K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2018

một người không phải chủ sở hữu của tài sản cụ thể, trong một giới hạn nhất định có một số quyền năng đối với tài sản đó. Cụ thể người không phải chủ sở hữu có quyền hưởng dụng thu lợi lợi ích từ tài sản, quyền định đoạt tài sản của người khác trong giới hạn mà chủ sở hữu cho phép thông qua hợp đồng hoặc sự ủy quyền có hiệu lực pháp luật.

chúc bn học tốt.

18 tháng 11 2016

Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", 12.Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.

 

18 tháng 11 2016

17.Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc => hình thành các tổ chức độc quyền là những tơrớt, đứng đầu là những ông vua công nghiệp lớn ví dụ như: “vua dầu mỏ” Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...

 

 
21 tháng 8 2016

cài nì bn nên đăng lên Cộng đồng học tập miễn phí | Học trực tuyến nha

22 tháng 8 2016

hợp chất này gồm: C và H 

theo bài ra ta có: C/H = 80/20 =4; và (xC + yH)/ H =15

mà C =12; H =1 vậy công thức của hợp chất này là CH3

cx 100%

Trl:

Công = 0 vì 2 lực tác dụng vào viên bi là trọng lực và lực đẩy của mặt sàn có phương thẳng đứng(vuông góc với mặt sàn) .Phương chuyển động của hòn bi nằm ngang cùng phương với mặt bàn => phương của lực tác dụng vuông góc với phương chuyển động.

Hok_tốt

12 tháng 3 2016

''Gọi năng suất dự định của tổ là x (sản phẩm) ( x thuộc N*; x  20)
Ta có PT:
80/x+1-72/x=12/60
Giải PT tìm x, đối chiếu ĐK và KL''

Giải pt:

80/x+1-72/x=12/60 <=> 4800x/60x(x+1) - 4320(x+1)/60x(x+1)=12x(x+1)/60x(x+1)
<=>4800x-4320x-4320=12x^2+12x
<=>-12x^2+468x-4320=0
<=> x^2 -39x+360=0
Denta=b^2-4ac=(-39)^2-4.360.1=81 ==> Căn bậc hai của 81=9.
- Vì denta >0 ==> pt có hai nghiệm phân biệt
x1=-b+căn denta/2a=39+9/2.1=24( thoản mãn điều kiện)
x2=-b- căn denta/2a=39-9/2.1=15( không thỏa mãn) ( hoặc bạn ghi là loại cũng được)
-Vậy năng suất dự định của tổ là 24 sản phẩm/ngày

12 tháng 3 2016

delta là cái gì vậy bạn??

5 tháng 9 2018

Về ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”. Ta có thể hiểu như sau:

- Thắng lợi của cuộc cách mạng chính là thắng lợi của giai cấp tư sản.

- Từ trong thắng lợi đó, một chế độ xã hội mới ra đời - chế độ của giai cấp tư sản nắm chính quyền.

- Chế độ xã hội mới đó là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thay thế chế độ cũ: chế độ phong kiến.

5 tháng 9 2018

Thắng lợi của giai cấp tư sản và quý tộc mới trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp phong kiến, lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời lạc hậu đã xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa (hình thức quân chủ lập hiến), mở đường cho nền sản xuất mới: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến

19 tháng 6 2021

năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.

Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang,… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo1.

Từ những phân tích trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.

Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang,… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo1.

Từ những phân tích trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế