K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2017

Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn “thi nhau” phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản… xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần “lớn” là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”, làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng. Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào “đào bới, chặt hạ” thiên nhiên... Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet. Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. “Rừng vàng, biển bạc” là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta “rừng vàng, biển bạc”? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam… Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao? Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”. Người nói nước ta “rừng vàng, biển bạc”, nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. “Nước ta có “rừng vàng, biển bạc”, nhân dân ta cần cù” (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). “Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu…” (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói “rừng vàng, biển bạc”, Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: “… Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: “Tục ngữ ta có câu “rừng vàng, biển bạc”. Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?”. Như vậy, khi nói “rừng vàng, biển bạc”, Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc. Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam “rừng vàng, biển bạc” làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung… là hết sức sai lầm.

22 tháng 3 2017

thanks

2 tháng 12 2021

tham khảo nhé

Trong rừng có bóng trúc râm

Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.

Cây trúc là loài cây đặc trưng của nhiều vùng quê Việt Nam. Có lẽ ở Côn Sơn thì trúc mọc thành rừng, nên nhà thơ dùng những cụm từ gợi tả như: "trúc râm", "màu xanh mát" để vẽ lên cảnh đẹp. Trúc tượng trưng cho người quân tử trong thơ ca cổ, và cũng gợi lên những ý nghĩa tốt lành nhất. Nhà thơ Nguyễn Khuyến khi viết về quê ông, vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng điểm xuyết và hình bóng tương đẹp của trúc: "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo". Trở về với Nguyễn Trãi, dưới bóng trúc, nhà thơ "ngâm thơ nhàn" thì thật là thú vui thanh cao, nguồn tưới tươi mát cho tâm hồn con người. Giọng ngâm thơ sang sảng khiến cho rừng trúc càng xanh, càng đẹp!

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 1 2021

giúp mk với mk cần gấp lắm ạ

Trình bày bài văn hay đoạn văn em nhỉ?

27 tháng 10 2018

1.

Bài thơ Bánh Trôi Nước nói về bánh trôi một thứ bánh được làm từ bột nếp, khi chín thì nổi trên mặt nước, khi chưa chín thì chìm. Đó chính là nghĩa đen. Khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm. Vậy bài thơ ''Bánh trôi nước'' có hai lớp nghĩa bóng và đen:Bóng tả về hình bóng người phụ nữ ngày xưa, đen nói về bánh trôi.

2.Tả cảnh Đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ nhg lại heo hút; Nỗi nhớ nhà, nỗi buồn, cô đơn, thương nước của Bà Huyện Thanh Quan 3. -Quan niệm về tình bạn của nguyễn khuyến: Ko quan tâm đến nhu cầu vật chất quan trọng là tình cảm bn bè dành cho nhau - Suy nghĩ: Tình bạn đẹp là tình cảm trong sáng, cao quý và chân thành và nó giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
27 tháng 10 2018

5

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.

Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”

Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.

Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.

Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn "thi nhau" phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản... xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần "lớn" là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam "rừng vàng, biển bạc", làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng. 

Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào "đào bới, chặt hạ" thiên nhiên... 


Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet. 
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. "Rừng vàng, biển bạc" là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta "rừng vàng, biển bạc"? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam... 

Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao? 

Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam "rừng vàng, biển bạc". Người nói nước ta "rừng vàng, biển bạc", nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. "Nước ta có "rừng vàng, biển bạc", nhân dân ta cần cù" (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu..." (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: "... Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý" (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: "Tục ngữ ta có câu "rừng vàng, biển bạc". Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?". 

Như vậy, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc. 

Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam "rừng vàng, biển bạc" làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung... là hết sức sai lầm.

Nhớ k nha.

7 tháng 2 2018

....Đồng nghĩa vs "Rừng vàng biển bạc" : "Tấc đất , tấc vàng

28 tháng 1 2021

các bn giúp vs mk cần gấp lắmkhocroi

1) Lời ru rất nhiều, chan chưa nhiều tình cảm.

2) - Mở đoạn: Trong cuộc sống của chúng ta, không thể thiếu nổi những lời cảm ơn, đó là những lời cảm tạ và biết ơn với mọi người, một vật đã giúp đỡ bản thân mình. 

- Thân đoạn: Lời cảm ơn đi cùng chúng ta suốt cả cuộc đời và nó có rất nhiều ý nghĩa:

+ Lời cảm ơn giúp cho ta luôn cảm thấy biết ơn những người, vật luôn giúp đỡ mình. Không được quên nhưng ân nhân của mình.

+ Lời cảm ơn còn là cầu nối giữa những con người lại với nhau, biết cảm ơn sẽ tạo thiện cảm đối với người khác, giúp ta có thể xây dựng và tạo lập được nhiều mối quan hệ.

+ Người biết cảm ơn là người sống có trước có sau, có tình nghĩa, có giáo dục.

+ Cảm ơn là cho bản thân chúng ta cảm nhận được sự ấm của việc nhận lại từ đó luôn tích cực hơn.

Cho 1 dẫn chứng về ý nghĩa của lời cảm ơn.

Phê phán những người bội bạc, không biết nói lời cảm ơn.

Kết đoạn: Tóm lại, lời cảm ơn là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống mỗi chúng ta, nó là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa trong cuộc sống.

31 tháng 10 2021

tham khảo:

a)

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

b) Anh em nào phải người xa
ca dao là tiếng nói của tình cảm.mặc dù trong cuộc đời con người có rất nhiều thứ tình cảm; tình cảm với quê hương đất nước,tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi....nhưng có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất vẫn là tìn h cảm gia đình. chính vì vậy lời nhắc nhở chân tình về tình cảm anh em trong bài ca dao sâu luôn luôn được người việt nam chúng ta ghi nhớ:
anh em nào phải người xa
cùng chùng bác mẹ,một nhà cùng thân
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
đây là bài ca dao được làm theo thể lục bát truyền thống-thể thơ phù hợp nhất cho việc bộ lộc tình cảm của nhân dân ta. trong tình cảm gia đình ngoài tình cảm của cha mẹ đói với con cái ,của con cháu đói với ông bà,thì tình cảm anh em ruốt thịt là thứ tình cảm gần gũi gắn bó vô cùng.nói với anh em là nói đến những con người sinh ra từ từ cùng một cha mẹ sống dưới cùng một mái nhà ,hưởng tình yêu thương và sự chăm sóc như nhau.anh em tuy hai mà một chung niềm vui nổi buồn , chung khổ đau sung sướng. điều dơn giản đó được bài ca dao khẳng định bằng sự đối lập giữa anh em ruột thịt với người xa:
anh em nào phải người xa
cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
tinh anh e ột thịt cũng như tình cảm giữa cha với mẹ giữa ông với bà thiêng liêng và đặt biệt ở chổ con người sinh rađã mang trong mình thứ tinh cảm ấy. nó tự nhiên, dể hiểu như chúng ta cần phải ăn, cần phải uống, cần phải hít thở khí trời và uống nước đẻ sống . nếu tình cảm lứa đôi là tình cảm phải được xây dựng, được bắt đầu từ hai con người xa lạ và hoàn toàn có thể chấm dức thì tình cảm anh em là thứ tình cảm sẵn có, vô điều kện và ràng buộc con người bởi huyết thông. từ cùng chung một nhà đã nhấn mạnh sự thật hiển nhiên đã được công nhận đó mà cogn mang sức nặng của một chân lí:
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
tay và chân tuy hai bộ phận khác nhau nhưng lại cùng tồn tại trên một cơ thể con người . nếu mất đi một trong hai bộ phận ấy cơ thể con người sẽ hoạt động rất khó khăn. so sánh tình cảm anh em ruột thịt gắn bó gần gũi như tay chân câu ca dao giúp chúng ta dể cảm dể hiểu dể hình dung hơn tình cảm thiêng liêng cao quí. và sự so sánh ví von ấy chúng ta thấy được sự tinh tế của ông cha ta sưa nếu như tình cảm của cha mẹ được đặt với núi non trời biển thì tinh cảm anh em được cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức thân quen là chân và tay vì vậy đã là anh em phải yêu thương,giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và trước hết phải hòa thuận. hòa thuận vì mục đích đầu tiên là để cho bố mẹ được vui lòng.chính sự là nền tảng để cho tình anh em thêm thắm thiết bền chặt,là nguồn đọng viên,ngồn hạnh phúc của cha mẹ, gia đinh.có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, nhất là tình anh em.dễ hiểu,dễ thuộc, những lời khuyên răn giản dị đã đi vào lòng người tự nhiên ngoạt ngào như lời ru của mẹ. những câu ca dao đã nuôi dưỡng bao nhiêu tâm hồn cảu biết bao nhiêu thế hệ người việt và mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý báu trên bước đường đời

31 tháng 10 2021

thank