K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

â) dấu chấm => dấu chấm than

b) dấu phẩy => dấu chấm than

dấu hỏi chấm => dấu chấm

c) dấu hỏi chấm => dấu chấm than

dấu chấm than => dấu chấm

13 tháng 8 2021

C em nhé

k cho anh nhé

13 tháng 8 2021

Đọc đoạn văn sau và cho biết: “Ôi, vầng nắng nhỏ mùa thu (1) Vừa nhuộm vàng mảnh sân, nắng đã hắt vào hàng hiên một làn bụi hồng lung linh như kim nhũ(2)” (Ma Văn Kháng) Các dấu thích hợp điền vào vị trí (1), (2) trong đoạn văn trên là:

A. (1) Dấu chấm than, (2) dấu chấm hỏi

B. (1) Dấu chấm lửng, (2) dấu chấm hỏi

C. (1) Dấu chấm than, (2) dấu chấm

D. (1) Dấu chấm hỏi, (2) dấu chấm lửng

Hok tốt

7 tháng 6 2018

mik trả lời là:

Mùa hè là cái mùa vui vẻ nhất trong năm vì nó là cái khoảng thời gian tươi đẹp giúp chúng ta tạo nên một mảnh ghép nhỏ của tuổi thơ ta.

Chúc bn hc tốt

7 tháng 6 2018

Bài 1:                                       Bài làm:

Hôm nay, khi đi học về, em cất vội cặp sách lên bàn rồi ngồi ngay vào bàn để đọc truyện. Đang đọc thì bỗng nhiên em nghe thấy tiếng nói chuyện rôm rả ở phía bên tủ sách. Tò mò em lén lút đến chỗ cái kệ sách. Hóa ra chị dấu phẩy, bác dấu chấm than, anh dấu chấm hỏi , em dấu hai chấm đang trò chuyện với nhau về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. Em đã ghi lại đoạn hội thoại đó. Bây giờ em sẽ ghi lại đoạn hội thoại cho mọi người cùng nghe.

Cả nhóm đang trò chuyện, bàn luận với nhau thì bỗng nhiên người nhỏ nhất trong nhóm, em dấu hai chấm lên tiếng:" Em thấy mình là người quan trọng nhất, vì không có em thì trong các bài văn, câu truyện sẽ không có lời nói của nhân vật, không có em thì câu truyện sẽ trở nên nhàm chán, không chỉ có thế, em còn có thể báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp, chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước. Anh dấu chấm hỏi không tin, nói:"Nực cười, em à, nếu như không có em thì những bài văn, câu truyện sẽ không bao giờ hay, về những việc khác em có thể làm thì anh hoàn toàn đồng ý, nhưng nếu em không có anh, thì trong những câu hỏi của nhân vật sẽ không ai biết được, ngoài ra, anh có thể dùng để kết thúc câu nghi vấn, em có làm được không?". Chị dấu phẩy xưa nay vốn nhút nhát, rụt rè, ấy vậy mà trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay, chị ta cũng lên tiếng: " Còn chị thì sao? đừng quên rằng chị cũng không phải là một dấu câu vô dụng, chị có thể : Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Ngăn cách các vế của một câu ghép, các em có thể làm những việc ấy không?" Cả ba người tranh cãi về  về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. In lặng một lúc lâu, bác dấu chấm than vuốt râu rồi lên tiếng: " Bác cũng quan trọng, bác có thể dùng để thể hiện cảm xúc diễn đạt với âm lượng lớn (hét to, la làng), và thường là dấu kết thúc câu. Ngoài ra bác còn có tác dụng thể hiện thái độ bất ngờ hoặc bối rối, dùng để khẳng định điều mình đang nói, đấy, các cháu thấy không, ai ai cũng có những công dụng riêng, ý nghĩa riêng của mình trong cuộc sống viết văn đúng không? Đừng khinh thường mọi người nhé! " Các dấu chấm câu đồng loạt lên tiếng: "Vâng ạ!". Cuộc trò chuyện kết thúc, tất cả các dấu câu đều ra về và hiểu được rằng ai ai cũng có ý nghĩa, vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn đừng nên ganh đua, đố kị. 

Sau khi nghe xong cuộc họp này, em đã hiểu được rằng: "Tất cả những ý nghĩa và cuộc trò chuyện của các dấu câu cho thấy rằng chúng ta phải hiểu hết được ý nghĩa của các dấu câu, tránh dùng các dấu câu đặt sai chỗ đó là một điều cơ bản trong tiếng việt mà chúng tac cần nắm bắt được".

Bài  2:                                                Bài làm:


Trưa mùa hè, không êm nhẹ như mùa xuân , không rót mật lên thơ như mùa thu ,không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em vẫn yêu nó nhất vì những buổi trưa hè giúp em hiểu ra rằng phải biết quý trọng từng miếng cơm, hạt gạo vì vào những buổi trưa mùa hè oi bức thì các bác nông dân vẫn phải làm việc vất vả cực nhọc trên cánh đồng để có thể làm ra từng hạt gạo cho chúng ta ăn mỗi ngày, chúng ta không được lãng phí hạt gạo, dù chỉ là một hạt. Việc làm này cho thấy sự vất vả của người nông dân và cũng là một việc làm thể hiện sự biết ơn đối với những người đã làm ra những hạt gạo để chúng ta ăn mỗi ngày.

P/S: Mình không hề chép mạng hay nhìn sách giải nha

1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

9 tháng 6 2019

Trả lời

1)Từ bạc màu trong hai câu trên là từ ghép.

2)B.năm tháng đi qua...đi về .

Học tốt !

8 tháng 4 2018

1)Trong nhà hát,hai cô gái trẻ vừa xem kịch vừa cười nói chuyện huyên thuyên,chẳng biết rằng những người xung quanh rất khó chịu.Lát sau một khán giả buộc phải lên tiếng :

  -Này hai cô,tôi chẳng nghe được cái gì cả!

Một cô quay ngoắt lại:

 - Hay nhỉ ! Chuyện của chúng tôi,ai khiến ông nghe.

2)

a)-Hôm nay, trời có mưa.

-Trong lớp, cô giáo đang giảng bài

b)- Em rất thích ăn thị gà,thịt vịt,...

- Vườn nhà em ó cây cam,quýt,bưởi,...

8 tháng 4 2018

1)Điền dấu phẩy , dấu chấm , dấu hai chấm vào chỗ chấm sau cho phù hợp:

 Trong nhà hát, hai cô gái trẻ vừa xem kịch vừa cười nói chuyện huyên thuyên, chẳng biết rằng những người xung quanh rất khó chịu. Lát sau một khán giả buộc phải lên tiếng:

  -Này hai cô, tôi chẳng nghe được cái gì cả!

Một cô quay ngoắt lại:

 - Hay nhỉ ! Chuyện của chúng tôi, ai khiến ông nghe.

CÂY LÁ ĐỎ       Ở góc vườn nhà Loan có một cái cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương gọi nó là “cây lá đỏ” vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa đêm.       Đã mấy lần ông định chặt cây đó đi vì quả của nó không ăn được, nhưng chị Phương nhất định không muốn cho ông chặt.       Một lần, Loan láng máng nghe thấy ông bàn...
Đọc tiếp

CÂY LÁ ĐỎ

       Ở góc vườn nhà Loan có một cái cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương gọi nó là “cây lá đỏ” vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa đêm.

       Đã mấy lần ông định chặt cây đó đi vì quả của nó không ăn được, nhưng chị Phương nhất định không muốn cho ông chặt.

       Một lần, Loan láng máng nghe thấy ông bàn với bố mẹ là định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá, có lẽ phải chặt “cây lá đỏ” đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương. Chị viết : “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông và bố mẹ hộ chị là đừng chặt “cây lá đỏ” đi, em nhé. Cây đó tuy quả của nó không ăn được nhưng chị rất quý, em ạ. Em còn nhớ chị Duyên không ? Chị bạn thân nhất của chị ấy mà ! Sau khi học hết lớp mười, chị học Sư phạm, còn chị Duyên đi thanh niên xung phong. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi nơi chị làm việc có nhiều thứ cây đó lắm. Cứ trông thấy cây ấy là chị Duyên lại nhớ đến chị, đến những kỉ niệm của thời học sinh, đến những mùa lá đỏ của cây bàng, cây dã hương Hà Nội… Sau lần gặp ấy trở về thì chị Duyên hi sinh giữa lúc đang lấp hố bom cho xe qua, em ạ! Chắc bây giờ thì em hiểu vì sao chị yêu chị quý “cây lá đỏ ấy” rồi chứ?…”.

       Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy “cây lá đỏ” đẹp hơn bao  giờ hết, dường như màu đỏ của nó cũng tươi thắm hơn bao giờ hết.

  1. loan yêu cây lá đỏ . em yêu thích loài cây nào , hãy viết 5 - 7 câu về loài cây đó
  2.  ai hay mình tick 
5
1 tháng 5 2019

giúp mnhf đi

Em yêu lắm cây phượng trường em. Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.

​Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.- Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.

- Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành... Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ!

- Mẹ ơi!...- Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Dựa vào nội dung bài văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1: Lá Non thầm mong ước điều gì? ( Mức 1)

A. Hoá thành bông hoa bàng B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực

C. Hoá thành một chiếc lá đỏ D. Hoá thành một chiếc lá vàng

Câu 2: Câu văn : “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ...” là : ( Mức 1)

A. Câu đơn.

B. Câu ghép có hai vế câu.

C. Câu ghép có ba vế câu.

D. Là hai câu đơn.

Câu 3: Lá bàng chuyển sang màu vàng vào mùa nào trong năm? ( Mức 1)

A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. ” là: ( mức 2)

A. Cây bàng lặng lẽ

B. Cây bàng

C. Cây bàng lặng lẽ thu hết

D. Cây bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang

Câu 5 : Trong câu : “ Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.” Từ “ hối hả” thuộc từ loại nào? ( Mức 2 )

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D . Đại từ

Câu 6 : Thành ngữ , tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống Nhân ái của dân tộc ta.

( Mức 2 )

A. Máu chảy, ruột mềm

B. Lá lành đùm lá rách

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

D. Cày sâu cuốc bẫm

 

III. Hoàn thành các bài tập sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu của câu hỏi.

Câu 7: Nếu em là chiếc lá trong bài văn trên , em sẽ thầm thì điều gì với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước? Em hãy đóng vai chiếc lá viết lại lời thầm thì ấy bằng hai câu văn.

0
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

31 tháng 3 2018

Câu 1:

a) ?

b) .

c) !

d) Ôi ! Dòng sông! Dòng sông của quê hương đất nước

e) .

g) ?

h) !

CHÚC BN HỌC TỐT!