K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018

HOA thơm, hoa đẹp, hoa vẫn tàn

TÌNH sâu, tình nặng, tình vẫn tan

RƯỢU đắng, rượu cay, rượu vẫn hết

NGƯỜI hứa, người thề, người vẫn quên...

Nếu 1 mai EM bỏ theo thằng khác

ANH cũng buồn nhưng không khóc đâu em

Lòng ngậm ngùi tay cầm chai AXIT

Môi mỉm cười 2 lít đủ không EM ?

15 tháng 3 2018

Anh yêu em không hề gian dối.
Tình yêu chúng mình vô đối phải không em.
Em yêu anh thì anh yêu trở lại.
Có bao giờ ăn lãi của nhau đâu.
Đầu gấu nào chả có lúc xuống giá.
Đại tá nào chả có lúc về hưu.
Nước xuôi dòng ngàn năm chảy mãi.
Cuộc đời này chỉ yêu mãi mình em

đúng đề chưa bạn

13 tháng 2 2022

Tham Khảo

"Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,con lăn,lăn,lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ" .Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Mỗi nhà thơ có những khám phá riêng khi viết về đề tài tình mẹ. Với Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ.

Nhà thơ lựa chọn điểm nhìn từ cậu bé là một cách kể rất thú vị và đậm chất hồn nhiên của trẻ thơ. Trong câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa, cậu khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc.

Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế.

Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử. Tình yêu thương chân thành trong tâm hồn ngây thơ, bé dại của em luôn gắn liền hình bóng của mẹ dù ngoài kia là những cám dỗ, đam mê hấp dẫn đến nhường nào. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

13 tháng 2 2022

Thanks anh nhiều

Còn gì tuyệt vời hơn

Mỗi sớm mai thức dậy

Trong lòng ta luôn thấy

Người nào đấy nhớ thương

Sẽ là một thiên đường

Khi người thương chờ đợi

Cho lòng vui phơi phới

Khi vừa mới bình minh

Mình sẽ dệt chữ tình

Sáng lung linh êm dịu

Từng ngày đôi tay níu

Ta không thiếu được nhau

Thu về lá thay màu

Góc chiều nào vàng rụng

Bên anh em làm nũng

Anh ơi!..Chúng mình yêu!

17 tháng 3 2019

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày náng cháy

Chân mẹ đã khô càn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhán

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ ?

Sao nhiều quá nếp nhan ?

Một đời mẹ trở tran

Lo những ngày con ốm

Mẹ tram bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cát bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng nam qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy nam xa nhà 

Nhớ mẹ ! Lòng đâu đớn !

Con cứ hẹn xuân về 

Sẽ tham lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê.

22 tháng 2 2018

banj ơi đây không gọi là chế mà gọi là làm thơ

chế thơ thì bạn phải có bài mẫu rồi sửa tù cua nó chứ

22 tháng 2 2018

tại sao là chế

2 tháng 5 2018

Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.

Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.

Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề: "Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo?.

Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:

Đường quê vắng vẻ

Lúa trỗ đòng đòng

Ca lô chú bé

 Nhấp nhô trên đồng....

Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!.

Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

 Lúa thơm mùi sữa

 Hồn bay giữa đồng.

Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.

Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.


 

12 tháng 2 2019

Chỉ mấy thanh niên F.A lâu năm đã từng bị như thế!

Hay và hay!!

12 tháng 2 2019

ko bị FA nha bn ngồi hok nghĩ chế thui

29 tháng 11 2023

Chọn C

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

C. Diễn tả tâm trạng của người cha

18 tháng 4 2023

Cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở cuối câu ca dao đã nhấn mạnh được gì Ý gì\(\)

27 tháng 4 2018

     Trăm hoa đẹp nhất hoa hồng

Ở đời đẹp nhất mối tình thuỷ chung

     Bông hồng thơm nhất mùi hương

Ở đời đẹp nhất tình thương bạn bè

NẾU HAY THÌ TK MIK NHA

27 tháng 4 2018

Từ khi bạn có mặt nơi đâyKhông gian như bừng thêm ánh sángVà cảm giác thân thươngLan tỏa đến mọi ngườiVì bạn ơi bạn đãCho đời một khuôn mặt tươi cười.

16 tháng 10 2021

Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.3.Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.Nội dung phản ánh của văn nghệ.Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc,khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày,con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.3.Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.Nội dung phản ánh của văn nghệ.Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc,khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày,con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

HT