K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2018

Chiếc lược ngà
- Ông Sáu đi kháng chiến, khi có dịp trở lại thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi. Bé Thu không nhận cha vì vết thẹo trên má khôg giống với ba trọng ảnh chụp với má
- Ông Sáu thất vọng, suốt mấy ngày nghỉ phép ông chỉ ở nhà với Thu
- Lúc bé Thu nhận cha và vỡ oà trong tình cha con thì ông Sáu phải rời đi. Ông hứa mua cho bé Thu cây lược ngà
- Ở căn cứ ông dành hết tình cảm thời gian làm cây lược cho Thu. Nhưng chưa kịp trao tận tay con ông hy sinh trong trận càn của địch
- Khi không thể chăng chối điều gì nữa, ông lấy lược trong túi và nhờ đồng đội - bác Ba trao tận tay con
- Chiếc lược ngà ấy được đồng đội trao lại cho Thu một cách tình cờ,khi cô làm giao liên dẫn đường cho đồng chí ấy trong kháng chiến chống Mĩ.

Làng
– Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình.
– Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. xa làng ông nhớ làng da diết.
– Trong những ngày xa quê , ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về.
– Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ , chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ.
– Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
– Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy. Lặng lẽ Sa Pa nội dung chính kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt, công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng cung cấp các số liệu thời tiết thu thập được. Công việc cực nhọc, vất vả vì vậy đã 4 năm anh chưa về nhà.
Trong một lần anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm cho anh làm việc. Ở đây anh kể ra công việc thực hiện hàng ngày của mình, công việc khó khăn vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện nó hàng ngày. Từ đây ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh thanh niên nên đã phác họa ra bức chân dung. Không chỉ vậy ở đây đều có những người lao động cần cù và chăm chỉ như anh thanh niên. Họ đều thể hiện lao động chăm chỉ, thầm lặng để đóng hộp cho đất nước.
Khi về anh tặng cho họ một lần trúng, quả chuyến đi anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
2 tháng 1 2020

Đoạn văn dưới đây có chứa phương châm hội thoại về chất : Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

Biện pháp tu từ liệt kê : Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

27 tháng 11 2016

Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược.

Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con. Tình cờ một lần cả tiểu đội săn được con voi, anh cưa lấy khúc ngà, và ngày ngày tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ. Trước lúc hy sinh, ông Sáu và giao lại cây lược cho một người đồng đội nhờ chuyển cho Thu.

Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao lại cho Thu một cách cẩn thận. Thu luôn mang theo bên mình như một báu vật

27 tháng 11 2016

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

11 tháng 12 2016

Lớp 9?Mình muốn giúp nhưng mà chưa học đến mức đấy!

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Tôi sống và làm việc trên độ cao 2600 mét của đỉnh núi Yên Sơn. Đến năm nay đã trải qua hai mươi bảy năm cuộc đời. Công việc của tôi là công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu.

Tuy một mình sống trên đỉnh núi, nhưng tôi vẫn luôn nhắc nhở bản thân giữ gìn nhà cửa của mình sạch sẽ gọn gàng. Thời gian rảnh rỗi ngoài công việc, tôi thường đọc sách, trồng hoa và nuôi gà. Sống một mình nên có lúc tôi cảm thấy khá cô đơn, rất thèm cảm giác được nói chuyện với con người. Chính vì vậy, tôi thường tìm cách khiến những chiếc xe đi ngang qua đây dừng lại và có dịp trò chuyện với những người trên xe.

 

Một lần nọ, tôi được một người bạn khá quen thuộc là bác lái xe, giới thiệu gặp gỡ với một ông họa sĩ và cô kỹ sư. Tôi mời họ lên nhà mình chơi, rồi xin phép về nhà trước. Khi họ lên đến nơi, tôi tặng cho cô kỹ sư bó hoa mình đã chuẩn bị vội. Tôi nói với cô:

- “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.”

Tôi nhìn cô rồi niềm nở hỏi:

- “Cô cũng là đoàn viên?”

Cô kỹ sư nhẹ nhàng đáp:

- “Vâng ạ!”

Tôi quyết định sẽ chấm dứt chuyện hoa cỏ ở đây, rồi quay sang kể với bác họa sĩ về công việc thường ngày của mình:

Công việc của cháu cũng quanh quẩn với mấy chiếc máy ngoài khu vườn này thôi. Những cái máy này thì vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đối với mùa gió đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây làm công việc đo gió, đo nắng, đo mưa, tính mây, đo độ chấn động mặt đất. Dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày mà phục vụ sản xuất, phục vụ cho chiến đấu.

 

Tôi tiếp tục giới thiệu về các loại máy móc. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng có thể trông thấy, mưa xong thì đổ nước mưa ra cái cốc li phân mà đo.Rồi tiếp sang máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, rồi cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà xem xét dự báo nắng.

Tiếp nữa là máy vin, dựa vào việc nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá cây, hay nhìn trời sao, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể dự báo được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy dùng để đo độ chấn động mặt đất. Cháu dùng máy này để lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng bộ đàm vào bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, rồi lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành được gọi là “ốp”.

Công việc nói chung cũng khá dễ, chỉ cần chính xác là được. Gian khổ nhất là lần làm việc và báo cáo về lúc một giờ sáng. Những lúc ấy thời tiết vùng núi Tây Bắc cực rét. Ở đây còn có cả mưa tuyết. Nửa đêm đang nằm ngủ ngon trong chăn, nghe chuông báo thức đến giờ làm việc chỉ muốn đưa tay tắt đi.

Trong đêm, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy chưa đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết cộng với sự tĩnh mịch đến lặng người ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Sự im lặng đáng sợ ấy như bị chặt ra từng khúc, như muốn giết chết bất cứ thứ âm thanh nào khẽ rung lên trong đêm,... Những lúc im lặng như thế, dù lạnh cóng mà lại hừng hực như lửa cháy. Xong việc, trở vào, lại không tài nào ngủ lại được.

 

Bác họa sĩ và cô kỹ sư trẻ đang chăm chú lắng nghe câu chuyện mà tôi luyên thuyên nãy giờ. Bác họa sĩ giục tôi:

- “Anh nói nữa đi!”

Tôi nhanh nhẹn:

- “Báo cáo, hết. Còn hai mươi phút nữa, mời bác và cô vào nhà uống chén trà.”

Bác họa sĩ và cô kỹ sư vui vẻ theo tôi vào nhà. Bác họa sĩ vừa nhấp một ngụm trà vừa nói:

- “Chuyện dưới xuôi, khoảng mười ngày nữa tôi sẽ trở lại để kể cho anh. Bây giờ anh hãy kể cho tôi nghe tại sao người ta lại bảo anh là “người cô độc nhất thế gian”?”

Nghe vậy, tôi liền bật cười khanh khách:

- “Không đúng đâu bác ạ, cái từ ấy đều là của bác lái xe. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.”

Bác họa sĩ lại hỏi:

- “Quê anh ở đâu vậy?”

Tôi liền:

- “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa…”

Vừa kể tôi vừa để ý thấy bác họa sĩ đang hí hoáy vẽ vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Để không phải vô lễ, tôi vẫn ngồi yên cho bác vẽ, nhưng lại rằng:

- “Bác đừng mất công vẽ cháu. Cháu sẽ giới thiệu cho bác những người xứng đáng hơn kìa. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu.”

Tôi đưa mắt nhìn đồng hồ, kêu lên:

- “Trời ơi, chỉ còn năm phút.”

Tôi chạy vội ra nhà sau, rồi trở vào với một chiếc làn trên tay. Bác họa sĩ đã tặc lưỡi đứng dậy. Cô kỹ sư cũng đã đứng lên, đặt chiếc ghế lại chỗ cũ, thong thả đi đến chỗ bác già.

- “Cô quên khăn mùi soa này.”

Tôi gọi với theo để đưa cho cô gái chiếc khăn mùi xoa cô ấy để quên. Cô kĩ sư nhìn tôi, thoáng thấy hai má cô đã ửng hồng lên, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

Tôi đặt làn trứng vào tay bác họa sĩ rồi nói:

- “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu không thể tiễn bác và cô được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô ạ!”

 

Nhìn theo bóng bác họa sĩ và cô kĩ sư đang khuất dần mà lòng tôi cảm thấy xốn xang lạ thường. Cuộc gặp gỡ này đối với tôi như cơn mưa rào mùa hạ. Đủ làm tôi cảm thấy vơi đi nỗi cô đơn, nhưng họ đi cũng để lại chút tiếc nuối cho tôi về con người và cuộc sống nơi miền xuôi. Hy vọng rồi lần sau, họ lại lên gặp và kể tôi nghe chuyện dưới xuôi, như lời bác họa sĩ đã hứa ban nãy.

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

Tôi là một chàng hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Khi mới lên nhận việc, chưa quen với không khí toàn rừng và cây ở đây nên tôi “thèm người” đến mức chắn ngang khúc gỗ ngang đường để kiếm cớ có người nói chuyện.

Đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác họa sĩ và cô kĩ sư. Tôi mời họ lên thăm quan nhà mình, rồi xin phép về nhà trước. Khi họ lên đến nơi, tôi chạy đến và trao bó hoa đã cắt cho cô kỹ sư. Tôi nói với cô:

- Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

Tôi nói to những điều đáng ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều người ta ít nghĩ. Cô gái ôm bó hoa vào ngực, nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi nhìn thấy cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:

- Cũng đoàn viên, phỏng?

- Vâng!

Nghe xong, tôi liền nói:’

- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm.

Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Rằng công việc của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa cầu để dự báo thời tiết. Rồi cả những khó khăn, trở ngại: những đêm mưa bão, bão tuyết, trời nắng, mưa.

Cô kĩ sư vẫn đứng đó, ôm bó hoa và lắng tai nghe. Tôi nhìn cô rồi bỗng dừng lại:

- Trời! Mười phút sao mà trôi nhanh quá!

Bác họa sĩ giục tôi:

- Anh nói nữa đi!

Tôi vụt trở lại giọng vui vẻ:

- Báo cáo hết! Còn hai mươi phút nữa thôi. Bác và cô vào nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

 

Bác họa sĩ hứa sẽ quay trở lại và kể cho tôi nghe chuyện dưới xuôi. Bác vừa nhâm nhi chén chè và nghe tôi giải thích cụm từ “cô độc nhất thế gian”. Tôi nói rằng đó chỉ là cách nói của bác lái xe thôi, còn anh bạn trên trạm đỉnh Fansipan ba trăm một trăm bốn mươi hai mét kia còn một mình hơn tôi nhiều.

Bác họa sĩ đề nghị vẽ tôi. Nhưng tôi từ chối. Tôi liền giới thiệu người khác. Đó là ông kỹ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay anh cán bộ nghiên cứu sét.

Chỉ còn năm phút nữa. Bác họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô kĩ sư cũng đứng lên đi ra chỗ bác. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy chiếc khăn mùi soa trên bàn, vội kêu lên:

- Ô! Cô quên chiếc mùi soa đây này!

Tôi lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô cúi đầu rồi đưa tay nhận lại chiếc khăn.

Bác họa sĩ hẹn tôi ngày gặp lại. Tôi khẽ nắm lấy tay cô kĩ sư, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cài gì chứ không phải cái bắt tay. Cô nhìn anh, cái nhìn như mãi mãi không bao giờ gặp lại, rồi cất tiếng chào tôi:

- Chào anh.

Tôi xin theo bóng hai người khuất dần mà lòng đầy xao xuyến.