm lý - giáo dục và các phương tiện truyền thông còn chưa bắt mạch được đúng; còn né tránh khi giải thích nguyên nhân và chưa nhìn sâu, nhìn thẳng vào vấn đề.

Trước hết, nói về môn GDCD. Đành rằng môn học này, chương trình và số tiết dạy (ở tiểu học và THCS) không nhiều bằng các môn văn, toán, nội dung SGK dù chưa hay, biên soạn chưa tốt, nhưng cũng dạy cho HS những điều cơ bản về đạo đức công dân, về lối sống, cách đối nhân xử thế đúng mực. Nhiều GV dạy môn GDCD có thể dạy chưa giỏi, chưa hay, ít vận dụng những điều nêu trong SGK với thực tế đời sống; nhưng nhìn chung, họ cũng chuyển tải được nội dung SGK đến với HS. Ở THCS và THPT, HS còn phải học các môn khác, nhiều tiết (giờ dạy) hơn, như văn, toán, lý, hóa, sử, sinh, địa, ngoại ngữ... Suy cho cùng, môn học nào cũng dạy HSSV những điều đúng đắn, tốt đẹp, đều hướng các em đến với chân - thiện - mỹ, đặc biệt là các môn KHXH&NV. Thực tế môn lịch sử nhiều năm là môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng tại sao HS học rất kém và cũng “chưa ngoan”? Nói khái quát: Nhà trường (cả xưa và nay) không bao giờ xa rời mục đích nhân văn và nhân bản khi truyền thụ kiến thức cho người học. HSSV có tiếp thụ được kiến thức hay không, có trở thành người tốt hay không, còn tùy thuộc vào môi trường gia đình và xã hội. Cho nên, không thể nhận định rằng: Vì môn GDCD (môn đạo đức) chỉ là môn phụ, ít giờ học, dạy không đạt chất lượng, không thi tốt nghiệp, nên HS “chưa ngoan”!

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều: Rất nhiều GV hiện nay thiếu quan tâm và rất ngại việc giáo dục đạo đức cho HS. Vì giáo dục đạo đức thì phải căn dặn, nhắc nhở, phê bình và xử lý kỷ luật HS chưa ngoan, nên GV rất dễ bị HS và phụ huynh thù ghét, thậm chí xâm phạm đến danh dự và thân thể người thầy.

Về nhận định thứ hai, cho rằng: “Nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS ...”, tôi thấy cũng là một nhận định phiến diện và rất hời hợt! Đành rằng, có một bộ phận các gia đình - mà trong đó các bậc cha mẹ là những người tử tế (Tôi nhấn mạnh hai chữ “tử tế”, đồng nghĩa với lương - thiện - đích - thực) bận rộn công tác, làm ăn, ít thì giờ dạy bảo con cái. Song, tôi xin hỏi vài điều:

Trong xã hội hiện nay, có bao nhiêu phần trăm các gia đình thực sự tử tế, thực sự sống lương thiện? Đừng dựa vào các con số “hoành tráng” mà vô nghĩa: địa phương nào cũng nhan nhản các “Khu (tổ) dân cư văn hóa”; nơi nào cũng 100% là các “Gia đình văn hóa”! Những con số do “bệnh thành tích” đẻ ra, làm cho những người trung thực, tự trọng và có lương tri cảm thấy nhức nhối, khó chịu và còn thấy xấu hổ! Bởi nó tô hồng, giả tạo, không đúng với thực tế.

Một thực trạng bức bối của xã hội thời kinh tế thị trường sơ khai và do Nhà nước buông lỏng quản lý xã hội, luật pháp không nghiêm! Những cái đó, làm cho đạo đức xã hội ... “lan tỏa” suy đồi nghiêm trọng! Nó làm cho rất đông, rất đông, rất nhiều những người làm ông bà, cha mẹ, anh chị trở nên bất lương, nhiều kẻ trở thành tội phạm nguy hiểm. Ông cha ta có những câu thấm thía: “Rau nào, sâu ấy”; “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”; “Con hư là tại mẹ cha/ Cháu hư là tại cả bà lẫn ông”. Quả thật, loài hổ dữ tất phải sinh “hổ dữ”. Con hổ không thể đẻ ra con thỏ, và ngược lại! Thế thì làm sao mà họ giáo dục được cho con cháu trở nên ngoan ngoãn, chứ chưa nói trở nên người tử tế?

Chủ tịch Hồ Chí Minh có minh triết: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt, thì xã hội mới tốt”. Câu ấy cực kỳ đúng đắn, sáng suốt, có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Bác Hồ rất quan tâm đến đạo đức gia đình và đạo đức xã hội, cũng như Bác rất chăm lo đến môi trường giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, kết hợp hài hòa với giáo dục nhà trường. Con trẻ được sinh ra trong một gia đình lương thiện, thì rất hiếm khi trở thành kẻ xấu, kẻ ác. Khoa học Âu - Mỹ đã chứng minh: Tội ác (và các tính nết của con người) có gen di truyền. Cố nhiên, theo lẽ biện chứng, thì hoàn cảnh xã hội có tác dụng rất lớn tạo nên tính cách con người.

Cho nên, vấn đề HS “chưa ngoan”, phải đồng thời nêu lên ba nguyên nhân chính: 1- Có rất nhiều gia đình có những ông bà, cha mẹ, anh chị không phải là người tốt. Sự thật (qua các biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày và qua báo chí phản ánh) là có rất nhiều, rất nhiều người lớn không tử tế, không lương thiện. 2- Xã hội đang suy thoái về đạo đức, lối sống - trong đó có “một bộ phận không nhỏ” là cán bộ, công chức Nhà nước - kể cả nhiều người có chức vụ cao và rất cao. Điều này không cần phải chứng minh! 3- Văn bản hệ thống pháp luật còn nhiều yếu kém, sơ hở và xử lý pháp luật không nghiêm. Vì thế, muốn cho TTN và HS chăm ngoan, muốn có lớp trẻ tốt để đưa đất nước phát triển phồn vinh, thì trước hết phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục gia đình (Mỗi người lớn phải làm gương tốt cho con cháu noi theo); phải làm cho đạo đức xã hội thật-sự-trong-sáng, thật-sự-tốt-đẹp, đồng thời phải nâng cao chất lượng biên soạn các bộ luật và việc xử lý pháp luật phải kịp thời, nghiêm minh; bên cạnh đó là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học. Đây là một công cuộc cách mạng nhân văn rất to lớn, một yêu cầu vừa cần kíp vừa lâu dài của đất nước và thời đại, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân phải tiến hành thường xuyên, tích cực, bền bỉ.

Có người khuyến cáo rằng: Ngày nay, muốn cho đất nước phát triển, văn minh, thì chớ quá tập trung vào kinh tế mà xem nhẹ việc phát triển văn hóa - giáo dục và xử lý pháp luật nghiêm minh! Tiếc rằng, xã hội ta còn QUÁ HIẾM những con người trung thực và dũng cảm như thế! Chưa kể là còn QUÁ HIẾM những cái tai biết lắng nghe ý kiến của những người trung thực và thông minh!

TTN và HSSV sinh ra từ mỗi gia đình. Thời gian chủ yếu là các em sống với gia đình và giao tiếp ngoài xã hội. Gia đình chính là mái trường đầu tiên của mỗi người và cha mẹ chính là thầy giáo đầu tiên và suốt đời của các em! Thế nên, gia đình và xã hội có tốt, thì TTN và HSSV mới chăm ngoan, mới trở nên con người tử tế và có ích cho đất nước và dân tộc, mới thật sự nâng cao được chất lượng văn hóa và giá trị con người Việt Nam ta.

19 tháng 3 2020

lên top 1

Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh. Nếu như sợ có thể bị nhiễm bệnh thì ta nên tránh tiếp xúc với họ nhưng vẫn phải tôn trọng người bệnh. Ngoài những biện pháp trên ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này hiểu rõ hơn và giúp họ tìm cách phòng chống.Mặt khác, nên phê phán tố cáo những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có hành vi tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng.Có thể nói đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian con người lo sợ bất an nhất. Nhưng cũng là khoảng thời gian ta đồng lòng đoàn kết cùng nắm tay nhau để đẩy lùi đại dịch bệnh này...Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus corona".Cô Lưu Phương Hạnh, tổ trưởng Tổ Văn, Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An - người ra đề bài trên, cho biết: "Một trong những nhiệm vụ của môn văn là tuyên truyền, phản ánh đời sống xã hội. Tôi ra đề như trên vừa nhằm mục đích cho học sinh tự tìm hiểu về dịch bệnh nguy hiểm do corona gây ra, vừa tạo điều kiện cho các em rèn luyện văn phong và cách làm một bài văn nghị luận xã hội.Rất may đề bài này đã được các giáo viên chủ nhiệm đồng tình, học sinh hứng thú. Mặc dù hạn chót nộp bài là ngày 9-2 nhưng em Quân là học sinh nộp bài sớm nhất cho tôi. Tôi khá bất ngờ khi thấy em không những hiểu biết rõ về dịch bệnh do corona gây ra mà còn có thái độ ứng xử rất đúng đắn, lạc quan trước dịch bệnh".

20 tháng 3 2023

cách nhanh nhất : tra google

3 tháng 11 2023

tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay

Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học 

2. Thân bài

* Giải thích

Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện

Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân

Chủ quan

Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu

Khách quan

Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng

* Giải pháp

Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân

3 tháng 11 2023

cảm ơn