K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018

gợi ý 1 cái thôi : DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông,...)

- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+) So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt,còn có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

+) Nhân hóa : là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,.....bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật, .....trở nên gần gũi vs con người, biểu thị đc những suy nghĩ,tình cảm của con người.

+) Ẩn dụ : là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

27 tháng 5 2018

1/ SO SÁNH:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất” 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người  cha,  bác,  anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

2/ NHÂN HÓA:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này…”

                                                                      [ca dao]

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^^

24 tháng 11 2019

Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5 ). Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5), số từ, phụ từ, tình thái từ,...(không học ở tiểu học).

24 tháng 11 2019

Các từ loại đã học : danh từ , động từ , tính từ , quan hệ từ

Câu 1: Địa:Đỉnh núi cao nhất thế giới thuộc châu lục nào ?Câu 2: Tiếng Việt:Trong bài" Chuỗi ngọc lam" (Tiếng Việt lớp 5 - tập I) cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?Câu 3: Sử: Cuộc phản công ở kinh thành Huế đã gắn liền với tên tuổi vị vua nào?Câu 4: Toán:Rút gọn phân số 65 35 được kết quả là:Câu 5: Tiếng Việt:Trong câu: “Dòng suối róc rách như pha lê, hát lên những bản nhạc...
Đọc tiếp

Câu 1: Địa:Đỉnh núi cao nhất thế giới thuộc châu lục nào ?

Câu 2: Tiếng Việt:Trong bài" Chuỗi ngọc lam" (Tiếng Việt lớp 5 - tập I) cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?

Câu 3: Sử: Cuộc phản công ở kinh thành Huế đã gắn liền với tên tuổi vị vua nào?

Câu 4: Toán:Rút gọn phân số 65 35 được kết quả là:

Câu 5: Tiếng Việt:Trong câu: “Dòng suối róc rách như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Câu 6: Khoa:Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?

Câu 7: Địa: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Khí hậu của nước ta là khí hậu ...., gió mùa.​

Câu 8: Tiếng Việt: Xác định từ loại của từ được gạch chân trong câu văn sau: “ Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc.”

Câu 9: Toán:Cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ?

Câu 10: Kĩ năng:Loài chim nào được chọn làm biểu tượng của hòa bình?

 

 

 

 

1
11 tháng 12 2018

mk chỉ bt mấy câu này thôi

Câu 1:là  Everest thuộc Châu Á

Câu4:\(\frac{13}{7}\)

Câu 7:nhiệt đới

Câu 8:ko có từ gạch chân

Câu 10:bồ câu

24 tháng 7 2018

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

2 tháng 5 2018

AI TRA LOI NHANH THI MIK SE K CHO NGUOI DO

15 tháng 5 2018

Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)

Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. 
 Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên

21 tháng 11 2021

QHT là Nhưng nha bạn

Chúc bạn hok tốt

                        Hai mẹ conLần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1 cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ Mẹ kể lại nói tôi không biết chữ Phương thương Mẹ quá nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên sáng nào Vương cũng đưa mẹ đến lớp Bữa đó đi ngang qua Quảng Nổ gắng sửa đồng Hai mẹ con nhìn thấy cụ Lạc Mất bên đường mẹ nó tôi nhập cuộc sống một mình rồi...
Đọc tiếp

                        Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1 cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ Mẹ kể lại nói tôi không biết chữ Phương thương Mẹ quá nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên sáng nào Vương cũng đưa mẹ đến lớp Bữa đó đi ngang qua Quảng Nổ gắng sửa đồng Hai mẹ con nhìn thấy cụ Lạc Mất bên đường mẹ nó tôi nhập cuộc sống một mình rồi Bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên chở vào bệnh viện không mấy lần Phương đến lớp trẻ cô giáo lấy làm lạ hỏi máy Phương không dám nói trong đầu nó không nhỉ lỗi tại mẹ nó bị Nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần Bởi vi phạm nội quy nó thấy rằng mẹ về nhà Phương không ăn cơm Nó buồn và hơi ngúng nguẩy Mẹ dỗ dành dỗ dành Vương vừa khóc vừa kể lại truyện Mẹ nói không sao đâu con để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo hôm sau mẹ vẫn Vương đến lớp cho cô giáo tới mẹ nói điều gì với cô cô cười và gật đầu tiết chào cờ đầu tuần ở đến phương tiện phút mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình em Trần Anh Phương em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn hoãn lại việc tốt của em Phương đóng được tuyên dương tiếng vỗ tay làm phương bình tĩnh mọi con mắt đổ dồn về phía nó nó cúi gằm mặt xuống cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ vậy mà nó đã dặn mẹ.

 dòng nào dưới đây nếu đúng và đủ cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1 cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ mẹ phải là nói tôi không biết chữ Phương thương Mẹ quá nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên a và b từ thay thế từ ngữ B lập từ ngữ dùng từ ngữ nối C thay thế từ ngữ dùng từ ngữ nối d lập từ ngữ thay thế từ ngữ dùng từ ngữ nối.

1
1 tháng 5 2018

co vai loi sai chinh ta