K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2018

Con gái là họ nhà heo

Ô mai, kẹo mút chạy theo ầm ầm

Lại còn bánh cuốn cả mâm

Bụng còn ních cả một "hầm" bánh khoai

Con gái là họ nhà nai

Khi thì ngoan ngoãn cụp tai bên chàng

Khi thì giận dữ đì đoàng

Con nai bỗng hóa thành hai con chằn

Con gái là chúa tham ăn

Táo, mơ, mận, ổi… đầy ngăn suốt ngày

Con gái là lũ mặt dày

Một khi nổi cáu giật ngay "khúc dồi"

Con gái là chị cú hôi

Ra đường chải chuốt nước hoa mù trời

Con gái là chú vịt giời

Cha nuôi mẹ dưỡng rồi bơi tít mù

Con gái là chiếc xe lu

Một khi cáu giận thì phu vãi hàng

Con gái là chúa ngang tàng

Quay bài bắt được phũ phàng vẫy đuôi

Cái miệng chẳng lúc nào nguôi

Bực mình một cái đớp ruồi chết tươi

Lúc nào miệng cũng nói cười

Nhưng làm thì lại đã lười còn rên

Con gái là chị kền kền

Một khi cáu giận 10 tên chẳng nhằm

Cái mặt như bị dao băm

Vậy mà cứ mãi vênh cằm ra oai

Mình tròn như thể củ khoai

Ra đường vẫn cứ khoe hoài… eo thon

Con gái là cái… con… con…

Muốn nói cho hết thì còn mệt hơi

Vài lời nói chỉ để chơi

Nó mà biết được tời bời thịt xương.

Thượng đế sinh chi lắm các bà

Gieo rắc kinh hoàng đến chúng ta…

Con gái bây giờ khó mà ưa

Móng tay xanh, tím, quá dư thừa

Tóc vàng môi đỏ, lông mi giả

Guốc cao áo ngắn hở bụng mà

Hai tai thì đục ba bốn lỗ

Lỗ rốn cũng đem cắm dây đồng

Nói chuyện tưởng chừng như pháo nổ

Con gái bây giờ … Có như không!



 

5 tháng 5 2018

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Đêm nay bác không ngủ
ngày mai bác ngủ bù
anh đội viên gật gù
đúng là bác vĩ đại…
anh đội viên thức dậy
thấy trời khuya lắm rồi
mà sao bác vẫn ngồi
tay phím, tay cua chuột
anh đội viên sốt ruột
lén xem bác làm gì
rón rén lại gần thì
thấy bác đang đánh 3Q
anh đội viên thấy thế
gạ bác đánh sô lô
bác chợt cười hô hô…!
chú đánh sao lại bác!
anh đội viên khoác lác
bác chấp cháu chọn Shang
còn bác thì chọn Palmyrian
cháu sẽ cho bác …chết
bác cười :”Bác chấp hết
chú mau lập mạng đi
bác cháu ta cùng thi
xem chú hay bác giỏi”
anh đội viên hồ hởi
“rồi bác sẽ biết tay
nội trong đêm hôm nay
bác sẽ thua tan nát”
vào trận mới 9 fút
anh đã bấm lên đời
môi anh nở nụ cười
trận này lên đời sớm
nào ngờ gặp phải cớm
bác đâu phải con gà
10 rưỡi có lạc đà
chạy tung tăng tìm địch
anh đội viên rục rịch
đang chặt gỗ đào vàng
chợt thấy tiếng kiếm vang
bác đưa lạc đà tới
anh đội viên không vội
vác dân đập lạc đà
anh biết đâu rằng là
bác đã nâng cấp giáp
anh đội viên hoảng hốt
chạy dân, khắp bản đồ
nhưng anh lại hồ đồ
bánh xe chưa nâng cấp
lạc đà chém tới tấp
dân chẳng biết chạy đâu
anh đội viên thua đau
F10….đòi chơi lại
bác cười rất khoan khoái
“chú đã sợ chưa nào?”
anh đội viên thì thào :
“bác cháu mình đánh lại ”
anh đội viên lập mạng
lần này chuyển Assyrian
bác chẳng hề so bì
chọn Palmy lần nữa
vào trận fút thứ 8
anh đội viên bo thành :
“lạc đà bác chém thành
có mà đến mùa quýt”
anh yên tâm làm thịt
nhẩn nha bấm lên đời
ngoài trời hãy còn trời
bác thật là cao thủ
thì ra bác tự nhủ
kiểu gì nó bo thành
thôi thế ta lên nhanh
chuyển sang ta đánh pháo
thế là thành tan nát
lạc đà bác xông vào
dân biết chạy làm sao
anh ngậm ngùi đành QUIT
2 trận thua tan nát
lòng phục bác biết bao
quân sự, bác tài cao
mình thua thì cũng đúng
anh đội viên lúng túng
bác chơi giỏi quá đi
cháu chẳng dám so bì
thua tâm phục khẩu phục

11 tháng 5 2018

Tinh yêu như con suối

Chảy qua bể chân trời

Hưng đưa tay hứng nước

Tình yêu như dòng nước 

Như từ đáy lòng Thư

Bỗng thấy lòng xao xuyến

Chao ôi ! Thật đẹp đôi

11 tháng 5 2018

hưng và thư là hai người bạn thân

luôn cùng nhau làm mọi việc

đi đâu cũng có nhau

trải qua mọi khó khăn 

rồi cũng có hạnh phúc

10 tháng 8 2018

không hiểu 

10 tháng 8 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử”. Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.

18 tháng 3 2018

mk chỉ gợi ý thôi nha!

MB: Từ xa xưa đến nay, nhân dân ta đã có nhiều truyền thống tốt đẹp. Và hơn thế cả, đó chính là lòng thương người, những người cùng chung một nước. Câu ca dao sau đã thể hiện rất rõ nét đẹp văn hóa đó: ................( bn cho câu ca dao vào).

TB : - giải thích:

+) nghĩa đen: nhiễu điều là 1 tấm vải đỏ, được làm bằng lụa ( 1 thứ vải rất đắt tiền, đc coi là quý hiếm, chỉ có những quan lại có tiền mới có thể có nó). Còn giá gương là một cái dùng để nâng đỡ tấm gương, còn làm điểm tô cho vẻ đẹp của căn phòng. 2 đồ vật bao chùm lên nhau, khiến cho cả 2 trở nên có giá trị hơn, giúp cho vẻ đẹp của cả 2 đc tôn vinh.

+) nghĩa bóng: chỉ con người cùng chung sống với nhau trên một đất nước, phải biết che chở, giúp đỡ lẫn nhau, thì cả 2 mới có thể vươn xa hơn, cũng như làm tô đẹp hơn cho đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.

- vì sao cần phải yêu thương người cùng trong 1 nước

+) vì chúng ta là người cùng dân tộc , cùng sinh ra trong một cái bọc trăm trứng, là anh em nên chúng ta phải biết chia sẻ, yêu thương lẫn nhau , tất cả chỉ vì một ngày mai tươi sáng sẽ đến với chúng ta.

+) nếu chúng ta không sống cùng nhau, bị tách rời, chúng ta sẽ chẳng khác nào một con thú, chúng ta sẽ không hòa nhập vào đc thế giới loài người và làm cho chúng ta cư xử chẳng khác gì một con thú bị bỏ hoang, bị đồng loại bỏ lại.

=> chúng ta cần pải biết giúp đỡ lẫn nhau, để đưa đất nước Việt Nam tiến xa hơn nữa, bay về vùng trời của những giấc mơ thần tiên, luôn có sự sung túc, đầy đủ

- nó đc thể hiện ntn

+) từ trước đến nay, để răn dạy chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều câu tục ngữ, ca dao như:............( bn tự kể nha)

+) cũng có những chương trình đã thể hiện tình tương thân, tương ái đó như: cặp lá yêu thương, lục lạc vàng, việc tử tế,........và các phong trào như: ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt,..........

=> cũng chính nhờ sự yêu thương, đùm bọc của mọi người , đã gắn kết con người vs con người lại vs nhau, lm cho xã hội trở nên phát triển đồng đều, làm cho cuộc sông của chúng ta thật ý nghĩa, đầy sắc màu.

- liên hệ vs bản thân ( bn tự kể cho mk nhưng việc làm để bn thể hiện tình yêu thương đó nha)

KB: - thật vậy, câu ca dao trên đã để lại một chân lí sống thật quí giá cho chúng ta, làm cho mỗi người khi đọc nó pải suy xét , xem kĩ về mình. Câu ca dao sẽ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, sẽ mãi khắc ghi tên mình vào trang sử vàng của dân tộc.

- là một học sinh, em sẽ cố gắng gìn giữ nét đẹp truyền thống, văn hóa đó, cũng như làm theo lời răn dạy của ông cha ta để lại. Cũng là để trả ơn nhưng người đã làm cho cuộc sống của em đc tốt đẹp như ngày hôm nay

~~ HỌC TỐT~~

18 tháng 3 2018

nhiễu điều là vải đỏ , phủ lấy gương để tránh bụi bặm

và từ trên suy ra người trong một nướ thì phải yêu thương nhau , đùm bọc che chở khi gặp khó khăn

12 tháng 8 2018

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong  lòng tôi.

Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.

13 tháng 8 2018

                                         BÀI VĂN THAM KHẢO

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

mk vẫn chép mạng nên mong bn thông cảm!!!

tham khảo bài trên nhé!!!

31 tháng 8 2018

Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.

Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “

31 tháng 8 2018

chứng kiến (ở trường) và về kể cho bố mẹ nghe nha mik quên nói

24 tháng 12 2018

chủ đề gì?

25 tháng 12 2018

Về tình bạn bè

2 tháng 8 2020

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

7 tháng 4 2018

bạn ơi ngữ văn lớp 7 làm sao có đề về bạn trai cũ được. không nên tự đưa mấy vấn đề như vậy đâu

Ông hỏi bạn trai người khác làm gì? 

Thầy bảo rồi giờ chưa đến tuổi yêu đương đâu

ahihi

10 tháng 8 2018

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!

Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người ta rất dễ rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm... cho vợ con và bản thân ông khỏi vất vả. Thật bất ngờ trong niềm mong ước của ông, ước mơ có một ngôi nhà kỳ vĩ: “Muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc. Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Ông thương cho những người nghèo khổ không chỗ trú thân, che nắng che mưa cho dân. Thật là một tấm lòng nhân hậu. Yêu thương bao la Thường xuyên lo cho dân nghèo, than thở đến nóng gan, cháy ruột” dù cuộc đời đầy rẫy nhưng vất vả, loạn lạc. Và vì vậy ông rất đồng cảm cho cảnh ngộ muôn dân tan nát gia đình vì chiến tranh, đói khổ vì nghèo túng, bệnh tật. Đau xót cho dân cho nước, ước mơ đất nước thái bình, nhân dân no ấm nên ông quên đi cái khổ cực của bản thân. Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Qua bài thơ trên ta thấy Đỗ Phủ mang nặng tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Ông mong mỏi, và khao khát hạnh phúc cho muôn dân. Bài thơ chất chứa chất nhân văn cao cả của bậc vĩ nhân quên đi bản thân mình mà lo cho dân cho nước.

10 tháng 8 2018

Điên ! T bị điên chúng mày ơi !!!!!!