K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

Trước ngày khai trường của con, người mẹ đã không ngủ được, hồi hộp, lo lắng cho tương lai của con.

Những chi tiết thể hiện điều đó là:

- trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

9 tháng 9 2018

Suy nghĩ về câu nói: Nhà trường mang lại cho ta hiểu biết, tri thức, tình cảm cao đẹp về tình thầy trò, tình bạn bè
Ý nghĩa: -tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ
             - Vai trò to lớn của nhà trường đối với con người

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Em thích nhất chi tiết cuối truyện là :" Đi đi con Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" vì câu nói này của người mẹ mang rất nhiều ý nghĩa .Thế giới kì diệu ở đây không phải là thế giới của ông bụt, bà tiên mà là thế giới em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người, được có những tình cảm bạn bè ,thầy cô trong sáng, là nơi lưu giữ những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

30 tháng 10 2020

b,

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn mà còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

29 tháng 10 2016

Trong bài công trường mở ra em thích nhất là chi tiết cuối vì Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

29 tháng 10 2016

Em thích nhất chi tiết cuối truyện là :" Đi đi con Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" vì câu nói này của người mẹ mang rất nhiều ý nghĩa .Thế giới kì diệu ở đây không phải là thế giới của ông bụt, bà tiên mà là thế giới em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người, được có những tình cảm bạn bè ,thầy cô trong sáng, là nơi lưu giữ những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.


 

14 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:
   Thế giới cảm xúc của con người là tổng hòa của những hỉ nộ ái ố, và ba thứ tình cảm chính là tình thân, tình bạn, và tình yêu. Trong số đó tình bạn, tình yêu có thể tan rồi lại hợp, hợp rồi rồi lại tan, ta có thể đau khổ một ngày, một tháng, một năm vì sự ra đi của một người bạn không xứng đáng, một người yêu bội bạc, nhưng ta sẽ đau khổ và hối hận cả đời khi lỡ mất đi người thân yêu duy nhất, mất đi thứ tình cảm trân quý nhất - tình thân. Ba văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, và Cuộc chia tay của những con búp bê là những tác phẩm sâu sắc và thấm thía về tình thân, tình cảm gia đình, ở mỗi một câu chuyện, một bối cảnh chúng ta lại nhìn nhận được một khía cạnh của tình thân, từ đó rút ra được những bài học lớn hạnh phúc gia đình.
   Tác phẩm Cổng trường mở ra tựa như những trang nhật ký của một bà mẹ có đứa con ngày mai bước vào lớp một. Tình yêu thương của mẹ đong đầy trong mỗi câu văn, đó là thứ tình cảm dịu dàng, là sự chăm sóc tỉ mẩn từng tí cho đứa con trai yêu dấu. Con bước vào lớp một nhưng người lo lắng hơn cả lại là mẹ, vậy là ngày mai con đã chính thức là học sinh, con dần rời rời xa đôi vòng tay của mẹ để bước vào một môi trường mới, ở đó con sẽ phải tự lập nhiều hơn. Điều những tưởng là bình thường âý nhưng lại khiến mẹ lo lắng, không thể tập trung và mất ngủ, tại sao lại như vậy? Bởi lẽ mẹ quá yêu thương con, mẹ luôn suy nghĩ chu toàn tất cả mọi thứ, mẹ dự đoán cả những gì con sẽ trải qua khi bước vào lớp Một. Hơn ai hết, càng yêu thương con thì mẹ lại càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của con trẻ, bởi mẹ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, mẹ luôn hy vọng rằng tại ngôi trường thân thương ấy con sẽ góp nhặt cho mình những kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đứa con của mình "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Có lẽ trên cuộc đời này chẳng còn ai có thể yêu thương con bằng thứ tình cảm dịu dàng và chu đáo hơn mẹ nữa, tình cảm ấy dẫu có là nước biển Đông, hay suối nguồn trong ca dao thì cũng chẳng đủ để đong đếm hết được.
   Cuộc chia tay của những con búp bê lại là câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình cảm anh em của hai đứa trẻ tưởng chừng không hiểu ly hôn, hay tan vỡ là gì. Đôi lần tôi tự hỏi rằng cha mẹ của Thành và Thủy có yêu thương và suy nghĩ cho hai anh em không mà nỡ lòng nào để hai đứa trẻ phải đau khổ đến vậy. Câu trả lời là có, thế nhưng có lẽ cái ích kỷ cá nhân, cùng với cách yêu thương mà người lớn cho là đúng, là tốt đã vô tình làm tổn thương con trẻ. Thành và Thủy là hai đứa trẻ ngoan ngoãn, yêu thương và gắn bó với nhau vô cùng, trong cuộc chia tay của cha mẹ chúng không hề có lỗi, thế nhưng "tai họa" và bi kịch lại đổ trực tiếp lên đầu những đứa trẻ ấy. Cuộc chia tay của cha mẹ kéo theo hàng loạt những cuộc chia tay khác, những con búp bê chia tay nhau, Thủy chia tay trường lớp bạn bè, phải từ giã sự nghiệp học hành, về quê kiếm sống, chia tay bố và đau đớn nhất là phải chia tay cả anh trai. Đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tinh ấy là quá lớn, sẽ để lại trong tâm hồn chúng những vết sẹo không bao giờ lành. Đọc câu chuyện ta thấy thật thấm thía về tình cảm anh em, chân thành và sâu sắc của Thành và Thủy, bi kịch cha mẹ ly hôn chính là bước đệm đẩy tình cảm ấy lên cao nhất. Đồng thời qua đó, câu chuyện còn để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về việc xử lý những vấn đề phát sinh trong hôn nhân, cho dù có chuyện gì xảy ra, xin hãy đặt cảm xúc của con trẻ lên trên để suy nghĩ. Các bậc cha mẹ đừng để sự ích kỷ của mình làm tổn thương con cái, bởi hơn ai hết trẻ em là đối tượng nhạy cảm và mong manh nhất, chúng cần được bảo vệ, được giáo dục chứ không phải là chịu đựng đau khổ, bất hạnh.
   Tác phẩm Mẹ tôi lại là những lời tâm huyết mà người cha mẫu mực dành cho cậu con trai của mình, khi cậu hỗn láo với mẹ. Qua lời của người cha, hình ảnh người mẹ yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh hết tất cả hiện lên thật cảm động, chắc ngoài mẹ ra chẳng có ai yêu con như thế nữa. Sự hỗn láo, vô ơn của con với mẹ đã khiến cha đau đớn, bởi hơn ai hết cha thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của mẹ từ lúc con sinh ra cho đến khi con lớn khôn. Bố En-ri-cô là một người đàn ông tuyệt vời, ông yêu vợ, cũng yêu con tha thiết, và vô cùng trân trọng gia đình, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy dỗ En-ri-cô để vợ không phải phiền lòng, đồng thời cậu con trai bé bỏng lớn lên sẽ không phải hối hận vì những gì mà bản thân đã gây ra trong quá khứ, sẽ không phải đau khổ cả đời. Đó chính là tình yêu của người bố, thầm lặng, mạnh mẽ và nghiêm khắc, bố En-ri-cô dạy con một cách rất nhân văn, ông không dùng đòn roi, thay vào đó ông lựa chọn viết thư, lời lẽ trong thư vẫn đủ nghiêm khắc, và cũng rất cảm động, in sâu vào trong lòng đứa trẻ, khiến En-ri-cô nhận ra sai lầm và sửa đổi. Bức thư đã đem lại cho người đọc những bài học sâu sắc, bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha thầm lặng, về cách dạy con tuyệt vời và nhân văn, quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi một con người về lòng biết ơn với đấng sinh thành. Hơn tất cả tình cha mẹ vẫn là cao cả và thiêng liêng nhất trên thế gian, phận làm con cái chớ vì một chút giận hờn mà làm cha mẹ phải buồn lòng.
   Cả ba tác phẩm đều là những câu chuyện, những văn bản sâu sắc nói về tình cảm gia đình ở những khía cạnh và vai trò khác nhau, có tình cảm ấm áp, dịu dàng của mẹ, có sự nghiêm khắc, nhưng bên trong là tình yêu con tha thiết vô cùng của bố, cũng có cả những bi kịch, đan xen là tình cảm anh em ruột thịt đầy cảm động. Gia đình là mái nhà chung, là phần tử cấu tạo nên xã hội, tình thân chính là mối liên kết bền chặt nhất để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc, người trong một nhà cần phải biết yêu thương, sẻ chia lẫn nhau, đừng ai vì lòng ích kỷ cá nhân mà làm người thân của mình phải chịu đau đớn, tổn thương.

22 tháng 9 2016
 Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
 
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
 
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
 
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
 
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
 
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
7 tháng 10 2016

     Thế giới mà người mẹ nói tớ là thế giới đầy màu sắc và kiến thức. Nơi sẽ giúp con đạt được ước mơ của mình. Người mẹ trong bài bày tỏ tình cảm và lời động viên sâu sắc của mình dành cho con. " Con đừng sợ, con cứ tự do bước đi thế giới này là của con" chỉ cần con có sự cố gắng quyết tâm, mẹ tin con có thể chinh phục mọi thử thách. Cảm nhận về thế giới mang những điều bổ ích, nơi mà con sẽ được thỏa thích sáng tạo và làm theo phong cách riêng của con.