K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2018

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã để lại một kho tàng truyện truyền thuyết, truyện gian gian nói về công lao giữ nước và dựng nước của các bậc anh hùng. Chúng ta không thể không kể đến truyền thuyết “Thánh Gióng” rất hay và đặc sắc.

Người anh hùng được nhân dân ta từng quan niệm là cần phải có phép thần thánh, biến hóa tài giỏi thì mới có thể diệt bạo trừ thù, nhưng đến với truyền thuyết “Thánh Gióng” lại có một điểm khác biệt. Bà mẹ tuy đã có tuổi nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà ra đồng thấy một vết chân to và ướm thử. Không ngờ, khi về nhà bà có thai… nhưng không phải là mang thai chín tháng mười ngày mà là tròn mười hai tháng. Bà sinh một cậu bé nhưng cậu ta chẳng khóc chẳng cười, đặt đâu ngồi đấy. Bấy giờ, nước nhà đang loạn lạc, vua sai sứ giả đi rêu rao tìm người tài giúp vua trừ giặc. Điểm kì lạ ở đây là khi nghe sứ giả hô to bên ngoài, bên trong Thánh Gióng đã bảo mẹ mời sứ giả vào và muốn đi đánh giặc. Điều này thể hiện rõ được ý thức đánh giặc cứu nước, tinh thần yêu nước sôi nổi của dân ta khi có giặc ngoại xâm được đặt lên hàng đầu và tạo nên người anh hùng với sức mạnh phi thường.

Nhân dân ta còn cường điệu về cách ăn mặc của Thánh Gióng. Chỉ là một đứa trẻ lên ba, mà ăn được mỗi bữa bảy nong cơm, ba nong cà, nước uống cạn cả một khúc sông, áo mặc càng ngày càng chật, khắp cả dân làng phải góp cơm gạo lại  nuôi Thánh Gióng. Đây cũng là một điểm thú vị, hình ảnh Gióng lớn nhanh như thổi thể hiện sự quyết tâm, kiên cường, gấp gáp của người anh hùng đang chuẩn bị tư trang ra trận mạc. Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân, của tinh thần đoàn kết chống giặc, của ý thức bảo vệ dân tộc. Đó còn là biểu tượng cho sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ tự nguyện để con ra chiến trường, giết giặc cứu quốc.

Giặc đã đến sát chân núi, sứ giả mang voi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt đến. Thánh Gióng mặc vào, vươn vai một cái đã trở thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong, lẫm liệt. Chỉ một người nhưng lại đấu lại cả hàng trăm hàng nghìn người, đó là sự đối lập càng tạo nên sự to lớn, vĩ đại, sự phi thường của Thánh Gióng. Cái vươn vai ấy thể hiện sự phi thường của một người anh hùng trước thời cuộc. Gióng còn nhổ những bụi tre ven đường để càn quét bọn giặc. Sự thông minh thể hiện ở cách đánh giặc của Gióng. Chàng không chỉ dùng những vũ khí hiện đại: roi sắt, ngựa sắt mà còn dùng đến vũ khí thô sơ: những bụi tre để giết giặc. Đánh xong giặc Ân, Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, ngựa sắt rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời.

Câu chuyện không chỉ mang giá trị biểu tượng mà còn mang giá trị lịch sử sâu sắc. Hình ảnh Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết, quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, thể hiện ý thức bảo vệ chủ quyền mỗi khi tổ quốc lâm nguy, đồng thời truyện còn phản ánh về tình hình kinh tế nông nghiệp của nước ta phát triển lúc bấy giờ, biết chế tạo vũ khí hiện đại để đánh giặc, tập hợp sức mạnh của toàn thể và sử dụng tất cả mọi phương tiện để chống giặc ngoại xâm.

6 tháng 7 2018

em nghĩ anh hùng làng gióng là người rất dũng cảm , thông minh để cứu được nước ta khỏi bị xâm lược.

chúc bn học tốt nhé.

17 tháng 1 2018

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

17 tháng 1 2018

​  Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

  Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

  Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

  Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

  Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

 Còn nằm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

  Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Đấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

  Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

  Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

  Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

  Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

  Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

  Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

  Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

  Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lồ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

9 tháng 4 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

8 tháng 1 2019

T làm giùm đồng chí rồi lỡ đồng chí dc giải thì t ngồi khóc à =))

8 tháng 1 2019

đừng lôi 2 bài này nha

Bài mẫu 1

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là người như vậy.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc.

Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ.

Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy.

Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái.

Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

  

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Đúng vậy! Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trải bao nhiêu là mưa nắng.

Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào.

Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em.

Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều.

Bài mẫu 2

Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy "mẹ thật là ác". Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn bị xét nét. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này...

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 8, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi...

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ là năm lớp 9, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tới tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn...

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh tôi. Rồi chúng cô lập để bạn bè trong lớp dần xa lánh tôi.

Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liền và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường. Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp. Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác.

Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trằn trọc suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm để chở em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường xin rút học bạ cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ. Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn.

Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.

Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi... Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn để ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. Nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”

16 tháng 1 2019

Mik đang cần rất gấp ạ !!!

22 tháng 3 2019

Mình thấy người anh ban thì rất ít kỉ nhưng sau khi thấy được tấm lòng của em mik thì lại mở rộng lòng mình để đón nhận nó! Vì vậy người anh là một nhân vật hướng nội!

9 tháng 10 2019

Dậy chứ ko phải dạng nha

9 tháng 10 2019

Tham khảo :

https://lazi.vn/edu/exercise/cho-doan-tho-oi-suc-tre-xua-trai-phu-dong-vuon-vai-lon-bong-day-nghin-can-cuoi-lung-ngua-sat-bay-phun

Hok tốt 

4 tháng 10 2017

​Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

4 tháng 10 2017

Bạn lấy trên mạng,không thể nào gõ nhanh như vậy được,1 Sai

17 tháng 1 2018

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

17 tháng 1 2018

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.

   Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.

   Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại ở chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.

   Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.

   Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.

   Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên:Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ "tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là "nước đen".

   Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.

   Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

   Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.

   Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

   Ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...

   Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.

   Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

   Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.

   Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

24 tháng 1 2019

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính. 

Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.

Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.

Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.

Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh cũng là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bà hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam

7 tháng 1 2019

Các bạn thân mến!

Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.

Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.

Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.

Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.

Chúc bạn học tốt ~

7 tháng 1 2019

MÌNH LÀM ĐƯỢC RỒI THANKS

ĐÂY LÀ BÀI MÌNH

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.