K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2018

Trong kho tàng văn học thời Lí - Trần, bên cạnh những áng hùng văn lẫm liệt, còn có những bài thơ trữ tình đằm thắm. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông, là một tác phẩm tiêu biểu. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là bức tranh thiên nhiên độc đáo và kì thú. 
Thiên nhiên vốn là đề tài chính trong thi ca xưa nay, thiên nhiên đã khơi nguồn cho bao áng thơ dạt dào tuôn chảy. Đặc biệt đối với các thi nhân xưa, thiên nhiên là một mảng trong tâm hồn họ, là nơi để họ gửi trao bao cảm xúc, nỗi niềm. Vì thế, thơ viết về thiên nhiên thường rất tha thiết. Văn chương thời Lí - Trần đã có không ít những câu thơ thiên nhiên đặc sắc, chẳng hạn như:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai.

(Thiền sư Mãn Giác)

Ngay Trần Nhân Tông, trong bài Buổi sớm mùa xuân, cũng viết rất hay về thiên nhiên:

Song song đôi bướm trắng

Phất phái cánh hoa bay

Nhưng phải đến Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hồn thơ thiên nhiên của Trần Nhân Tông mới thật sự đằm thắm, mặn nồng. Ta hãy đọc kĩ bài thơ để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đó:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Đây là bức tranh một vùng quê thôn dã, nó cũng bình thường như bao vùng quê khác, nhưng trong con mắt của thi nhân, cảnh vật bỗng xiết bao thân thương, trìu mến.

Cái nền không gian và thời gian của bức tranh là thôn xóm lúc trời chiều sắp tắt. Khói sương mờ ảo đang bao phủ dần lên thôn xóm. Trong làn khói sương mờ mờ, lãng đãng, bóng chiều trở nên hư ảo chập chờn. Chẳng biết, đây có phải là tiết thu đông không mà trời chiều lại man mác, gợi nhiều cảm xúc đến như vậy. Phải chăng chỉ có những tâm hồn thi nhân tinh tế mới cảm nhận được cái thời khắc giao chuyển giữa ngày và đêm? Sáu trăm năm sau, nữ sinh Thanh Quan cũng có cảm nhận ấy:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.

Bóng chiều bảng lảng, tưởng như chỉ gợi buồn trong lòng người, nhưng thật bất ngờ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Cảnh vùng quê yên bình và thơ mộng biết bao. Trong bóng chiều chập chờn, hư ảo, mấy đứa trẻ thong dong cưỡi trâu đi dọc theo những con đường làng, tiếng sáo cất lên trầm bổng, ngọt ngào, quyến rũ, mấy cánh cò trắng chao liệng rồi hạ xuống cánh đồng. Tâm hồn thi nhân phơi phới niềm vui.

Nhưng phải đến Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hồn thơ thiên nhiên của Trần Nhân Tông mới thật sự đằm thắm, mặn nồng. Ta hãy đọc kĩ bài thơ để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đó:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Đây là bức tranh một vùng quê thôn dã, nó cũng bình thường như bao vùng quê khác, nhưng trong con mắt của thi nhân, cảnh vật bỗng xiết bao thân thương, trìu mến.

Cái nền không gian và thời gian của bức tranh là thôn xóm lúc trời chiều sắp tắt. Khói sương mờ ảo đang bao phủ dần lên thôn xóm. Trong làn khói sương mờ mờ, lãng đãng, bóng chiều trở nên hư ảo chập chờn. Chẳng biết, đây có phải là tiết thu đông không mà trời chiều lại man mác, gợi nhiều cảm xúc đến như vậy. Phải chăng chỉ có những tâm hồn thi nhân tinh tế mới cảm nhận được cái thời khắc giao chuyển giữa ngày và đêm? Sáu trăm năm sau, nữ sinh Thanh Quan cũng có cảm nhận ấy:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.

Bóng chiều bảng lảng, tưởng như chỉ gợi buồn trong lòng người, nhưng thật bất ngờ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Cảnh vùng quê yên bình và thơ mộng biết bao. Trong bóng chiều chập chờn, hư ảo, mấy đứa trẻ thong dong cưỡi trâu đi dọc theo những con đường làng, tiếng sáo cất lên trầm bổng, ngọt ngào, quyến rũ, mấy cánh cò trắng chao liệng rồi hạ xuống cánh đồng. Tâm hồn thi nhân phơi phới niềm vui.

19 tháng 6 2018

 Trong kho tàng văn học thời Lí-Trần, bên cạnh những áng hùng văn lẫm liệt, còn có những bài thơ trữ tình đằm thắm; trong đó Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông, là một tác phẩm tiêu biểu.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là bức tranh thiên nhiên độc đáo và kì thú.

Thiên nhiên vốn là đề tài chính trong thi ca xưa nay, thiên nhiên đã khơi nguồn cho bao áng thơ dạt dào tuôn chảy. Đặc biệt đối với các thi nhân xưa, thiên nhiên là một mảng trong tâm hồn họ, là nơi để họ gửi trao bao cảm xúc, nỗi niềm. Vì thế, thơ viết về thiên nhiên thường rất tha thiết. Văn chương thời Lí - Trần đã có không ít những câu thơ thiên nhiên đặc sắc, chẳng hạn như:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua săn trước một nhành mai.

(Thiền sư Mãn Giác)

Ngay Trần Nhân Tông, trong bài Buổi sớm mùa xuân, cũng viết rất hay về thiên nhiên:

Song song đôi bướm trắng

Phất phới cánh hoa bay

Nhưng phải đến Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hồn thơ thiên nhiên của Trần Nhân Tông mới thật sự đằm thắm, mặn nồng. Ta hãy đọc kĩ bài thơ để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đó:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Đây là bức tranh một vùng quê thôn dã. Nó cũng bình thường như bao vùng quê khác, nhưng trong con mắt của thi nhân, cảnh vật bỗng xiết bao thân thương, trìu mến.

Cái nền không gian và thời gian của bức tranh là thôn xóm lúc trời chiều sắp tắt. Khói sương mờ ảo đang bao phủ dần lên thôn xóm. Trong làn khói sương mờ mờ, lãng đãng, bóng chiều trở nên hư ảo chập chờn. Chẳng biết, đây có phải là tiết thu đông không mà trời chiều lại man mác, gợi nhiều cảm xúc đến như vậy. Phải chăng chỉ có những tâm hồn thi nhân tinh tế mới cảm nhận được cái thời khắc giao chuyển giữa ngày và đêm? Sáu trăm năm sau, nữ sĩ Thanh Quan cũng có cảm nhận ấy:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.

Bóng chiều bảng lảng, tưởng như chỉ gợi buồn trong lòng người, nhưng thật bất ngờ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Cảnh vùng quê yên bình và thơ mộng biết bao. Trong bóng chiều chập chờn, hư ảo, mấy đứa trẻ thong dong cưỡi trâu đi dọc theo những con đường làng, tiếng sáo cất lên trầm bổng, ngọt ngào, quyến rũ, mấy cánh cò trắng chao liệng rồi hạ xuống cánh đồng. Tâm hồn thi nhân phơi phới niềm vui.

Chỉ một vài nét chấm phá tài hoa đã làm nên một kiệt tác. Bức tranh cảnh vật vốn đã đẹp bởi bóng chiều man mác, mờ ảo, bởi những cánh cò trắng, có thêm hình ảnh con người, càng trở nên ấm áp tình người. Một bức tranh thật đẹp, thật có hồn, đậm đà phong vị quê hương đất nước. Dường như thi nhân đã thả hồn mình vào trong cảnh để cảnh thấm đẫm tình. Không có một tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, không có sự gắn bó máu thịt với làng quê, thì không thể viết được những câu thơ như thế.

Cảnh ấy, tình ấy, gợi cho ta liên tưởng đến những câu Chinh phụ ngâm nổi tiếng:

Trông bến nam bãi che mặt nước

Cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh,

Nhà thôn mấy xóm chông chênh

Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.

Có lẽ, đây là sự gặp gỡ của những tâm hồn nghệ sĩ thanh cao, nhân hậu, gắn bó sâu nặng với cuộc đời.

Hok tốt nha !

7 tháng 11 2018

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có đường không 
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
 Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
 
Trần Nhân Tông là một vị vua nổi tiếng đời nhà Trần sống ở thế kỉ XIII của dân tộc. Ông là người yêu dân, yêu nước và nổi tiếng khoan hòa, êm ái. Dưới triều đại của mình, ông chẳng những đã đoàn kết được tướng sĩ, nhân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên mà còn xây dựng cho nhân dân đời sống ấm no, yên ổn. Sau khi rời ngai vàng, ông lên núi Yên Tử tĩnh tu và được tôn là tổ sư của thiền phái Trúc Lâm... Tương truyền rằng sau khi lãnh đạo dân ta chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại yên bình, nhân dịp thăm quê cũ ở Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông đả tức cảnh sinh tình mà viết nên “Thiên Trường vãn vọng”. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu bài thơ nhẹ nhàng, hài hòa, thanh thoát.
 
Phủ Thiên Trường, Nam Định vốn là quê cù của nhà Trần. Đó là một miền quê yên ả, thanh bình. Trong bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thôn dã vào lúc chiều tả, hoàng hôn đang kéo đến:
 
"Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có dường không"
 
Trong nguyên văn chữ Hán, cụm từ bán vô bán hữu nghĩa là nửa như có nửa như không gợi phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Thôn xóm, nhà tranh, làng quê nối nhau, san sát, sum vầy phía trước, phía sau, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, nửa như có, nửa như không. Khói tỏa ra từ đâu vậy? Phải chăng, đây chính là khói bếp nhà tranh và lớp sương chiều làng đang hòa quyện với nhau thành một làn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng khiến người ta cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có lúc không? Tâm hồn người lâng lâng bởi cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy xóm làng thanh bình, êm ả đến? Cảnh tượng trong hai cảu thơ đầu trầm lặng làm sao! Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo lên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.
 
Đến hai câu sau đã có sự xao động trong cảnh vật:
 
" Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".
 
Cách nơi nhà vua đứng không xa, mấy chú bé chăn trâu đang lùa trâu về làng, vừa ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo. Tiếng sáo vi vu, văng vẳng, cất lên làm xao động lòng người. Xa xa, trên cánh đồng lúa, mấy cánh cò trắng đang từng đôi một sà xuống như muốn tìm mồi hay định nghỉ ngơi! Người, vật, đồng ruộng, màu sắc, âm thanh..., tất cả đã hòa nhập với nhau để vẽ non bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn.
 
Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say sưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vướng bận binh đao.
 
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh dược nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
 
"Thiên Trường vãn vọng" (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.

9 tháng 3 2018

Bài thơ “Thiên trường vãn vọng” là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về làng quê trong buổi chiều tà. Mở đầu bài thơ là không gian mở ảo của làng quê, cảnh vật đang nhạt nhòa dần trong sương khói và bóng chiều mập mờ như nửa có nửa không. Hoàng hôn luôn là thời điểm khơi gợi cho ta nhiều cảm xúc, đó là cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn. Hai tiếng “man mác” như gợi ra nỗi niềm tâm trạng đó ở thi nhân, bởi rất lâu người xa quê nay mới có dịp trở về. Và trong bức tranh thôn quê yên bình ấy, bỗng xuất hiện thanh âm tiếng sáo trong trẻo, bay bổng của chú bé mục đồng đang ngồi vắt vẻo lưng trâu trên con đường về thôn xóm. Tiếng sáo ấy thật bình yên, vui tươi trong khung cảnh chiều muộn. Thời điểm chiều tà cũng là lúc mọi người kết thúc công việc, trở về sum họp vui vẻ bên gia đình. Thiên nhiên, động vật và con người cùng giao hòa trong nhịp sống nhịp nhàng giữa đất trời bao la. Phía xa xa, “từng đôi” cò trắng liệng xuống cánh đồng, gợi nên một cuộc sống bình dị, hữu tình nơi thôn quê. Bức tranh ấy là những màu sắc giao hòa, những thanh âm trong trẻo gợi ra nét thanh bình những cũng vui tươi và đầy sức sống. Chỉ bằng vài ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít gợi nhiều, thi sĩ đã vẽ lên một không gian về cảnh sắc làng quê nên thơ, trữ tình.

1 tháng 11 2016

Nhắc đến kho tàng văn học trung đại Việt Nam ta nghĩ ngay đến nhà hiền triết Trần Nhân Tông. Ông là một vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh tan quân Mông - Nguyên xâm lược. Không những thế, Trần Nhân Tông là thi sĩ có tâm hồn thanh cao, luôn gắn bó máu thịt với quê hương, thôn dã. Đọc thơ ông, ta không thể nào quên áng thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, một bài thơ nặng tình quê hương thắm thiết:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều của phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình. Thôn xóm đang chìm dần vào làn sương mờ bảng lảng. Đây là lúc ánh hoàng hôn sắp tắt, khoảnh khắc giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê, cảnh vật mờ ảo, chập chờn rất nên thơ, nó gợi lên bao cảm xúc trong lòng người, nhất là những tâm hồn mang nặng tình quê thắm thiết. Vì yêu quê hương tha thiết nên nhà thơ cảm nhận được cái đẹp và cái đáng yêu của một làng quê mộc mạc. Trong mắt thi nhân, cảnh vật thật đẹp và thân thương, gần gũi. Tuy nó là một bức tranh vùng quê thôn dã, rất giản dị như bao vùng quê khác nhưng nhà thơ cảm thấy cảnh vật ở đấy thật thơ mộng, thật đẹp, cái đẹp trầm lặng mà không chút đìu hiu. Nhà vua - nhà thơ - nhà hiền triết ấy đã dấy lên một niềm cảm xúc dạt dào, cảm xúc từ lòng yêu quê hương sâu nặng.
Có yêu quê hương nhà thơ mới thấy được cái đẹp của đồng quê, nhà thơ mới có được những giây phút buồn man mác khi thấy quê hương trống vắng một cái gì đó thân thương, gần gũi, dù hình ảnh ấy thật mộc mạc:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Nhà vua - nhà thi sỹ thích nghe tiếng sáo vi vút, ngọt ngào của quê hương, thích nhìn những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Phải chăng tiếng sáo của đám mục đồng đã giúp nhà vua thư thái sau bao nhiêu nỗi lo toan việc nước, việc quân? Hay tiếng sáo ấy đã đưa nhà vua trở lại cái thời đáng yêu, đáng nhớ của mình. Có lẽ rằng tình yêu quê hương, tình yêu đồng nội đã làm cho nhà vua thích lắng nghe tiếng sáo của các em chăn trâu đi dọc đường làng. Thích nhìn cái cò đáp cánh trên đồng ruộng. Tình yêu ấy đã làm cho vua và quân dân thêm khăng khít. Bởi thế, phủ Thiên Trường của vua và làng mạc nông dân không có những đường hào ngăn cách ngặt nghèo, không có "bệ rồng" lộng lẫy, không có thành quách cao dày hay cung điện nguy nga. Phủ Thiên Trường của vua không cách biệt với cuộc sống của người nông dân. Phải chăng Trần Nhân Tông là một vị vua thấm đẫm tình người. Một con người có địa vị tối cao nhưng gắn bó với quê hương, gắn bó với hương đồng cỏ nội, thật đáng trân trọng.

1 tháng 11 2016

Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.

 

Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

(Tức sự)

Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.

Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.

Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không.

Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.

Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!

Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.

Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.

27 tháng 12 2021

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ”  được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không  ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được.

Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh.  Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

27 tháng 12 2021

Cảm ơn

1 tháng 10 2016

     Quê hương là nơi bắt nguồn cuộc sống của chúng ta là nơi có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ bảo vệ động viên chúng ta. Tôi yêu quê hương không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm tình người với những câu chuyện cổ tích của bà. Với tiếng cười nói của trẻ thơ. Là nơi tôi có những kỉ niệm cùng với những đứa bạn. Cùng thả diều chơi những trò chơi dân gian. Quê hương là nơi mỗi khi tôi đi xa tôi nhớ về. Cũng là nơi cho tôi nguồn động lực để tiếp tục bước đi. Quê hương là con đường làng thân thuộc với mái đình và lũy tre. Là nơi gắn những đôi trai tài gái sắc với nhau. Quê hương tôi đẹp lắm, không phải đẹp vì tên gọi của nó mà nó đẹp bởi bên trong con người và phẩm chất cao quý.

Chúc bạn học tốt!hihi

"Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm liễu rủ màn tre" là những câu thơ nói về quê hương. Quê hương là một nơi mà con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với nọ, có thể nói quê hương là nơi sinh ra tình cảm của con người. 

26 tháng 7 2016

Bạn tham khảo bài trên mạng này nhé

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

 

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

Trích: loigiaihay.com



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-bai-tho-xa-ngam-thac-nui-lu-cua-ly-bach-c34a1534.html#ixzz4FVcHxoW1

27 tháng 7 2016

ng  ta đã làm thì đánh dấu cho họ với , chứ nếu ko thì ai trả lời cho.Dù gì bạn đó cũng copy trên mạng , thì cũng phải tick cho chứ !!!Chẳng lẽ bạn chưa bao giờ copy à!!Hay thiệt đấy!!!lolang

25 tháng 8 2023

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" khiến em cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời và hùng vĩ của vũ trụ. Nhìn vào bức tranh, em thấy mình như được đưa vào một không gian rộng lớn, nơi mà hàng ngàn vì sao sáng lấp lánh trên bầu trời. Từng ánh sao như những viên ngọc quý rực rỡ, tạo nên một cảnh tượng thần tiên, đầy mê hoặc và lôi cuốn.

Bức tranh còn tái hiện được vẻ đẹp của tự nhiên, với những ngọn núi cao trùng điệp, những con sông chảy xiết và những cánh đồng bao la màu xanh ngát. Nhìn thấy những đám mây trôi qua như những tuyệt tác của thiên nhiên, em không khỏi cảm nhận được sự tĩnh lặng và thanh bình mà nó mang lại.

Bức tranh còn thể hiện sự kết hợp tuyệt vời giữa ánh sáng và màu sắc. Những ánh sao sáng lấp lánh trên bầu trời tạo nên một vẻ đẹp đầy màu sắc, trong khi đó, ánh sáng trăng lung linh chiếu sáng lên mặt nước tạo nên một khung cảnh thơ mộng và lãng mạn.

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ còn gợi lên trong em những cảm xúc mạnh mẽ về sự vĩ đại và sức mạnh của vũ trụ. Nhìn thấy hàng ngàn vì sao trên bầu trời, em nhận ra rằng chúng là những hành tinh, những ngôi sao khổng lồ có sức hút vô cùng mạnh mẽ. Điều này khiến em cảm thấy nhỏ bé và như bị cuốn hút vào sự vĩnh cửu và bất tận của vũ trụ.

Tổng thể, bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" là một tác phẩm tuyệt vời, mang đến cho em những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên và vũ trụ. Nó thực sự là một nguồn cảm hứng vô tận cho em và khiến em cảm thấy kích thích và trầm trồ trước sự tuyệt diệu của thế giới tự nhiên.

25 tháng 8 2023

khó quaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaas

20 tháng 8 2021

tham khảo nhó, vì đây là bài văn nêu cảm nghĩ nên bắt buộc phải dài á cậu :3

Nguyễn Trãi- anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới để lại sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú. Trong giai đoạn từ quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác "Bài ca Côn Sơn" (Côn Sơn ca- trích), đoạn thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và vương vấn lòng người.

Bài ca Côn Sơn ra đời khi nhà thơ bị chèn ép phải cáo quan về sống ở Côn Sơn. Địa danh Côn Sơn thuộc thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây cũng là nơi nhà thơ đã từng sinh sống nên cảnh vật tái hiện cũng thật gần gũi, tự nhiên khiến người đọc nghe cũng có cảm giác quen thuộc. Bài thơ đã khắc họa tinh tế một bức tranh tứ bình hài hòa, độc đáo nhưng cũng chân thật, trữ tình. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi viết:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Thiên nhiên được gợi ra bắt đầu từ âm thanh của tiếng suối. Tuy được gợi từ âm thanh nhưng tiếng suối ấy lại gợi ra hình ảnh. Cảnh núi rừng rộng lớn, từ đâu đó là tiếng suối chảy rì rầm, róc rách đồng vọng với tiếng của núi ngàn. Đó là không gian của sự thanh tĩnh, nơi chốn lý tưởng của các bậc hiền nhân xưa luôn muốn tìm về. Tiếng suối rì rầm đó được tác giả so sánh như tiếng đàn cầm, du dương, êm dịu, trong trẻo góp phần làm thanh tĩnh tâm hồn của thi nhân khi trở về với thiên nhiên. Khi ví von tiếng suối đó với âm thanh tiếng đàn, ắt hẳn, tác giả đã thực sự hòa vào bản nhạc của rừng núi. Nguyễn Trãi lại hòa vào vẻ đẹp của Côn Sơn qua hai câu thơ tiếp theo:

Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Bức tranh phong cảnh được miêu tả qua hình ảnh "đá rêu phơi" thật đẹp và tràn sức sống. Đá cằn cỗi, rêu vẫn chen chúc để sinh tồn và phát triển. trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh, rêu vẫn bám trụ bền bỉ và thể hiện sức sống mãnh liệt. Ngồi trên phiến đá rêu phơi ấy khiến tác giả như ngồi chiếu êm ắt hẳn đó phải là manh chiếu êm ái, mềm mại. Dường như, thi nhân đã thực sự hòa mình vào thiên nhiên nơi thâm sơn cùng cốc. Phiến đá cằn cỗi ấy mang trên mình một sức sống bất diệt mặc kệ phong ba bão táp. Hai câu lục bát tiếp theo, Nguyễn Trãi đã thể hiện sự bức phá ngoạn mục mà hùng vĩ của thiên nhiên:

Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Thiên nhiên được người hiền triết cảm nhận tỉ mỉ và tinh tế. Hình ảnh của cây thông mang sức sống và thể hiện sự hùng tráng của núi rừng được tác giả so sánh với hình ảnh giản dị "như nêm" giúp ta nhận ra được sức sống tiềm tàng nơi núi rừng mặc mưa sa nắng đổ. Dù trải qua biết bao khắc nghiệt của cuộc đời, cây thông ấy vẫn đứng "giữa trời mà reo" . Đọc đến đây, ta nhận ra, tác giả chọn về với thiên nhiên để hòa vào sự thoáng đãng, tuôn trào và rộng mở của vạn vật, để được nằm trên nơi có bóng mát kì diệu của tạo hóa. Đón nhận những gì ban sơ, trong lành nhất, nơi này thật không hoài phí để tác giả chọn để được sống nhàn . Kết thúc đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã khép lại bằng hai câu thơ:

Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xnh mát ta ngâm thơ nhàn.

Hình ảnh tre, trúc thật quen thuộc và bình dị đối với hồn quê Việt. Trúc trong rừng làm nên bóng râm, mát lành và rậm rạp. Hòa vào sự nguyên sơ ấy là tâm hồn thi nhân khao khát sống nhàn giữa vùng sơn cước. Màu xanh tươi mát của núi rừng và sự thanh tịnh trong tâm hồn Nguyễn Trãi tạo nên sự tổng hòa bức tranh Côn Sơn hoang dã.

Cảnh đẹp Côn Sơn được Nguyễn Trãi cảm nhận qua nhiều giác quan: thính giác (tiếng suối), xúc giác (chiếu êm), thị giác (màu xanh của trúc) thật tươi mát và hài hòa. Khao khát sống của Nguyễn Trãi khiến ta nhận ra bức tranh ấy thật đẹp, đó là nơi gửi gắm của xúc cảm, đồng điệu của tâm hồn và hòa hợp với núi rừng. Đây là nơi trong lành, nhàn nhã, thanh bình thì thi nhân mới rũ bỏ hết mọi toan tính, muộn phiền để là một nho sĩ với lối sống bình dị.

Thiên nhiên trong Bài ca Côn Sơn thật đẹp, mang cả thanh và sắc, tạo nên sự hài hòa của khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh nhàn. Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Nguyễn Trãi với lối sống giản dị mà thanh cao.