K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2021

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) do UPU tổ chức với đề tài: “Hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch Covid-19”. Đây là cuộc thi lần thứ 33 được tổ chức ở Việt Nam do các cơ quan: Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức. 

Trong thời gian được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc (từ tháng 12-2020 đến tháng 3-2021), Ban Tổ chức đã nhận được hơn một triệu bức thư dự thi của các em học sinh 63 tỉnh, thành phố tham gia. Đa số các bức thư đều kể lại trải nghiệm của các em khi phải nghỉ học ở nhà, không được đến trường, lạ lẫm với cách học trực tuyến nhưng lại được đoàn tụ gia đình, gần gũi, chia sẻ tình cảm với ông bà, cha mẹ, anh chị em,... Nhiều bức thư được các em viết gửi cho người thân bằng những cảm xúc chân thật, giản dị, cảm động, như: Gửi em bé sinh ra trong mùa Covid-19; gửi mẹ làm bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch; gửi “bố nuôi” là cán bộ đồn biên phòng - nơi vùng biên đang căng mình chống dịch; gửi thư cho bà nội kể về bố là chiến sĩ hải quân ở Trường Sa đã nhường suất về ăn Tết cho chú chiến sĩ trẻ khi vợ vừa sinh con; thư kể về trải nghiệm của bản thân khi được tự tay may khẩu trang tặng các bác sĩ trong bệnh viện, viết kịch bản phim về đề tài chống Covid-19,...

Bên cạnh đó là những bức thư có trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo như: Hóa thân lá Phổi dễ tổn thương gửi các anh chị em trong gia đình cơ thể; hóa thân hải âu Lucky gửi mẹ mèo Zobra, những nhân vật trong “Chuyện Con mèo dạy hải âu bay”; hóa thân thành virus SARS-CoV-2 viết thư cho anh trai là virus SARS 2003; hóa thân hạt Gạo gửi mẹ Lúa nói về tinh thần, trách nhiệm của người Việt; sáng kiến ATM gạo chia sẻ với người nghèo, tình người đẹp trong mùa dịch,... Những bài đoạt giải là những bức thư có thông điệp rõ ràng, cách hành văn trong sáng, lôi cuốn, trình bày công phu, nét chữ đẹp.

Dự kiến, Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi sẽ được diễn ra vào ngày 21-5 tại Hà Nội. Tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, Ban Tổ chức quyết định lùi thời điểm tổ chức Lễ Tổng kết vào thời điểm thích hợp.
 

15 tháng 6 2021

Trả lời

h vẫn phải viết UPU á

~HT~

9 tháng 3 2020

please

31 tháng 10 2023

新型コロナウイルス感染症の流行との戦いは最も抜本的な段階にあり、全国民の一致した信頼と共同の努力が必要とされている。 これは、政治システム全体、あらゆるレベル、支部、機関、組織の共通の責任であるだけでなく、各個人の市民的責任でもあります。 この仕事も、人々に過度の仕事や貢献、努力を要求したり強制したりするものではなく、実際には単純な仕事を通じてのみ行われます。 絶対に必要でないときは外出しない、など。 水泳、ウォーキング、ジムに行く、健康と美容に気を配るなど、日々の楽しみを延期してください。 身辺を守ることをお互いに思い出し、この困難な日々を乗り越えるためにお互いをサポートしましょう...私たちはこれらのことをまず自分自身のために行うだけでなく、誇示するためにも行います、地域社会に対する市民の責任、国に対する責任。

疫病に対処するために危険に直面し、命を犠牲にして昼夜を問わず懸命に働いている人がたくさんいることを覚えておいてください。 しかし、彼らの努力と犠牲は、ほんの数人の無責任で無意識で恥知らずな人々の行動や言葉のせいで台無しになった可能性があります...

たとえそれが非常に小さく単純であっても、今日のあなたの行動は、あなたの団結を示し、健全で回復力のあるベトナムのために手を組むことであると考えてください。 地域社会、健全で発展した社会のための生活感覚を表します。 英雄都市ダナンの市民的責任を示すことです。

3 tháng 4 2020

chúng ta là con người chúng ta nên sống một cách lành mạnh , sạch sẽ . chúng ta ko nên nhổ nước bọt đi lung tung . đi vệ sinh trước khi ra ngoài , ko nên đi tiểu bừa bãi  . nên vệ sinh nhà của thường xuyên để không gian xung quanh chúng ta luôn sạch sẽ . không nên vứt rác bừa bãi để cho virus đỡ phát triển . không nên vứt khổ trang bừa bãi để chánh lây nhiễm cho người khác. chúng ta hãy cùng mọi người chung tay góp sức chống dịch Covid - 19 .

26 tháng 1 2022

Nhanh giúp e dc k ạ

 

14 tháng 1 2021

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

14 tháng 1 2021

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Bạn thử tham khảo nhéhaha

3 tháng 7 2021

 Hiện nay trên thế giới chúng ta xuất hiện "cuộc khủng hoảng" khiến cho ai ai cũng lo sợ, đó chính là dịch Covid-19. Để dịch bệnh qua đi, chúng ta cần phải nỗ lực cùng nhau phòng chống, một trong những cách tốt nhất chính là "thông điệp 5K". Nhớ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không tụ tập đông người, không đứng gần nhau. Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, không nên dùng chung đồ với người khác để tránh lây nhiễm. Điều quan trọng nhất chính là các bạn nhớ khai báo ý tế, nếu có đi nới khác về thì hãy khai báo y tế. Đó là thông điệp 5K, cũng là cách phòng chống tốt nhất để chúng ta có thể vượt qua dịch bệnh này.

Câu in đậm là câu rút gọn chủ ngữ

13 tháng 4 2020

nghe đúng kiểu học online :D

19 tháng 1 2022

1. Phần đầu bức thư

- Địa điểm và thời gian viết thư: viết ở góc phía bên phải trang giấy.Ví dụ:

Bắc Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2020Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 7 năm 2020Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2020

- Lời chào đầu tiên dành cho người nhận thư (người thân trong gia đình em). Ví dụ:

Ông kính mến của con!Bố thân mến!Mẹ yêu quý của con!

2. Phần nội dung bức thư

- Dẫn dắt nêu mục đích, lý do hay thời gian, hoàn cảnh em viết bức thư này. Gợi ý: đã lâu chưa được gặp gỡ, muốn gửi gắm thông điệp nào đó, muốn chia sẻ những thông tin đặc biệt…

- Nội dung chính của bức thư: chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch Covid:

Nêu những thông tin cơ bản mà em biết về đại dịch Covid (nguồn gốc, mức độ nguy hiểm, cơ chế lây lan, hậu quả của nó…) và tình hình dịch Covid ở nước ta (gây ra nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng về cơ bản đã được kiểm soát…)Những mong muốn đối với người nhận thư về việc phòng tránh dịch (mong người nhận thư nên hoặc không nên làm gì để tránh lây lan)Lợi ích của việc phòng dịch cẩn thận từ những cá nhân nhỏ ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hộiThể hiện niềm tin vào tương lai hoàn toàn chế ngự được dịch bệnh

- Tình cảm của em dành cho người nhận thư.

 

3. Phần cuối bức thư

- Chữ kí của người viết thư, cùng từ xưng hô thân mật. Ví dụ: Cháu trai đáng yêu của bà, con gái ngoan ngoãn của bà, em trai của anh…

Tham khảo: Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50: Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19

B. Những lưu ý khi Viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19

- Về hình thức: cần đảm bảo đúng cấu trúc về trình bày và nội dung của bức thư

- Về nội dung: các dẫn chứng, lời khuyên đưa ra cần rõ ràng, chính xác, chân thực, cụ thể:

Những thông tin về dịch Covid-19 được nhắc đến trong bài cần chính xác tuyệt đối, không được nói giảm nói tránh đi hay nói quá lên, cần đảm bảo tính khách quan của các thông tin này.Những biện pháp phòng tránh lây lan dịch bệnh, những lời khuyên, nhắn nhủ đưa ra trong bài cần chính xác, hữu ích, có căn cứ xác đáng. Tốt nhất là lấy từ những lời khuyên đến từ bộ y tế.

- Về nghệ thuật: Nên sử dụng những tính từ giàu cảm xúc, các hình ảnh sống động để tăng tính biểu cảm của bài viết, dễ tác động đến người đọc.

19 tháng 1 2022

Em tham khảo:

undefined

undefined